Chuyên gia khuyến cáo sự nhầm lẫn bệnh sởi và cúm có thể khiến bệnh trở nặng

Bệnh sởi và bệnh cúm đều là các bệnh truyền nhiễm phổ biến, thường hay nhầm lẫn với nhau do một số triệu chứng mắc bệnh tương tự nên không ít người dân chủ quan trong phòng bệnh khiến bệnh có thể diễn biến nặng hơn.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh sởi, ho gà Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi Trẻ mắc bệnh sởi nhập viện tiếp tục tăng, chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”

Nguyên nhân nào khiến số lượng bệnh nhân mắc bệnh cúm gia tăng?

Chuyên gia khuyến cáo sự nhầm lẫn bệnh sởi và cúm có thể khiến bệnh trở nặng hơn
Sự thay đổi về miễn dịch của quần thể cũng như của cá thể, có thể khiến chúng ta dễ mắc cúm theo thời gian, cũng như nguy cơ mắc cúm có khả năng tiến triển nặng.

Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trong những tháng đầu năm 2025 ghi nhận số ca mắc cúm mùa tăng nhanh. Trung bình mỗi tuần, phòng khám khoa Bệnh Nhiệt đới và can thiệp giảm hại của Bệnh viện này tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân mắc cúm A (được khẳng định bằng xét nghiệm) tới khám. Số lượng bệnh nhân mắc cúm trong tháng 1/2025 cao gấp 6 lần so với tháng 12/2024.

TS.BS Vũ Quốc Đạt, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới và can thiệp giảm hại (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết, sự thay đổi về virus cúm thông thường là rất ít vì không có sự biến đổi nhiều về độc lực cũng như khả năng gây bệnh của virus. Tuy nhiên, sự thay đổi về miễn dịch của quần thể cũng như của cá thể, có thể khiến chúng ta dễ mắc cúm theo thời gian, cũng như nguy cơ mắc cúm có khả năng tiến triển nặng.

Do cúm là một bệnh lưu hành quanh năm và hầu như ai trong đời cũng từng mắc bệnh cúm. Tuy nhiên, ở những thời điểm khác nhau trong cuộc đời, nguy cơ mắc cúm cũng thay đổi. Đặc biệt là khả năng cúm tiến triển nặng ở những trường hợp như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, đặc biệt là mang thai trong vòng 3 tháng cuối, những trường hợp mắc các bệnh lý nền bao gồm các bệnh lý về tim phổi mãn tính, bệnh lý tiểu đường, các bệnh lý về gan mãn tính cũng như các bệnh lý về ung thư và những bệnh nhân điều trị hóa chất hoặc ức chế miễn dịch…

Chính sự thay đổi về cơ thể của chúng ta cũng khiến chúng ta dễ mắc bệnh cúm hơn, nhưng đôi khi bản thân lại quên rằng, chính cơ thể chúng ta đã thay đổi và nghĩ cúm "vô hại" đối với mình. Thực tế, trong những năm gần đây, virus cúm không thay đổi nhiều về độc lực.

Chúng ta vẫn đang chứng kiến sự lưu hành của chủng virus cúm H1N1 – đây cũng là chủng virus đã gây đại dịch vào năm 2009. Tuy nhiên, sự gia tăng số ca nặng, số trường hợp cần phải nhập viện trong thời gian gần đây, đã chứng tỏ rằng, trong cộng đồng sự lây lan của virus cúm đang diễn biến mạnh.

"Tôi nghĩ điều này có khả năng liên quan tới việc chúng ta di chuyển nhiều cũng như thay đổi điều kiện sinh hoạt trong giai đoạn Tết vừa qua. Mọi người từ khắp nơi trên đất nước cùng quay trở về nhà, cùng tụ họp, cùng sống trong một môi trường kín, nên có khả năng lây lan cúm giữa các thành viên trong gia đình. Sau dịp Tết, khi quay trở lại công việc, mọi người di tản tới các địa điểm khác nhau tại nhiều địa phương và dịch cúm có "cơ hội" lây truyền ở môi trường làm việc và gia tăng số ca mắc trong cộng đồng", bác sĩ Vũ Quốc Đạt chia sẻ.

