Cúng ông Công ông Táo năm 2024: Chọn ngày giờ đẹp, sắm lễ và văn khấn để cả năm may mắn

Vào dịp cuối năm, các gia đình Việt lại tất bật sửa soạn lễ cúng để đưa tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời. Vậy tết ông Công ông Táo 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Cần phải chuẩn bị lễ cúng như thế nào?
Mê mẩn với mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chỉ làm trong 2 tiếng của bà mẹ 8X "Thủ phủ" cá chép cúng Tết ông Công ông Táo đỏ rực từ ao tới chợ, giá giảm bất ngờ Thị trường cá chép trầm lắng trước ngày ông Công ông Táo
Cúng ông Công ông Táo năm 2024: Chọn ngày giờ đẹp, sắm lễ và văn khấn để cả năm may mắn

Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo

Táo Quân (ông Công ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Cụ thể, tích xưa kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.

Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Trọng Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn. Chẳng may, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Thị Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Ngày đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2024

Theo Lịch Vạn Niên, tháng Chạp năm Quý Mão có 3 ngày đẹp, được cho là “cát khánh”, mang tới phước lành, may mắn khi tiến hành cúng Táo quân. Cụ thể về ngày giờ đẹp cúng ông Công ông Táo 2024 như sau:

Ngày 20 tháng Chạp (30/1/2024 dương lịch)

Ngày này rơi vào thứ Ba, ngày Quý Tỵ, thuộc ngày Đại an Hoàng đạo.

Ý nghĩa: Đây được đánh giá là ngày rất cát lành cho nghi thức thờ cúng tâm linh, nhất là cúng Táo quân 2024, hứa hẹn mang lại sự bình an, yên ổn, thịnh vượng, thành công kéo dài, may mắn bền vững. Dù là cầu công danh hay cầu tài lộc đều thông thuận. Mất đồ cũng dễ dàng tìm lại. Người thân ở xa ở gần đều khỏe mạnh, yên vui. Sức khỏe gia chủ thêm tráng kiện, giảm thiểu ốm đau.

Ngày 21 tháng Chạp (31/1/2024 dương lịch)

Ngày này rơi vào thứ Tư, ngày Giáp Ngọ, thuộc ngày Lưu niên.

Ý nghĩa: Xét về yếu tố lịch học, ngày Lưu Niên sẽ gây sự trì hoãn về mặt thời gian, hành sự có sự chậm trễ nhất định. Có điều, dù việc làm hơi chậm nhưng lại có sự chắc chắn, cũng có thể đạt được kết quả như mong muốn nếu thực sự thành tâm. Tiến hành cúng ông Táo vào ngày này cũng khá phù hợp, dễ được sự bình an về tâm hồn.

Ngày 23 tháng Chạp (2/2/2024 dương lịch)

Ngày này rơi vào thứ Sáu, ngày Bính Thân, thuộc ngày Xích khẩu Hoàng đạo.

Ý nghĩa: Thông thường ngày này dễ có chuyện cãi vã, thị phi, nên tránh tiến hành những việc quan trọng như cưới hỏi, động thổ... nhưng nếu là việc tâm linh thì không sao. Bởi một khi phát nguyện tâm sám hối, tấm lòng thành khẩn thì không những được các vị Thần Bếp ban phước chở che mà tinh thần gia chủ cũng thêm phần nhẹ nhõm, an tịnh.

Giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm Quý Mão

Tương ứng với 3 ngày đẹp cúng ông Công ông Táo 2024 phía trên là những khung giờ Hoàng đạo mà các gia chủ có thể lựa chọn sao cho phù hợp. Cụ thể như sau:

Khung giờ tốt cúng ông Táo ngày 20 tháng Chạp

Giờ Thìn (7h-9h): Tư Mệnh – Tiến hành công việc làm ăn phát triển như diều gặp gió, dù khó khăn đến mấy vẫn vượt qua. Tiền của vật chất đem lại đong đầy và rủng rỉnh đầy túi. Cuộc sống sung túc, bình an và hạnh phúc viên mãn.

