Chuyên gia khuyến cáo sự nhầm lẫn bệnh sởi và cúm có thể khiến bệnh trở nặng Nhiều người nhầm cảm cúm và cúm mùa khiến bệnh trở nặng Những loại thực phẩm nên tránh khi bị cảm cúm |
![]() |
Bác sĩ nói dùng củ hành tây "hút" virus cúm không có chứng cứ khoa học. |
Trả lời trên Báo VietnamNet, Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược TPHCM khẳng định, phương pháp trên không chính xác, không có chứng cứ khoa học.
Bác sĩ Dũng cho biết, trước đó, đã có nhiều người chia sẻ về cách làm này nhưng tài liệu y khoa đều không ghi nhận. Vì vậy, việc trồng củ hành tây trong nhà để hút cúm hoàn toàn không có tác dụng đối với con người.
“Ngay cả việc xông bồ kết, xông tinh dầu trong nhà để xua đuổi virus cúm cũng không có tác dụng”, vị chuyên gia này nói.
Theo Phó giáo sư Dũng, dịch cúm về cơ bản không đáng lo sợ. Hiện nay, số ca mắc cúm của Mỹ hay Anh tăng là ngẫu nhiên vì đang mùa đông. Các quốc gia ở Đông Nam Á đều không tăng nhiều. Đến thời điểm này, Nhật Bản có tỷ lệ mắc cao nhất, riêng tuần cuối năm 2024 đã ghi nhận hơn 300.000 ca mắc cúm nhưng bối cảnh dịch tễ cũng khác các quốc gia Đông Nam Á.
Khi dịch cúm xảy ra, điều đáng lo ngại nhất đó là xuất hiện biến chủng mới nhưng qua theo dõi, các nhà khoa học chưa thấy dấu hiệu bất thường.
Tỷ lệ biến chứng nặng, tử vong do cúm rất thấp ở người khỏe, trẻ nên nhóm này bị cúm chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, đủ dinh dưỡng sẽ khỏi, không cần uống thuốc kháng virus vì có thể gây đề kháng thuốc, tác dụng phụ và tạo khan hiếm thuốc trên thị trường. Thực tế, thuốc kháng virus chỉ có lợi những người có nguy cơ và biểu hiện nhiễm cúm nặng.
Người có bệnh nền, người cao tuổi khi mắc cúm dễ gặp nguy hiểm hơn. Nhóm đối tượng này được khuyến cáo có triệu chứng hô hấp cần đi viện ngay. Nếu sử dụng thuốc kháng virus, bệnh nhân giảm 80% nguy cơ tử vong.
Người bệnh cúm không tự dùng kháng sinh, đặc biệt là Corticoid vì có nhiều bằng chứng cho thấy tác hại khó lường.
Bác sĩ Dũng khuyến cáo, người dân nên rửa tay thường xuyên, không tiếp xúc với người bị bệnh hô hấp. Những người ho, sổ mũi nên nghỉ làm, học, không ra ngoài.
Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống cúm mùa
![]() |
Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh. |
Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C, bệnh có thể lây lan qua hắt hơi, ho khạc và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm vi rút sau đó làm lây nhiễm qua đường mũi họng. Bệnh lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, theo ước tính của WHO, hàng năm có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó có 3 triệu đến 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 đến 500 nghìn người tử vong. Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận khoảng 1,5 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm và nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B gây nên. Bệnh ghi nhận quanh năm và nhiều hơn vào mùa đông xuân.
Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.
Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
![]() |
![]() |
![]() |