Bạc Liêu: Tăng cường đầu tư xây dựng mới các sản phẩm du lịch

Để phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, Bạc Liêu sẽ tăng cường đầu tư xây dựng mới các sản phẩm du lịch, nhất là đầu tư các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp để hình thành các tuyến du lịch mới hấp dẫn.
Hiệu quả và thách thức từ mô hình nuôi tôm kết hợp năng lượng tái tạo ở Bạc Liêu Bạc Liêu phát hiện doanh nghiệp tự ý điều chỉnh giá xăng dầu Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025: Tôn vinh nghề làm muối truyền thống

Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, văn hóa

Bạc Liêu: Tăng cường đầu tư xây dựng mới các sản phẩm du lịch
TP. Bạc Liêu sẽ tiếp tục đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, nhất là các di tích đã được xếp hạng để đưa vào các tuyến du lịch.

So với các địa phương khác trong tỉnh, TP. Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Với mục tiêu khai thác và phát huy các thế mạnh vốn có, Chương trình hành động về phát triển du lịch trên địa bàn TP. Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) xác định: “Đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, văn hóa, nghệ thuật, các lễ hội truyền thống, văn hóa ẩm thực trở thành các sản phẩm du lịch đặc thù”.

Để thực hiện tốt mục tiêu trên, TP. Bạc Liêu sẽ tiếp tục đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, nhất là các di tích đã được xếp hạng để đưa vào các tuyến du lịch. Đồng thời, khuyến khích duy tu, sửa chữa các đình, chùa, miếu để tạo thêm nhiều điểm tham quan cho khách du lịch.

Đặc biệt là phối hợp tốt với các nơi thờ tự tổ chức các lễ hội truyền thống và lễ hội văn hóa hằng năm như: Lễ hội Dạ cổ hoài lang, Lễ hội Quán âm Nam Hải, tết Nguyên tiêu, Lễ cầu an, tết Chôl-chnăm-thmây, Sen Đôn-ta... cùng các lễ hội tiêu biểu khác, nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với các hoạt động văn hóa, vui chơi - giải trí để quảng bá, thu hút khách du lịch.

Bên cạnh đó, TP. Bạc Liêu cũng sẽ củng cố, tăng cường đầu tư và thành lập mới các câu lạc bộ đờn ca tài tử tại các khu, điểm du lịch để phục vụ du khách. Đồng thời phát triển mạnh các loại hình nghệ thuật dân tộc như: Nói thơ Bạc Liêu, Dù kê, múa Rô-băm, Triều kịch... để phục vụ nhu cầu thưởng thức, trải nghiệm và hưởng thụ, khám phá văn hóa của khách du lịch.

Trong đó, khuyến khích các nghệ nhân đờn ca tài tử tiếp tục sáng tác và truyền dạy về loại hình văn hóa độc đáo và tạo nên những sức sống mới cho các loại hình nghệ thuật dân gian có nguy cơ mai một vào phát triển du lịch. Đặc biệt, TP. Bạc Liêu đã và đang tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tiềm năng về ẩm thực của thành phố về mức độ thu hút du khách, phân loại ẩm thực theo thị trường, thị hiếu khách du lịch; tập trung nghiên cứu chế biến và đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển thương hiệu ẩm thực từ con tôm Bạc Liêu.

Bên cạnh đó là đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu ẩm thực bằng nhiều hình thức như: Trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hội chợ, liên hoan du lịch; tham gia liên hoan ẩm thực các tỉnh... nhằm giới thiệu, quảng bá những món ăn đặc thù, nổi tiếng của mình đến với du khách trong và ngoài nước như: bún nước lèo, bún bò cay, bánh xèo A Mật, các loại thủy hải sản tươi sống...

Trong đó, khuyến khích, hỗ trợ các nhà hàng, khách sạn chuyên chế biến các món ăn truyền thống và chế biến các món ăn mới. Nâng cao chất lượng phục vụ của khu ẩm thực chợ đêm TP. Bạc Liêu và một số khu vực khác thuộc trung tâm thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, mua sắm và thưởng thức món ngon đặc sản của du khách.

