Cây Sa nhân hay còn gọi với cái tên khác là xuân sa, dương xuân sa, mé tré bà, Co nẻnh (Thái), Mác nẻnh (Tày), Sa ngần (Dao), La vê (Ba Na). Tên thuốc là Fructus amoni, tên khoa học là Amomum vilosum lour; Amomum longiligulare T.L. Wu; A. xanthioides wall, thuộc Họ Gừng – tên danh pháp khoa học là Zingiberaceae.
Sa nhân thường mọc hoa ở các vùng núi thuộc tỉnh Hà Tây cũ và các vùng thuộc Thanh Hóa,… .
Bộ phận dùng làm dược liệu là Quả chín đã bóc vỏ và phơi hay sấy khô của cây (Fructus Amomi) và Tinh dầu Sa nhân (Oleum Amomi).
Theo đông y, Sa nhân có vị cay, mùi thơm, tính ấm đi vào 2 kinh Tỳ và Vị. Có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Thường dùng chữa ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, tiêu chảy, nôn mửa, an thai,… . Chủ trị Tỳ vị ứ trệ, thấp trớ, tỳ hàn tiết tả, thai động bất an, ác trớ ( nôn do thai nghén).
Tinh dầu sa nhân có tác dụng diệt lỵ amip.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây sa nhân
Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:
Chữa ăn không tiêu, bụng đầy trướng do đau dạ dày: Sử dụng 6 gram sa nhân, 12 gram sơn tra, 300 gram gạo tẻ, 150 gram cháy cơm, 3 gram kê nội kim, 12 gram thần khúc, 12 gram hạt sen. Tất cả các vị thuốc đem sao thơm, tán mịn. Mỗi lần dùng 12 gram hòa tan với nước và thêm đường uống. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần.
Hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày mạn tính: Chuẩn bị 6 gram sa nhân với 1 cái dạ dày lợn đã được vệ sinh sạch sẽ và thái chỉ. Đem hai nguyên liệu này nấu thành món canh. Cứ 10 ngày là một liệu trình, bệnh nhân sử dụng cho đến khi bệnh thuyên giảm thì ngưng.
Sa nhân cải thiện vết viêm loét dạ dày hiệu quả: Chuyên gia Minh Thùy cho biết: “Tinh dầu trong sa nhân giúp giảm đau dạ dày, kích thích tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài sa nhân có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn. Đối với người bệnh mãn tính, nên lựa chọn sử dụng phương pháp điều trị khác”.
Điều trị thai nghén hay nôn
Cách 1: Dùng 30 gram gạo tẻ nấu cháo rồi trộn 3 gram sa nhân đã sao qua và nghiền mịn. Sau đó tiếp tục đun nhỏ lửa thêm một lúc. Nên ăn nóng vào buổi sáng sớm hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Cách 2: Cần chuẩn bị 3 gram sa nhân và 1 con cá diếc cùng với hành, gia vị và gừng tươi. Cá diếc đem đánh vảy, bỏ ruột và phần mang rồi rửa sạch. Sau đó cho sa nhân vào bụng và nấu nhừ rồi thêm gia vị. Nên ăn nóng. Bài thuốc này thường dùng ở phụ nữ mang thai có triệu chứng nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, tay chân rã rời hoặc phù nhẹ hai chân.
Trị tiêu chảy với các biểu hiện như tay chân lạnh, bụng sôi, phân sống, kém ăn, chướng đau bụng
Sử dụng sa nhân, can khương, vỏ quýt, nhục quế, vỏ rụt, mỗi vị 8 gram kết hợp chung với tục đoạn, phá cố, củ mài sao và bổ chính sâm, mỗi vị 12 gram. Tất cả các vị thuốc này đem tán bột và trộn chung. Mỗi ngày lấy 20 gram hòa tan với nước và uống.
Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng mãn tính: Sử dụng 1 gram sa nhân đã tán bột, 1 gram mộc hướng tán bột và 30 gram bột sắn dây cho vào tô. Sau đó thêm một lượng nước vừa đủ, khuấy đều và thêm đường cát, nấu cháo ăn. Mỗi ngày ăn 2 lần.
Giảm đau răng do sâu răng: Sa nhân đem tán bột và chấm lên chỗ răng đau. Hoặc cũng có thể dùng sa nhân ngâm để trị đau răng.
Một vài lưu ý khi sử dụng sa nhân
Để sử dụng sa nhân an toàn, bạn cần nắm rõ một vài lưu ý sau đây :Trước khi áp dụng các bài thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe sau khi sử dụng thuốc nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.