Làm sao để phân biệt bệnh sởi và bệnh cúm?

Chuyên gia khuyến cáo sự nhầm lẫn bệnh sởi và cúm có thể khiến bệnh trở nặng hơn
Triệu chứng ban đầu của sởi và cúm có nhiều điểm tương đồng.

Sởi và cúm là hai bệnh có số lượng mắc bệnh tăng cao do virus dễ dàng phát tán trong môi trường đông người, đặc biệt là tại các khu vực lễ hội, nơi thờ tự, bến xe, sân bay hay trường học,... Mặt khác, đây cũng là hai loại bệnh khiến nhiều người dễ bị nhầm lẫn.

Việc nhầm lẫn này có thể dẫn đến những hậu quả tai hại, bởi vì sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em chưa được tiêm phòng đầy đủ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, việc nhầm lẫn này không chỉ làm chậm trễ trong việc điều trị đúng cách mà còn gây khó khăn trong việc phòng ngừa và kiểm soát dịch. Khi không xác định đúng bệnh, việc cách ly và phòng tránh lây lan có thể không hiệu quả, dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch sởi trong cộng đồng. Vì vậy, việc phân biệt chính xác giữa bệnh sởi và cúm là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng cũng như giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm bệnh.

Triệu chứng ban đầu giống nhau

Theo ThS.BS Nguyễn Đình Qui – Phó Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, sởi và cúm thông thường có một số triệu chứng ban đầu khá giống nhau. Cả hai bệnh đều khởi phát với triệu chứng sốt cao, ho, chảy nước mũi, mệt mỏi và đau họng. Đặc biệt, những dấu hiệu này thường xuất hiện trong những ngày đầu và có thể khiến người bệnh nghĩ rằng mình mắc cúm.

Mặt khác, trong giai đoạn đầu của bệnh sởi, các nốt ban đỏ không phải lúc nào cũng nổi ngay lập tức, khiến bệnh sởi không được chú ý hoặc dễ bị bỏ qua. Thêm vào đó, cả hai bệnh đều có thể kèm theo đau cơ và cảm giác ớn lạnh nên người dân dễ dàng tự chẩn đoán mình mắc cúm thông thường mà không nhận ra đó có thể là dấu hiệu của bệnh sởi, nhất là khi không có kiến thức rõ ràng về các đặc điểm khác biệt giữa hai bệnh.

Điểm khác biệt giữa bệnh sởi và cúm

Mặc dù có những dấu hiệu tương đồng nhưng bệnh sởi có những đặc điểm riêng biệt giúp phân biệt với cúm thông thường. Theo ThS.BS Nguyễn Đình Qui, một trong những khác biệt lớn nhất của sởi so với cúm mùa đó là phát ban.

Những nốt ban đỏ xuất hiện sau khi sốt kéo dài từ 3-4 ngày, lúc đầu ban nổi ở sau tai (vùng gáy), sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và lan ra toàn thân. Ban đỏ của bệnh sởi có thể là một trong những yếu tố giúp phân biệt với các bệnh khác, trong khi cúm thông thường không có đặc điểm này.

Bên cạnh đó, trong khi cúm thông thường thường xuất hiện nhanh chóng với các triệu chứng sốt, ho, đau họng trong vòng vài ngày và có thể khỏi sau một tuần thì bệnh sởi có thể bắt đầu với những triệu chứng tương tự nhưng diễn tiến kéo dài hơn, trẻ sẽ sốt kéo dài cho đến khi nào ban đỏ sạm đi mới có thể hạ sốt, đồng thời có thể kèm theo các biến chứng nghiêm trọng.