Tăng cường đầu tư xây dựng mới sản phẩm du lịch

Bạc Liêu: Tăng cường đầu tư xây dựng mới các sản phẩm du lịch
TP. Bạc Liêu sẽ mời gọi đầu tư những khu vực có lợi thế về vườn cây ăn trái đi đôi với hướng dẫn, hỗ trợ, phát động nhân dân cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây ăn trái.

Đi đôi với phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch thì một nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nữa là tăng cường đầu tư xây dựng mới các sản phẩm du lịch, nhất là đầu tư các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp để hình thành các tuyến du lịch mới hấp dẫn.

Theo đó, TP. Bạc Liêu sẽ mời gọi đầu tư các dự án du lịch sinh thái như: Du lịch sinh thái gắn với tham quan điện gió; du lịch sinh thái Vườn chim Bạc Liêu; khu cầu dẫn và dịch vụ trên biển; xây dựng khu Giồng Nhãn trở thành khu du lịch cộng đồng trọng điểm của thành phố gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), với nhiều dịch vụ phong phú như: ăn uống, vui chơi - giải trí, tham quan trải nghiệm, nghỉ dưỡng tại nhà dân (homestay)...

Cùng với đó là mời gọi đầu tư những khu vực có lợi thế về vườn cây ăn trái đi đôi với hướng dẫn, hỗ trợ, phát động nhân dân cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây ăn trái, cải tạo mặt nước ao hồ thẩm mỹ để thả nuôi các loại thủy sản và động vật có giá trị để phát triển các khu du lịch vườn, du lịch đồng quê.

Bên cạnh công tác thu hút đầu tư, TP. Bạc Liêu sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đa dạng hóa, hoàn thiện và nâng cao chất lượng phục vụ trong hệ thống khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, chăm sóc sức khỏe...

Riêng hoạt động lữ hành, sẽ hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch và các khâu đón tiếp, dịch vụ khách, tăng cường khả năng hội nhập của dịch vụ du lịch thành phố với các tỉnh, khu vực. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đầu tư, nâng cấp các cơ sở dịch vụ du lịch theo hướng cao cấp, đạt chuẩn quốc gia và quốc tế.

Hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc chuyên nghiệp hóa công tác quản lý cơ sở dịch vụ du lịch như: chuẩn hóa các chức danh quản lý, tạo đội ngũ quản lý chuyên nghiệp và tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm cho quản lý các cơ sở, khuyến khích hình thức thuê quản lý có trình độ cao, tổ chức bình chọn người quản lý giỏi.

Gắn việc xếp loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ du lịch hoàn thiện nâng cao chất lượng, kể cả chất lượng phục vụ. Khuyến khích, nghiên cứu áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng cơ sở dịch vụ du lịch như: tổ chức hội thi lễ tân khách sạn, hội thi phục vụ bàn...

Ngoài ra, thành phố sẽ quan tâm phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành củng cố và đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên theo tiêu chuẩn quy định; nâng cao phong cách phục vụ du lịch cho các lái xe du lịch, thực hiện các giải pháp đảm bảo các phương tiện vận chuyển du lịch an toàn, có đủ điều kiện trang bị, đảm bảo lịch sự và làm hài lòng du khách; khuyến khích, vận động đầu tư phương tiện giao thông với công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường phục vụ khách du lịch.

Triển khai các nội dung, giải pháp kích cầu du lịch của tỉnh trên địa bàn thành phố phải phù hợp với thực tế và xu thế, có tính khả thi, tạo sự đồng thuận của các cấp, các ngành, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố. Tập trung nguồn lực của Nhà nước, của các doanh nghiệp để triển khai có hiệu quả các nội dung đề ra.

Sản phẩm du lịch, dịch vụ, tua kích cầu, khuyến mại phải đảm bảo chất lượng, có tính cạnh tranh cao, phát triển bền vững. Thông qua các chương trình kích cầu du lịch đảm bảo đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra và tạo điều kiện để mọi người đi tham quan du lịch tại TP. Bạc Liêu, nhất là từng bước phục hồi lượng khách du lịch do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và suy giảm kinh tế...