Giờ Ngọ (11h-13h): Thanh Long – Tiến hành mọi việc đều thuận lợi, nhân duyên cát lành, gia đạo hòa thuận, vui vẻ.

Giờ Mùi (13h-15h): Minh Đường – Tiến hành mọi việc suôn sẻ hơn, được quý nhân tương trợ, mọi thứ diễn ra thuận lợi như ý muốn.

Khung giờ lành cúng Táo quân ngày 21 tháng Chạp

Giờ Mão (5h-7h): Ngọc Đường – Tiến hành việc gì cũng được quý nhân tương trợ và giúp đỡ, thành công đến bất ngờ ngoài mong đợi, tốt nhất cho khởi sự mới.

Giờ Ngọ (11h-13h): Tư Mệnh – Tiến hành công việc làm ăn phát triển như diều gặp gió, dù khó khăn đến mấy vẫn vượt qua. Tiền của vật chất đem lại đong đầy và rủng rỉnh đầy túi. Cuộc sống sung túc, bình an và hạnh phúc viên mãn.

Giờ Thân (15h-17h): Thanh Long – Tiến hành mọi việc đều thuận lợi, nhân duyên cát lành, gia đạo hòa thuận, vui vẻ.

Giờ Dậu (17h-19h): Minh Đường – Tiến hành mọi việc suôn sẻ hơn, được quý nhân tương trợ, mọi thứ diễn ra thuận lợi như ý muốn.

Khung giờ đẹp cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Giờ Thìn (7h-9h): Kim Quỹ – Tiến hành mọi việc thuận lợi, rất tốt cho những nguyện cầu về việc sinh con.

Giờ Tị (9h-11h): Bảo Quang – Tốt nhất cho việc khai trương, làm ăn phát tài phát đạt, lợi nhuận mang về gấp bội phần.

Riêng với giờ Ngọ (11h-13h): Bạch Hổ

Dân gian tương truyền, giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các vị Thần Bếp quy tụ để chuẩn bị lên trời. Đây được coi là khung giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời hơn cả (tốt hơn hết là trước 12h trưa).

Tuy nhiên, trong ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão, giờ Ngọ là giờ Hắc đạo Bạch Hổ. Do vậy, tùy quan niệm mỗi gia đình mà chọn ra khung giờ phù hợp, thuận tiện nhất. Không nhất thiết phải cúng vào lúc giữa trưa (chính Ngọ), mà có thể cúng vào các khung giờ đẹp nêu trên (như giờ Thìn hoặc Tị) trong ngày này.

Lễ vật cúng Táo quân năm Quý Mão

Lễ vật cúng ông Công ông Táo truyền thống, chung nhất thường gồm:

Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.

Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý "cá chép hóa rồng" nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.

Ngoài ra, vào lễ ông công ông táo người ta thường chuẩn bị thêm tiền vàng, 1 chiếc áo, 1 đôi hia bằng giấy;... Những đồ "vàng mã" (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo quân.

Lưu ý quan trọng khi đốt mã ông Công ông Táo: Đôi khi các chủ tiệm hàng mã sẽ bán kèm luôn trong bộ ông Công ông Táo một bộ trang phục của Quan Hành khiển, mà mọi người vẫn thường gọi là bộ mã thần linh.

Người ta tin rằng có 12 vị hành khiển sẽ luân phiên nhau xuống trần gian hằng năm để trông coi mọi việc. Đúng vào thời điểm Giao thừa thì các quan hành khiển sẽ đi thị sát trần gian, làm lễ bàn giao công việc năm cũ sang năm mới. Và bộ mã thần linh này sẽ sử dụng để cúng trong đêm Giao thừa.

