Chùm ruột trồng phổ biến tại các quốc gia vùng nhiệt đới châu Á |
Chùm ruột là loại cây mọc hoang và cũng thường được trồng tại Lào và nhiều nơi thuộc vùng nhiệt đới châu Á như Indonesia, Philippines, Malaysia, Ấn Độ và đảo Mangat.
Ở nước ta, loài cây này phổ biến ở miền Nam, thường được trồng làm cảnh hay trồng để ăn quả, làm mứt. Nhưng ít người biết rằng chùm ruột còn là vị thuốc trong Đông y thường được sử dụng để điều trị một số bệnh rất hiệu quả.
Theo nghiên cứu cho thấy trong vỏ rễ cây chùm ruột có chứa saponin, tanin, acide galic, một số hợp chất triterpen như là phyllanthol, B-Amyrin và chứa nhiều acid phenol. Quả chùm ruột có chứa 89 – 91% nước; 5,89 – 7,20% gluxit; 0,73 – 0,90% protit; 0,61 – 0,76% liptit. Độ chua chua của quả chùm ruột do có chứa acid axetic chừng 1,7%. Nước ép quả chùm ruột được dùng để giải nhiệt vì chứa đến 40mg vitamin C, nhiều chất xơ...
Trong Y Học Cổ Truyền, quả chùm ruột có vị chua ngọt, tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt, bổ gan, bổ máu. Bên cạnh đó, loại quả này cũng hỗ trợ cải thiện chức năng gan, điều trị bệnh xơ gan rất hiệu quả. Lá chùm ruột có vị chua nhẹ, có tính sát khuẩn cao, có khả năng tiêu đờm, tiêu độc. Rễ cây chùm ruột có tính nóng. Hạt và rễ chùm ruột có tác dụng tẩy.
Quả chùm ruột thường được làm mứt |
Ngoài ra, trong chùm ruột có chứa nhiều các hợp chất chống oxy hóa có tác dụng giảm đau và kháng viêm. Theo kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy dịch chiết xuất từ lá cây chùm ruột hỗ trợ điều trị tăng huyết áp. chiết xuất từ lá chùm ruột còn có khả năng bảo vệ gan trước độc tính của Paracetamol do sử dụng quá liều.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng chùm ruột với nhiều cách khác nhau, như là: Lá cây chùm ruột có thể dùng tươi dưới dạng dã nát bôi đắp ngoài da, hoặc nấu lấy nước để tắm, điều trị lở ngứa, mề đay...Vỏ thân cây chùm ruột thường được phơi khô, tán bột và kết hợp với nhiều nguyên liệu khác. Trái chùm ruột thường được ép lấy nước, dùng ở dạng nguyên trái, ngâm mứt đường hoặc làm mứt.
Cần đặc biệt lưu ý một số điều khi sử dụng chùm ruột, vỏ và rễ cây chùm ruột chứa nhiều độc tố nên tuyệt đối không được uống hoặc tiếp xúc bằng đường miệng. Nếu uống nước sắc hoặc rượu ngâm từ vỏ rễ cây chùm ruột sẽ có triệu chứng ngộ độc. Nhẹ thì nhức đầu, nặng thì có thể bị đau bụng dữ dội thậm chí gây tử vong. Người mắc bệnh gout và sỏi thận không được ăn trái chùm ruột vì nó rất giàu acid oxalic.
Một số bài thuốc từ chùm ruột
Bài thuốc chữa đau nhức (đau lưng, chân, háng): Sử dụng lá cây chùm ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu, đắp vào chỗ đau.
Bài thuốc chữa lở ngứa, mề đay, ghẻ loét, vết thương ngoài da: Sử dụng bỏ thân cây chùm ruột phơi khô, tán bột, chưng với dầu dừa, dùng để bôi. Sử dụng bôi ngoài da đều đặn mỗi ngày cho đến khi hết tình trạng mề đay, ghẻ loét lở ngứa.
Chùm ruột có nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh |
Cách ngâm rượu vỏ thân cây chùm ruột: Lấy vỏ thân cây chùm ruột phơi khô, tán thành bột mịn, sau đó đem ngâm với rượu trắng nồng độ cao theo tỷ lệ 200g bột ngâm với 1 lít rượu, để trong 10 ngày là có thể sử dụng được. Đối với trường hợp đau răng, đau họng thì ngậm trong khoảng 5 – 10 phút sau đó nhổ ra, súc miệng bằng nước lọc. Đối với vết thương, lở loét ngoài da có thể dùng rượu này để bôi.
Có thể thấy trái chùm ruột có rất nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh lý. Tuy nhiên để sử dụng đúng cách, an toàn dược liệu này sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Công dụng ít ai biết từ cây rau má |
Một số cây thuốc dân gian có tác dụng hỗ trợ chữa nhiệt miệng |
Cây lá đắng là cây gì mà có tác dụng điều trị nhiều bệnh |