“Mặc dù phát ban còn có thể liên quan đến các ban siêu vi khác nhưng ở thời điểm hiện tại, nếu trẻ sốt và có sự xuất hiện của phát ban thì phụ huynh nên nghĩ đến bệnh sởi đầu tiên. Một khi nghĩ đến sởi thì bố mẹ mới có động thái cách li con trẻ để hạn chế lây lan trong cộng đồng”, ThS.BS Nguyễn Đình Qui cho biết.

Thêm vào đó, bệnh sởi thường đi kèm với viêm kết mạc, khiến mắt người bệnh đỏ và sưng lên, đôi khi có dịch nhầy. Cuối cùng, sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn so với cúm thông thường, đặc biệt là đối với những trẻ chưa được tiêm chủng hoặc những người có hệ miễn dịch yếu.

Các biến chứng này bao gồm: viêm phổi, viêm tai giữa và thậm chí là viêm não, điều mà cúm hiếm khi gây ra. Do đó, việc nhận diện đúng bệnh sởi sớm sẽ giúp ngăn ngừa các nguy cơ nghiêm trọng và giúp điều trị hiệu quả hơn.

Cách phòng bệnh sởi và cúm cũng khác nhau

Chuyên gia khuyến cáo sự nhầm lẫn bệnh sởi và cúm có thể khiến bệnh trở nặng hơn
Sau Tết, số ca trẻ em nhiễm sởi vẫn còn nhiều, diễn biến phức tạp.

Phòng bệnh sởi

Sởi là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Polinosa Morbillarum gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm mạnh mẽ, có thể lây lan rất nhanh trong cộng đồng, đặc biệt là ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Để phòng ngừa bệnh sởi, tiêm phòng là biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất. Vacxin sởi (hoặc vacxin MMR – vacxin phòng sởi, quai bị, rubella) được khuyến cáo tiêm cho trẻ em ngay từ khi 9 tháng tuổi và nhắc lại khi trẻ lên 18 tháng tuổi.

Bên cạnh việc tiêm vacxin, việc duy trì vệ sinh cá nhân cũng rất quan trọng. Người mắc bệnh sởi cần cách ly để tránh lây lan cho người khác. Môi trường sống cần được thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với những người có triệu chứng bệnh.

Phòng bệnh cúm

Cúm là bệnh do virus Influenza gây ra, thường lây qua đường hô hấp từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua việc ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm virus. Cách phòng ngừa cúm chủ yếu là tiêm vacxin phòng cúm hàng năm. Vacxin cúm không hoàn toàn ngăn ngừa được bệnh nhưng giúp giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và nguy cơ biến chứng.

Bên cạnh việc tiêm vacxin, việc duy trì vệ sinh tay và đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh cũng rất quan trọng. Ngoài ra, tránh tụ tập đông người trong mùa cúm và tăng cường sức đề kháng bằng chế độ ăn uống khoa học cũng là những biện pháp hữu ích để phòng ngừa bệnh cúm.

Sự giống nhau trong cách phòng ngừa sởi và cúm

Mặc dù cả sởi và cúm đều là những bệnh lý lây nhiễm qua đường hô hấp, nhưng các biện pháp phòng ngừa lại có sự khác biệt đáng kể. Vacxin là biện pháp phòng ngừa quan trọng đối với cả hai bệnh, nhưng vacxin phòng sởi thường được tiêm cho trẻ em từ nhỏ, có hiệu quả lâu dài, trong khi vacxin cúm cần tiêm lại hàng năm do virus cúm có khả năng thay đổi và biến thể qua từng mùa.

Bên cạnh đó, cúm có thể gây ra các triệu chứng và biến chứng nhẹ hơn sởi nếu được điều trị kịp thời, trong khi sởi lại có thể gây biến chứng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, việc nhận biết bệnh chính xác hay phòng ngừa bệnh sởi bằng cách tiêm vacxin từ sớm là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho cả cộng đồng.