Chính vì nhiều người không biết, khi mua đồ mã ngày ông Công ông Táo mua luôn cả bộ ông Táo và bộ thần linh mà khi hóa vàng ngày 23 tháng Chạp lại hóa luôn cả bộ thần linh là không đúng.

Lễ cúng Táo quân có cần mấy con cá chép?

Cúng ông Công ông Táo năm 2024: Chọn ngày giờ đẹp, sắm lễ và văn khấn để cả năm may mắn

Mấy con cá chép là đủ?

Trong ngày lễ tiễn Táo quân chầu trời, cá chép là đồ lễ không thể thiếu. Đây là loài cá duy nhất có khả năng vượt Vũ Môn để hóa Rồng nên được chọn là phương tiện đưa các Táo về trời. Vậy cá chép cúng Táo quân cần mấy con? Có người cho rằng nên cúng nhiều cá chép hoặc ít nhất cũng phải là 3 con (tương ứng 3 vị thần), cũng có người lại nói chỉ cần 1 con hay 1 cặp cá chép là đủ.

Theo quan niệm dân gian, nếu gia chủ gia cảnh tốt thì nhiều cá chép là tốt, còn không thì 3 con cá chép làm lễ cúng là đủ. Tuy nhiên, việc cúng nhiều cá chép quá mức thì chỉ mang ý nghĩa phóng sinh mà thôi, còn số cá lễ cúng thực sự cần chỉ là 3, không phải là 1 chục, 1 cặp hay 1 con.

Cúng cá chép thật hay cá chép giấy?

Tùy từng điều kiện mà các gia đình có thể dùng cá chép thật hay giấy để cúng lễ táo quân. Các hộ gia đình ở chung cư hay các khu đô thị có quy định nghiêm ngặt về an toàn cháy nổ, hạn chế đốt đồ vàng mã thì có thể dùng cá chép thật để làm lễ cúng.

Với những gia đình sống ở thành thị hoặc ở những nơi không có ao hồ gần nhà thì việc đi thả cá chép thật là chuyện khá khó khăn. Đã có nhiều trường hợp đi xa nhà thả cá mà gặp phải tai nạn giao thông do đi vào trời tối muộn, tầm nhìn kém.

Cũng có trường hợp tuy gần ao hồ sông suối nhưng không có bậc thang, thềm đi xuống để thả cả mà thả cá từ trên cao khiến cá bị choáng, sốc hay ném cả túi nilon đựng cá xuống sông suối thì cũng không tốt chút nào. Lại có người vì đi xuống bờ sông thả cá mà trượt chân sảy ngã….

Chính vì tránh những chuyện không may xảy ra lúc cuối năm Tết đến Xuân về, nhiều gia đình lựa chọn dùng cá chép giấy để cúng Táo quân. Sau khi thực hiện xong lễ cúng, thay vì đi thả cá thì có thể mang cá chép giấy đi hóa cùng với đồ vàng mã, mũ áo Táo quân.

Cúng Táo quân ở đâu: Trên bếp hay ban thờ gia tiên?

Tùy theo quan niệm hay phong tục tập quán của từng địa phương mà việc chọn nơi cúng Táo quân có nhiều khác biệt. Theo văn hóa dân gian, đặt bàn thờ ông Táo thường là trong bếp. Nếu nhà nào có bàn thờ ông Táo như vậy thì đặt mâm cỗ cúng các Táo tại đây.

Trường hợp không có bàn thờ ông Táo riêng thì có thể đặt chung với ban thờ gia tiên, chứ không nên để ở mâm cỗ ở bếp hay ngoài ban công, vì sẽ không có tác dụng.

Hướng đặt ban thờ ông Táo cũng không quá quan trọng, theo phong thủy thì "nhất vị nhị hướng", quan trọng nhất là vị trí bếp phải ở chỗ tốt, ban thờ ông Táo (nếu có) khi đó cũng đặt ở chỗ tốt. Chỉ cần chú ý, tránh dựa lưng vào nhà vệ sinh, hay quay bàn thờ ra nhà vệ sinh.