Chùa Mía - Nơi lưu giữ 287 pho tượng cổ quý giá nhất Việt Nam Chùa Mía - Nơi lưu giữ 287 pho tượng cổ quý giá nhất Việt Nam
An toàn mùa lễ hội - chuyện An toàn mùa lễ hội - chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi"
Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách du lịch năm 2025 Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách du lịch năm 2025
Cơ hội và thách thức cho du lịch Việt Nam Cơ hội và thách thức cho du lịch Việt Nam
Vì sao Đà Lạt cấm xe ngựa chở khách quanh hồ Xuân Hương? Vì sao Đà Lạt cấm xe ngựa chở khách quanh hồ Xuân Hương?
Ông Lê Hải Bình làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ông Lê Hải Bình làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Nam Định: Phát triển du lịch trở thành điểm đến hấp dẫn Nam Định: Phát triển du lịch trở thành điểm đến hấp dẫn
Thanh An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ninh Bình phát triển du lịch với định hướng xanh, văn hóa và bền vững

Ninh Bình phát triển du lịch với định hướng xanh, văn hóa và bền vững

Ninh Bình xác định phát triển du lịch theo hướng xanh, văn hóa và bền vững, lấy giá trị di sản làm trục xuyên suốt trong chiến lược phát triển du lịch dựa trên nền tảng giá trị văn hóa, con người và thiên thiên của địa phương.
Chiêm ngưỡng hoa ngô đồng khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế

Chiêm ngưỡng hoa ngô đồng khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế

Trong cái nắng đầu hạ, những cây ngô đồng đang độ trổ hoa đua nhau khoe sắc giữa chốn Kinh Thành Huế mang nét thanh cao, nhẹ nhàng không rực rỡ, nhưng hoa ngô đồng đủ sắc đẹp để quyến rũ tâm hồn các du khách đến với Kinh thành Huế.
Đến làng Nôm tìm về ký ức Việt xưa

Đến làng Nôm tìm về ký ức Việt xưa

Làng Nôm (Hưng Yên) là một trong những làng cổ Bắc Bộ đẹp nhất còn được bảo tồn nguyên vẹn. Điểm nhấn của làng là những công trình cổ kính, lễ hội truyền thống và cảnh sắc làng quê thơ mộng. Du khách có thể tìm về ký ức Việt xưa, tận hưởng sự yên ả sau những ngày sống bận rộn nơi phố thị.
Cá nướng sông Đà - một lần nếm thử là khó lòng quên

Cá nướng sông Đà - một lần nếm thử là khó lòng quên

Dòng sông Đà chảy qua Hòa Bình mang đến nguồn thủy sản phong phú, nhất là cá. Bởi thế nên người nơi đây có một món ngon nổi tiếng khác là cá nướng sông Đà.
Du khách ráo riết săn tour lễ 30/4: "Cơn sốt" du lịch mạnh mẽ

Du khách ráo riết săn tour lễ 30/4: "Cơn sốt" du lịch mạnh mẽ

Ngày hội Du lịch TP.HCM từ 3-6/4, vừa khép lại đã "châm ngòi" cho mùa du lịch hè, đặc biệt là dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và tour lễ 30/4. Du khách đổ xô "săn" tour ưu đãi, từ khám phá văn hóa lịch sử đến những chuyến đi nước ngoài xa xôi, mang về niềm vui "bội thu" cho các doanh nghiệp lữ hành.
Du lịch lập kỷ lục đón khách quốc tế: Cơ hội để bước vào vận hội mới

Du lịch lập kỷ lục đón khách quốc tế: Cơ hội để bước vào vận hội mới

Với chính sách visa thuận lợi và các chương trình xúc tiến hiệu quả, du lịch Việt Nam đang trải qua một mùa xuân rực rỡ, khi lượng khách quốc tế trong quý I/2025 đạt con số kỷ lục, mở ra triển vọng tươi sáng cho cả năm.
Du lịch cả nước dịp lễ giỗ Tổ nơi đông đúc, nơi ế khách