Trà nụ vối - thức uống thanh nhiệt, bài thuốc quý từ thiên nhiên Trà nụ vối - thức uống thanh nhiệt, bài thuốc quý từ thiên nhiên
Nên tiêm phòng cúm cho trẻ khi nào? Nên tiêm phòng cúm cho trẻ khi nào?
Giá tiêm vắc xin ngừa cúm cho người lớn bao nhiêu tiền? Giá tiêm vắc xin ngừa cúm cho người lớn bao nhiêu tiền?
Lễ vật trên mâm cúng Thần Tài không chỉ đem lại may mắn, còn tốt cho sức khỏe Lễ vật trên mâm cúng Thần Tài không chỉ đem lại may mắn, còn tốt cho sức khỏe
Bị cảm cúm nên ăn gì để nhanh khỏi? Bị cảm cúm nên ăn gì để nhanh khỏi?
Cách phòng ngừa bệnh cúm mùa hiệu quả Cách phòng ngừa bệnh cúm mùa hiệu quả
Bình An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Lễ vật trên mâm cúng Thần Tài không chỉ đem lại may mắn, còn tốt cho sức khỏe

Lễ vật trên mâm cúng Thần Tài không chỉ đem lại may mắn, còn tốt cho sức khỏe

Trong ngày vía Thần Tài, người Nam Bộ dùng cá lóc đặt trên mâm cúng không chỉ mang giá trị văn hóa, tâm linh hy vọng nhận về nhiều may mắn, tài lộc, sung túc cả năm mà còn mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe.
Bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh là gì mà khiến một diễn viên Hoa ngữ qua đời?

Bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh là gì mà khiến một diễn viên Hoa ngữ qua đời?

Đầu năm Ất Tỵ 2025, làng giải trí Hoa ngữ liên tiếp đón tin buồn khi chứng kiến sự ra đi đột ngột của minh tinh Từ Hy Viên. Mới đây nhất là nam diễn viên trẻ Lương Hựu Thành qua đời ở tuổi 27 vì bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
Trà nụ vối - thức uống thanh nhiệt, bài thuốc quý từ thiên nhiên

Trà nụ vối - thức uống thanh nhiệt, bài thuốc quý từ thiên nhiên

Trà nụ vối là một thức uống dân gian quen thuộc, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của trà nụ vối.
Những lợi ích bất ngờ của trái cây sấy khô

Những lợi ích bất ngờ của trái cây sấy khô

Trái cây sấy khô là món ăn vặt ngon miệng và là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời với nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa.
Đổ xô tìm đường giảm cân sau Tết: Dục tốc… hại thân!

Đổ xô tìm đường giảm cân sau Tết: Dục tốc… hại thân!

Sau Tết, nhiều người vội vàng giảm cân, thanh lọc cơ thể bằng phương pháp thiếu khoa học, nhưng điều này có thể gây hại sức khỏe, thậm chí phản tác dụng.
43 trẻ sốt phát ban và 3 trẻ tử vong, Sở Y tế Quảng Nam chỉ đạo "nóng"

43 trẻ sốt phát ban và 3 trẻ tử vong, Sở Y tế Quảng Nam chỉ đạo "nóng"

Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã nhận được báo cáo nhanh của Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My liên quan đến diễn biến hàng loạt trẻ em bị sốt phát ban. Trong đó, có 3 cháu tử vong, trong đó 1 cháu tử vong chưa rõ nguyên nhân.
Vì sao số ca đột quỵ ở người trẻ tăng đột biến dịp Tết?

Vì sao số ca đột quỵ ở người trẻ tăng đột biến dịp Tết?

Số bệnh nhân nhập viện tại Trung tâm Đột quỵ trong dịp Tết và những ngày đầu năm mới tăng 30-40% so với bình thường, với tình trạng lâm sàng nghiêm trọng và nhiều loại rối loạn khác nhau.
Không khí lạnh rất mạnh sắp "đổ bộ" miền Bắc, chuyên gia mách cách giữ ấm cơ thể