Tuy nhiên, việc làm lễ cúng Táo quân ở đâu thực sự không quá quan trọng. Lễ cúng này có thể thực hiện tùy theo lệ thường của từng gia đình hay phong tục của từng địa phương. Việc cúng bái thần linh quan trọng ở lòng thành, chỉ cần gia chủ thành tâm thờ cúng là thần linh sẽ phù hộ độ trì.

Kiêng kỵ khi cúng Táo quân năm 2024

Cúng ông Công ông Táo năm 2024: Chọn ngày giờ đẹp, sắm lễ và văn khấn để cả năm may mắn

Dưới đây là những điều kiêng kỵ trong ngày cúng ông Công ông Táo chớ phạm phải kẻo mất linh: Kiêng kỵ làm lễ cúng các táo sau ngày 23 tháng Chạp; Kiêng kỵ dâng cúng Táo quân những món ăn kiêng kỵ như thịt chó, thịt vịt, thịt chim…; Kiêng kỵ cầu xin tài lộc khi cúng ông Táo; Kiêng kỵ ném cá chép từ trên cao, ném cả túi nylon....

Lưu ý khi thả cá phóng sinh ngày ông Công ông Táo: Phóng sinh bằng cái tâm chứ đừng theo phong trào, không chạy theo số đông. Tuyệt đối không nên mê tín, hay vụ lợi, đầu cơ công đức. Nên tránh những hành động như thả cá từ trên cao, thả cả túi nylon, cầm cả xô đổ xuống, xem giờ lành để đi thả cá…

Khi nào Táo quân quay trở lại dương gian?

Ngày nào ông Công ông Táo quay trở lại dương gian? Đó là sau khi làm lễ cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp về chầu trời bằng cá chép, thì ngày 30 tháng Chạp, Táo quân sẽ quay lại trần gian. Vì vậy, vào đêm giao thừa, nhiều gia đình thường tổ chức mâm cơm thịnh soạn để đón giao thừa, vừa đón ông Công ông Táo về với gia đình mong các vị thần phù hộ độ chì cho gia đình một năm mới sung túc, an lành, hạnh phúc.

Có cần cúng ông Công ông Táo ở cửa hàng, cơ sở kinh doanh?

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu về phong thủy và văn hóa dân gian, trong đó có ông Nguyễn Mạnh Linh cho hay, việc cúng Táo quân thường chỉ làm tại gia đình hay cửa hàng, cơ sở kinh doanh liên quan đến ăn uống. Theo đó, các cửa hàng kinh doanh không có bếp, không liên quan đến nấu nướng thì không cần cúng Táo quân, chỉ cần làm lễ ở nhà là được.

Nhưng cần lưu ý, giống như cúng ông Táo tại gia, nghi lễ cúng ông Táo ở cửa hàng quan trọng nhất là sự thành tâm, không yêu cầu mâm cao cỗ đầy quá cầu kỳ. Vì vậy, tùy vào văn hóa vùng miền cũng như điều kiện kinh tế gia chủ mà có thể lựa chọn thực hiện nghi lễ này ở cơ sở kinh doanh hay không.

Sắm lễ, mâm cỗ và văn khấn ông Táo ở cửa hàng kinh doanh: Tương tự như khi tiến hành lễ cúng ông Táo tại gia, hầu như không có điểm khác biệt. Tuy nhiên, có một vài điểm cần lưu ý:

Nếu cơ quan có ban thờ thì nên bày lễ trên bàn thờ để cúng. Nếu không có ban thờ thì sửa soạn lễ vật trên mâm hoặc khay sạch và đặt lên bàn trang trọng trong phòng. Sau khi cúng, chờ hương cháy gần hết thì hóa vàng tại nơi được quy định. Nếu không có nơi hóa vàng thì nên hóa tại vị trí đất trống sạch sẽ hoặc trên sân thượng. Tránh hóa vàng trong phòng làm việc kẻo xảy ra nguy cơ hỏa hoạn.