Du lịch cả nước dịp lễ giỗ Tổ nơi đông đúc, nơi ế khách

Trong 10 ngày diễn ra Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025, tỉnh Phú Thọ đã đón khoảng 5,5 triệu lượt khách. Ngoài ra, nhiều điểm du lịch trên cả nước như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận... cũng đón lượng khách đông đúc dịp lễ giỗ Tổ.
Ninh Bình bảo tồn không gian linh thiêng Lễ hội Hoa Lư

Ninh Bình bảo tồn không gian linh thiêng Lễ hội Hoa Lư

Không chỉ là một lễ hội cổ truyền, hướng về cội nguồn dựng nước và giữ nước của dân tộc, Lễ hội Hoa Lư còn là một Di sản Văn hóa phi vật thể của quốc gia. Lễ hội không ngừng được nâng tầm về quy mô, cách thức tổ chức với nhiều đổi mới, sáng tạo, nội dung phong phú, đa dạng, ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ ở cả tầm quốc gia, khu vực và trên thế giới.
Phú Thọ: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Phú Thọ: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Phú Thọ chú trọng các dòng sản phẩm đặc thù gồm du lịch văn hóa tâm linh, nghỉ dưỡng, cộng đồng, sinh thái, học đường. Nhiều tour tuyến du lịch đa dạng, từ tour trong ngày đến tour 5 ngày liên tỉnh đã được triển khai, kết nối các điểm đến tiêu biểu trên địa bàn.
Đặc sản Phú Thọ không thể bỏ qua khi đến Đền Hùng

Đặc sản Phú Thọ không thể bỏ qua khi đến Đền Hùng

Về Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, du khách có thể thưởng thức các món đặc sản như cơm lam, thịt chua, bánh tai…
Đến Bắc Giang thưởng thức bánh đúc Đồng Quan - món quà quê đậm đà

Đến Bắc Giang thưởng thức bánh đúc Đồng Quan - món quà quê đậm đà

Bánh đúc Đồng Quan là món ăn đặc sản nổi tiếng của Bắc Giang, với hương vị dân dã và cách chế biến tỉ mỉ từ nguyên liệu đơn giản.
Tái hiện nhiều lễ hội đặc sắc trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tái hiện nhiều lễ hội đặc sắc trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2025 sẽ có sự tham gia của hơn 300 đồng bào thuộc 54 thành phần dân tộc của 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, khoảng hơn 100 nghệ nhân, đồng bào các dân tộc của 16 nhóm đồng bào đang hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Hội diều làng Bá Dương Nội sắp đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hội diều làng Bá Dương Nội sắp đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 12/4 tới (tức 15 tháng 3 Âm lịch), huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hội diều làng Bá Dương Nội và Bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội - nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà.
Vĩnh Phúc: Thị trấn Tam Đảo khởi sắc nhờ phát triển du lịch, dịch vụ

Vĩnh Phúc: Thị trấn Tam Đảo khởi sắc nhờ phát triển du lịch, dịch vụ

Nắm bắt được thị hiếu của du khách, người dân Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã có nhiều thay đổi trong cách phát triển du lịch, dịch vụ, thực hiện cải tạo, trang trí cảnh quan để dựng nên những khu tham quan, chụp ảnh, quán cà phê với tầm nhìn ấn tượng giữa rừng cây, đất trời.
Món xôi độc lạ chỉ có vào tháng hai âm lịch ở Ninh Bình

Món xôi độc lạ chỉ có vào tháng hai âm lịch ở Ninh Bình

Món xôi độc đáo chỉ có vào tháng hai âm lịch ở Ninh Bình chính là xôi trứng kiến. Đây là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất cố đô, đặc biệt là huyện Nho Quan.
Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Cà Mau

Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Cà Mau

Để phát triển du lịch, tỉnh Cà Mau cần phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc biệt là du lịch sinh thái, cộng đồng và văn hoá lịch sử; tạo điểm nhấn các làng nghề truyền thống, nơi du khách không chỉ tham quan mà còn có thể tham gia vào các hoạt động thực tế.
Đánh thức giá trị di sản, bứt phá trở thành điểm đến hàng đầu châu Á