Không khí lạnh rất mạnh sắp "đổ bộ" miền Bắc, chuyên gia mách cách giữ ấm cơ thể

Cơ quan khí tượng cho biết, đợt rét đậm, rét hại diện rộng ở Bắc bộ và các tỉnh Bắc Trung bộ có khả năng kéo dài từ 7/2 đến khoảng ngày 10/2.
Trà bạc hà: Thức uống thơm ngon, bổ dưỡng cho mọi nhà

Trà bạc hà: Thức uống thơm ngon, bổ dưỡng cho mọi nhà

Trà bạc hà là một đồ uống thơm ngon, bổ dưỡng. Không chỉ có hương vị the mát, sảng khoái, trà bạc hà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân hạn chế ra đường từ 21h đến 6h sáng

Bộ Y tế khuyến cáo người dân hạn chế ra đường từ 21h đến 6h sáng

Bộ Y tế vừa có Công văn số 557/BYT-MT gửi Sở Y tế một số tỉnh, thành phố đang chịu ảnh hưởng của rét đậm, rét hại về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khoẻ người dân.
Tư thế yoga đơn giản cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Tư thế yoga đơn giản cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Yoga không chỉ cải thiện sự dẻo dai và sức khỏe tổng thể, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số tư thế yoga có thể giúp bạn duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
WHO khuyến nghị thay muối thường dùng bằng muối ít natri

WHO khuyến nghị thay muối thường dùng bằng muối ít natri

Theo trang ScienceAlert ngày 3/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính khoảng 1,9 triệu ca tử vong trên toàn cầu có thể có liên quan đến việc ăn quá nhiều muối.
Nhảy dây - bài tập "vàng" cho sức khỏe toàn diện

Nhảy dây - bài tập "vàng" cho sức khỏe toàn diện

Nhảy dây là một bài tập đơn giản nhưng có thể rèn luyện nhiều nhóm cơ, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
Cắt nhỏ bánh chưng để bảo quản, chuyên gia lưu ý gì?

Cắt nhỏ bánh chưng để bảo quản, chuyên gia lưu ý gì?

Trào lưu trữ bánh trong màng bọc thực phẩm, cấp đông hay biến tấu thành các món mới như bánh rán, bánh áp chảo đang thu hút sự quan tâm, tạo nên xu hướng sáng tạo với món ăn truyền thống. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra một số lưu ý để ảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
Bún ốc giải ngán ngày Tết, ăn sao để không ảnh hưởng đến sức khỏe?

Bún ốc giải ngán ngày Tết, ăn sao để không ảnh hưởng đến sức khỏe?

Nhiều người cho rằng bún ốc với màu đỏ tươi đặc trưng của cà chua, khi ăn sẽ mang lại nhiều may mắn. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của chuyên gia dinh dưỡng , món ăn này mang lại nhiều giá trị cho cơ thể nhưng không nên lạm dụng sẽ không tốt cho sức khỏe.
Giá heo hơi tạo đỉnh mới 72.000 đồng/kg, thị trường thời gian tới sẽ ra sao?

Giá heo hơi tạo đỉnh mới 72.000 đồng/kg, thị trường thời gian tới sẽ ra sao?

Giá heo hơi hôm nay 5/2 đang trên đà tăng nhanh, đặc biệt tại khu vực miền Nam. Khảo sát trong sáng nay cho thấy giá heo hơi trên cả nước hiện dao động từ 67.000 - 72.000 đồng/kg.
Cần lưu ý gì khi ăn bòn bon?

Cần lưu ý gì khi ăn bòn bon?

Bòn bon là một loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích. Dưới đây là những đặc điểm, giá trị dinh dưỡng và lợi ích mà quả bòn bon mang lại.
Sơ cứu người bệnh đột quỵ tại nhà

Sơ cứu người bệnh đột quỵ tại nhà

Cấp cứu và sơ cứu kịp thời có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu di chứng và cứu sống người bệnh đột quỵ. Dưới đây là các bước sơ cứu đột quỵ tại nhà.
5 món salad "giải ngấy" sau Tết