Không cúng Táo quân có sao không?

Từ xa xưa, tục thờ cúng Táo quân (Thần Bếp) được trân quý và lưu truyền qua các thế hệ. Người ta tin rằng “Đất có Thổ Công, sông có Hà bá”, nên việc thờ phụng, cúng bái để được thần linh phù hộ là điều nên làm. Tuy nhiên, đó chỉ là tín ngưỡng dân gian, không hề có cơ sở khoa học nào cả.

Theo đó, tùy vào quan điểm, sự lựa chọn của mỗi người, có thể tiếp tục duy trì tập tục này hoặc không làm theo. Khi tiến hành lễ cúng Táo quân, nếu tâm thành kính, nếu bạn tin rằng điều đó sẽ mang lại may mắn an lành cho bản thân và gia đình. Còn nếu chính bản thân bạn cũng nửa tin nửa ngờ, chỉ làm vì tất cả mọi người đều làm chứ thực lòng không hề tin tưởng thì có lẽ bạn nên xem xét lại.

Trên thực tế, không ít người không làm nghi lễ thờ cúng cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được cái hồn của tập tục qua việc giữ cho bếp núc gọn gàng, cả gia đình quây quần bên nhau trong những bữa cơm hạnh phúc.

Ngoài ra, họ thường làm việc thiện với cái tâm trong sáng, trao đi những gì mình có thể, tránh làm điều xấu, điều ác. Như vậy dù không thờ cúng nhưng cũng không có thần linh nào trách phạt. Cuộc sống của những người này vẫn êm ả yên bình, đôi khi còn suôn sẻ, thuận lợi nữa.

Tựu chung lại, quan niệm thờ cúng tâm linh là của mỗi người, không gượng ép. Nhưng cuộc sống này có tốt đẹp hay không đều do nỗ lực của chính bản thân mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Muốn cuộc sống nhẹ nhàng hơn hãy làm những gì bản thân mình thấy không cần thiết thì đừng gượng ép. Việc cúng hay không cúng ông Táo đều không có vấn đề gì. Tùy theo tư tưởng và suy nghĩ của mỗi người về việc có thờ cúng ông mà có cách lựa chọn khác nhau. Khi đã chọn thờ cúng thì cần có sự thành tâm nhất.

Văn khấn ông Công ông Táo 2024 chuẩn nhất

Bài cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp chuẩn theo Văn khấn cổ truyền:

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Ngoài bài văn khấn ông Táo phía trên, các bạn có thể lựa chọn một trong Những bài văn khấn Ông Công Ông Táo phổ biến nhất.

Hậu Táo quân, gia chủ nên làm gì để gặp may mắn?

Hậu Táo quân nên làm gì, trong 7 ngày ông Công ông Táo lên chầu trời, thông thường các gia chủ sẽ tiến hành những việc như sau: Bao sái, dọn dẹp bàn thờ; Tỉa chân nhang (thay bát hương cũ nếu cần thiết); Dâng lễ mời các Táo về an vị ngày cuối năm và cúng Tất niên; Dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa để đón nguồn năng lượng mới; Mở cửa để đón sinh khí vào nhà; Cùng quây quần bên bữa cơm tất niên đầm ấm....