Đánh thức giá trị di sản, bứt phá trở thành điểm đến hàng đầu châu Á

Để hiện thực hóa khát vọng trở thành điểm đến hàng đầu châu Á, Ninh Bình cần tiếp tục đầu tư chiều sâu vào sản phẩm đặc trưng, không ngừng nâng cấp tour “Mùa vàng Tam Cốc”, phát triển thêm các sản phẩm theo mùa khác như: Mùa sen, mùa lễ hội; khai thác các di sản văn hoá, di tích lịch sử…
"Cơ hội vàng" đón khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

"Cơ hội vàng" đón khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025 là cơ hội "vàng" để Phú Thọ lan tỏa bản sắc văn hóa độc đáo vùng Đất Tổ, tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển, thu hút du khách nội địa và quốc tế.
Khám phá nét đẹp văn hóa Phú Thọ tại chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ”

Khám phá nét đẹp văn hóa Phú Thọ tại chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ”

Chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” và hoạt động phát động hưởng ứng Chương trình kích cầu du lịch “Phú Thọ - đi để yêu” sẽ góp phần quảng bá xúc tiến sâu rộng hình ảnh du lịch Phú Thọ với những sản phẩm du lịch, dịch vụ phong phú.
Thăm làng gốm của người Chăm ở Ninh Thuận

Thăm làng gốm của người Chăm ở Ninh Thuận

Gốm Chăm là nét văn hóa độc đáo còn được gìn giữ đến ngày nay. Hiện nghề làm gốm Chăm còn lưu giữ tại 2 địa phương là Ninh Thuận và Bình Thuận. Tuy vậy, nổi tiếng hơn cả vẫn là làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận).
Thanh Hoá kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hoá kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tối ngày 3/4, Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hoá long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (03, 04/4/1965 - 03, 04/4/2025).
Quảng Ninh từng bước nâng cao vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam

Quảng Ninh từng bước nâng cao vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam

Nhờ những chiến lược phát triển toàn diện, Quảng Ninh đang từng bước nâng cao vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam, không ngừng đổi mới để mang đến những trải nghiệm đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế.
Chiêm ngưỡng bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Chiêm ngưỡng bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang lưu giữ 4 bảo vật Quốc gia gắn với thời đại Hùng Vương gồm: Tượng Mẫu Âu Cơ, Trống đồng Đền Hùng, Bộ khóa lưng bằng đồng và Sưu tập Nha Chương. Những bảo vật này là các di sản vô cùng quý hiếm trên đất nước Việt Nam.
Bảo tồn, phát triển kho tàng di sản văn hóa

Bảo tồn, phát triển kho tàng di sản văn hóa

Các loại hình di tích của Thái Bình phong phú, đa dạng, trải dài từ thời tiền sử đến các di tích cách mạng kháng chiến ở thời hiện đại là những di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử các danh nhân. Đó là những di sản văn hóa vô giá về người Thái Bình - đất Thái Bình.
Ẩm thực làng cổ Đường Lâm hấp dẫn du khách thập phương

Ẩm thực làng cổ Đường Lâm hấp dẫn du khách thập phương

Làng cổ Đường Lâm không chỉ được biết đến với các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, di tích và nhà cổ mà nơi đây còn sở hữu những tri thức dân gian truyền thống lâu đời, đặc biệt là ẩm thực.
Bánh ngải Lạng Sơn vỏ xanh mềm mịn, ngọt ngào bên trong

Bánh ngải Lạng Sơn vỏ xanh mềm mịn, ngọt ngào bên trong

Bánh ngải Lạng Sơn không chỉ là một món ăn truyền thống đặc trưng của vùng núi phía Bắc, mà còn được biết đến với những lợi ích sức khỏe đáng kể.
Đà Nẵng lần đầu tiên kết nối đường bay trực tiếp đến Kazakhstan

Đà Nẵng lần đầu tiên kết nối đường bay trực tiếp đến Kazakhstan

Sáng ngày 2/4, chuyến bay từ Almaty (Kazakhstan) mang số hiệu VJ52 bằng tàu bay A330/300 đã hạ cánh tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng, đưa gần 300 hành khách đến tham quan và trải nghiệm dịch vụ du lịch tại thành phố Đà Nẵng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động