5 món salad "giải ngấy" sau Tết

Sau mỗi dịp Tết, những loại thực phẩm dư thừa đạm, dầu mỡ khiến nhiều người có cảm giác đầy bụng, dễ tích mỡ thừa, béo phì. Do đó, các chị em nội trợ có thể tìm hiểu một số món ăn dễ chế biến, thanh đạm giúp tiêu mỡ, “giải ngấy”.
Thực phẩm trị ho tại nhà

Thực phẩm trị ho tại nhà

Ho là triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đòi hỏi phải được điều trị kịp thời. Nếu bạn không muốn dùng thuốc thì có thể sử dụng thực phẩm tự nhiên để chữa ho tại nhà một cách an toàn và hiệu quả.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm

Thông tin nữ minh tinh Đài Loan Từ Hy Viên qua đời tại Nhật Bản do biến chứng viêm phổi từ bệnh cúm đã dấy lên lo ngại về sự nguy hiểm của căn bệnh này.
Ăn gì sau Tết để giảm cân?

Ăn gì sau Tết để giảm cân?

Sau những ngày Tết với chế độ ăn uống giàu calo và ít vận động, việc chọn lựa thực phẩm phù hợp là yếu tố quyết định trong quá trình giảm cân. Vậy ăn gì sau Tết để giảm cân hiệu quả?
Khám, cấp cứu gần 550.000 lượt người bệnh trong 9 ngày nghỉ Tết

Khám, cấp cứu gần 550.000 lượt người bệnh trong 9 ngày nghỉ Tết

Trong 9 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1-2/2), các bệnh viện đã thực hiện khám, cấp cứu cho 549.997 lượt người bệnh; có 194.985 người bệnh nhập viện, điều trị nội trú; thực hiện 18.929 ca phẫu thuật.
Món canh không chỉ mang may mắn trong ngày Tết mà còn tốt cho sức khoẻ

Món canh không chỉ mang may mắn trong ngày Tết mà còn tốt cho sức khoẻ

Canh khổ qua hay canh khổ qua nhồi thịt là món ăn truyền thống thường xuất hiện trong mâm cỗ Tết của nhiều gia đình Việt Nam không chỉ mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong dịp đầu năm mới mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ăn nhiều bánh chưng rán có gây hại?

Ăn nhiều bánh chưng rán có gây hại?

Không chỉ ăn bánh chưng luộc, vào dịp Tết nhiều gia đình vì muốn đổi bữa còn đem bánh chưng đi chiên, rán qua dầu ăn.
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán cúm mùa

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán cúm mùa

Minh tinh Từ Hy Viên (Đài Loan) vừa qua đời ở tuổi 48 vì bệnh cúm và viêm phổi, đáng chú ý, căn bệnh cúm mùa, viêm phổi khiến Từ Hy Viên tử vong là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam.
Giải độc cơ thể sau Tết, lấy lại cân bằng sau những bữa ăn 'thả ga'

Giải độc cơ thể sau Tết, lấy lại cân bằng sau những bữa ăn 'thả ga'

Sau những ngày Tết với tinh thần ăn uống thả ga, cơ thể thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải và đầy hơi. Việc giải độc cơ thể nhằm mục đích tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp gan loại bỏ độc tố hiệu quả hơn. Dưới đây là những thực phẩm giúp giải độc cơ thể.
Bệnh cúm mùa ở Nhật Bản khiến Từ Hy Viên qua đời nguy hiểm thế nào?

Bệnh cúm mùa ở Nhật Bản khiến Từ Hy Viên qua đời nguy hiểm thế nào?

Thông tin Từ Hy Viên (Đại S) qua đời ở tuổi 48 vì mắc cúm mùa ở Nhật Bản và viêm phổi gây chấn động showbiz châu Á. Bệnh cúm ở Nhật Bản là gì và căn bệnh này có nguy hiểm không đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ công chúng?
Các loại trà tốt cho sức khỏe

Các loại trà tốt cho sức khỏe

Trà là một thức uống phổ biến của nhiều quốc gia châu Á. Nó không chỉ là đồ uống giải khát mà còn được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động