(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán Thủ tướng yêu cầu bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán
Thủ phủ kiệu Quảng Ngãi được mùa nhưng vẫn kém vui Thủ phủ kiệu Quảng Ngãi được mùa nhưng vẫn kém vui
Thị trường giỏ quà Tết Nguyên đán 2024 chú trọng chất lượng, giá bình dân Thị trường giỏ quà Tết Nguyên đán 2024 chú trọng chất lượng, giá bình dân
Giá chuối giảm sâu, nông dân trồng chuối ở Đồng Nai “mất Tết” Giá chuối giảm sâu, nông dân trồng chuối ở Đồng Nai “mất Tết”
Những loại trái cây độc lạ, đẹp mắt cho mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên đán Những loại trái cây độc lạ, đẹp mắt cho mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên đán
̀̀5 lưu ý khi ăn bánh chưng trong ngày Tết để không ̀̀5 lưu ý khi ăn bánh chưng trong ngày Tết để không "rước họa vào thân"
Việt Nam lọt top 5 điểm đến hàng đầu châu Á dịp Tết Nguyên đán 2024 Việt Nam lọt top 5 điểm đến hàng đầu châu Á dịp Tết Nguyên đán 2024
Bạch đào có gì đặc biệt mà đắt gấp 5 lần đào thường vẫn được Bạch đào có gì đặc biệt mà đắt gấp 5 lần đào thường vẫn được "săn đón" dịp Tết
Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông phục vụ Nhân dân đón Tết Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông phục vụ Nhân dân đón Tết
Thanh Tâm

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vì sao có quan niệm "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng"?

Vì sao có quan niệm "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng"?

Dân gian vẫn truyền tụng câu nói “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, ngày rằm tháng giêng (15 tháng giêng âm lịch) vì sao lại quan trọng trong tâm thức người Việt như vậy, chuẩn bị mâm cúng thế nào?
Hàng vạn người dân dự lễ khai hội chùa Tam Chúc Xuân Giáp Thìn năm 2024

Hàng vạn người dân dự lễ khai hội chùa Tam Chúc Xuân Giáp Thìn năm 2024

Ngày 21/02/2024 (tức ngày 12 tháng Giêng), Ban Quản lý chùa Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) tổ chức Khai hội Chùa Tam Chúc Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Làng nghề xôi Phú Thượng nằm ở phía Tây của Hà Nội. Nơi đây đã nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống với rất nhiều chủng loại phong phú.
Lễ rước kiệu Ngọc Lộ - mở đầu cho Lễ hội Khai ấn Đền Trần xuân Giáp Thìn 2024

Lễ rước kiệu Ngọc Lộ - mở đầu cho Lễ hội Khai ấn Đền Trần xuân Giáp Thìn 2024

Sáng 20/2 (ngày 11 tháng Giêng), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đặc biệt đền Trần - Chùa Tháp (Nam Định) diễn ra Lễ rước kiệu Ngọc Lộ. Đây là nghi lễ mở đầu cho Lễ hội Khai ấn đền Trần 2024.
Hàng vạn người dân, phật tử dự khai hội Xuân Yên Tử năm 2024

Hàng vạn người dân, phật tử dự khai hội Xuân Yên Tử năm 2024

Sáng 19/2 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Khu di tích danh thắng Yên Tử đã diễn ra lễ Khai hội Xuân Yên Tử năm 2024.
Phú Thọ: Lễ dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ Xuân Giáp Thìn 2024

Phú Thọ: Lễ dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ Xuân Giáp Thìn 2024

Ngày 16/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024) Lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ theo nghi thức truyền thống chính thức diễn ra tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ).
Chính thức khai hội Gióng đền Sóc năm 2024

Chính thức khai hội Gióng đền Sóc năm 2024

Sáng 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn).
Khai hội chùa Hương trong mưa xuân

Khai hội chùa Hương trong mưa xuân

Sáng 15/2 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội chùa Hương chính thức khai hội tại sân Thiên Trù - chùa Hương (huyện Mỹ Đức). Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn của Hà Nội kéo dài 3 tháng, thu hút hàng vạn khách tham gia mỗi ngày.
Tưng bừng khai hội 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng khai hội 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Sáng 14/2 (tức mùng 5 tết Giáp Thìn 2024) lễ kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tổ chức tại Hà Nội, tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng các tướng lĩnh, nghĩa quân Tây Sơn.
5 điều nên làm và 9 điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 Tết để may mắn, bình an cả năm

5 điều nên làm và 9 điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 Tết để may mắn, bình an cả năm

Theo quan niệm người xưa, có những phong tục nên làm, những điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán để có được niềm vui, sự may mắn cả năm.
Hái lộc đầu năm sao cho đúng để mang tài lộc, may mắn về nhà?

Hái lộc đầu năm sao cho đúng để mang tài lộc, may mắn về nhà?

Vào đêm 30 Tết, người Việt Nam chúng ta thường có thói quen hái lộc đầu năm với mong muốn có một năm mới an lành, may mắn. Đây là một phong tục ý nghĩa mang lại giá trị cao cho người Việt.
Mâm cỗ cúng tất niên, bài cúng tất niên Tết Giáp Thìn 2024

Mâm cỗ cúng tất niên, bài cúng tất niên Tết Giáp Thìn 2024

Cúng tất niên là nghi lễ quan trọng trước khi đón năm mới. Mâm lễ cúng tất niên chiều 30 Tết thường gồm mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét)... Văn cúng lễ tất niên chiều 30 Tết cũng được nêu rõ theo sách "Văn khấn cổ truyền Việt Nam".
Tết Nguyên đán - Di sản văn hóa đặc biệt

Tết Nguyên đán - Di sản văn hóa đặc biệt

Cành đào đã chớm nở, nồi bánh chưng đang tỏa hương thơm báo hiệu Tết đang rất gần. Nhân dịp Tết đến xuân về, phóng viên Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ về nguồn gốc Tết Nguyên đán và những giá trị văn hoá bất biến của ngày Tết đặc biệt này.
Xin chữ đầu năm: Nét đẹp văn hóa cần gìn giữ, phát huy

Xin chữ đầu năm: Nét đẹp văn hóa cần gìn giữ, phát huy

Với sự phát triển của xã hội, tục xin chữ đầu năm đã ít nhiều có sự thay đổi. Nhưng dù có đổi thay thì đây vẫn là một nét đẹp văn hóa của người Việt cần được gìn giữ và phát huy.
Độc đáo bánh chưng đen của người Tày ở Yên Bái

Độc đáo bánh chưng đen của người Tày ở Yên Bái

Bánh chưng đen là một món ăn truyền thống của người Việt Nam. Bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày Tết.
Trải nghiệm Tết Việt để hiểu về nét đẹp của ngày Tết cổ truyền

Trải nghiệm Tết Việt để hiểu về nét đẹp của ngày Tết cổ truyền

Ngày 2/2, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Hà Nội, diễn ra chương trình "trải nghiệm Tết Việt" với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị về Tết cho người dân, du khách quốc tế.
Ấn tượng với nghi lễ thả cá chép ở Hoàng Thành Thăng Long

Ấn tượng với nghi lễ thả cá chép ở Hoàng Thành Thăng Long

Sáng 2/2, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức thực hành nghi lễ "Tống cựu nghinh Tân" tại Khu di sản Hoàng Thành Thắng Long dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều điểm mới

Lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều điểm mới

Là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của Hà Nội, lễ hội Gióng đền Sóc tại huyện Sóc Sơn diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng hằng năm thu hút sự tham gia của nhiều du khách thập phương. Năm nay, lễ hội được tổ chức với nhiều điểm mới.
Độc đáo Lễ hội Bà Chúa Muối

Độc đáo Lễ hội Bà Chúa Muối

Thái Bình là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có lễ hội Bà Chúa Muối lâu đời với mong muốn về cuộc sống, sự sinh sôi nảy nở mang tính phồn thực điển hình của văn hóa dân gian Việt Nam.
Làng cổ Đường Lâm được vinh danh là Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN

Làng cổ Đường Lâm được vinh danh là Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN

Tại lễ trao Giải thưởng Du lịch ASEAN 2024, Việt Nam vinh dự có 25 địa phương, khách sạn, đơn vị được tôn vinh ở nhiều hạng mục giải thưởng. Trải nghiệm ẩm thực Đường Lâm được vinh danh ở hạng mục Giải thưởng sản phẩm du lịch bền vững.
Dẻo thơm hương bánh khảo Tràng Định

Dẻo thơm hương bánh khảo Tràng Định

Để làm ra một mẻ bánh ngon, đạt chất lượng thì quan trọng nhất nằm ở khâu chọn gạo và công đoạn làm nhân. Loại gạo được sử dụng để làm bánh là gạo nếp cái hoa vàng trồng ở cánh đồng Thất Khê.
Chương trình Happy Tết 2024 - Lan toả bản sắc văn hoá Tết truyền thống

Chương trình Happy Tết 2024 - Lan toả bản sắc văn hoá Tết truyền thống

Tối 24/1, tại Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) khai mạc Chương trình “Happy Tết 2024 - Lan toả bản sắc văn hoá Tết truyền thống”.
CEO Cỏ Mềm HomeLab: Sản phẩm phải “lành” và “thật”

CEO Cỏ Mềm HomeLab: Sản phẩm phải “lành” và “thật”

Triết lý kinh doanh của Cỏ Mềm là “lành” và “thật”, tức sản phẩm lành, chất lượng thật. Doanh nghiệp cũng công khai minh bạch trên website mọi thông tin về nguồn nguyên liệu sử dụng cho sản phẩm, đồng thời chân thật về công dụng để khách hàng yên tâm.
Đắk Nông: Xây dựng tuyến đường kiểu mẫu đầu tiên ở Bon Đắk Láp

Đắk Nông: Xây dựng tuyến đường kiểu mẫu đầu tiên ở Bon Đắk Láp

Bon Đắk Láp, xã Đắk Gằn (Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) vừa nhận bàn giao mô hình đường giao thông nông thôn sáng- xanh- sạch đẹp- an toàn có tổng mức đầu tư là hơn 1 tỷ đồng.
Văn Phú - Invest đón nhận Huân chương lao động hạng Ba

Văn Phú - Invest đón nhận Huân chương lao động hạng Ba

Trên hành trình 20 năm xây dựng và phát triển, Văn Phú - Invest luôn tâm huyết đóng góp tích cực cho xã hội ở cả hoạt động kinh doanh và thực hiện trách nhiệm cộng đồng. Tiếp nối truyền thống đó, cùng sự quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, Công ty đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có Huân chương lao động hạng Ba do Nhà nước trao tặng.
Mãn nhãn màn trình diễn thời trang tơ lụa bên công trình kiến trúc độc đáo tại Đà Lạt

Mãn nhãn màn trình diễn thời trang tơ lụa bên công trình kiến trúc độc đáo tại Đà Lạt

Chiều 16/12, UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) phối hợp cùng Công ty Vietnam Silk House tổ chức trình diễn thời trang tơ lụa với chủ đề “Đà Lạt tình yêu của tôi”. Đây là chương trình nghệ thuật chào mừng Đà Lạt 130 năm hình thành và phát triển (1893 - 2023).
Ban tổ chức khẳng định gạo ST25 đoạt giải nhất cuộc thi “Gạo ngon nhất thế giới”

Ban tổ chức khẳng định gạo ST25 đoạt giải nhất cuộc thi “Gạo ngon nhất thế giới”

The Rice Trader, đơn vị tổ chức cuộc thi “Gạo gon nhất thế giới”, khẳng định gạo ST25 thuộc doanh nghiệp ông Hồ Quang Trí đạt giải nhất.
Gạo Việt Nam dồn dập đón tin vui

Gạo Việt Nam dồn dập đón tin vui

Không chỉ thu về 4,41 tỷ USD chỉ trong 11 tháng nhờ xuất khẩu, gạo Việt Nam còn đạt giải Gạo ngon nhất thế giới năm 2023 và mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký quyết định phê duyệt Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động