Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng đột biến Xuất khẩu sắn tháng 1/2022 sụt giảm mạnh so với cùng kỳ Dự báo xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn |
Thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn quý I/2022. |
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 3 tháng đầu năm 2022 đạt trên 956.765 tấn, tương đương 413,06 triệu USD, giá trung bình 431,7 USD/tấn, giảm 4% về khối lượng nhưng tăng 12% về kim ngạch và tăng 16,7% về giá so với 3 tháng đầu năm 2021.
Riêng tháng 3/2022 ước đạt 447.018 tấn, tương đương 198,61 triệu USD, giá trung bình 444,3 USD/tấn, tăng mạnh 79,4% về lượng, tăng 94% kim ngạch và tăng 8,2% về giá so với tháng 2/2022; so với tháng 3/2021 cũng tăng 42,8% về lượng, tăng 70,2% kim ngạch và tăng 19,2% về giá.
Trong tháng 3/2022, riêng xuất khẩu sắn lát ước đạt 135.701 tấn, tương đương 40,92 triệu USD, giá trung bình 301,5 USD/tấn, tăng 31,8% về lượng, tăng 38,3% về kim ngạch và tăng 4,9% về giá so với tháng 2/2022.
Tính chung quý I năm 2022, xuất khẩu sắn lát đạt 317.573 tấn, tương đương 91,68 triệu USD, giá trung bình 288,7 USD/tấn, giảm 23% về lượng, giảm 11,2% về kim ngạch nhưng tăng 15,3% về giá so với 3 tháng đầu năm 2021.
Sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu hầu hết sang thị trường Trung Quốc chiếm 93% trong tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 886.031 tấn, tương đương 382,29 triệu USD, giảm 6,7% về lượng nhưng tăng 9,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021, giá xuất khẩu sang thị trường này tăng 17,5%, đạt trung bình 431,5 USD/tấn.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, còn lại các thị trường như Hàn Quốc, Đông Nam Á, Đài Loan, Nhật Bản.
Sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu hầu hết sang thị trường Trung Quốc chiếm 93% trong tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. |
Theo dự báo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2022, Trung Quốc sẽ có nhu cầu nhập khẩu sắn lớn hơn nữa và sẽ nhập khẩu nhiều hơn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam do điều kiện địa lý thuận lợi. Tuy nhiên, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc sắp tới sẽ gặp nhiều khó khăn vì hàng loạt quy định, tiêu chuẩn mới được Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành và áp dụng từ đầu năm 2022.
Dù là ngành hàng xuất khẩu thu về cả tỷ USD mỗi năm, song ngành sắn cũng còn không ít hạn chế, tồn tại gây ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững.
Sắn và các sản phẩm từ sắn của nước ta phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc, điều này dẫn đến sự thiếu bền vững và bị động. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam có nhiều khâu trung gian, chi phí logistics của Việt Nam cao nên tính cạnh tranh quốc gia thấp; hiện phải canh tranh gay gắt về thị trường xuất khẩu từ các nước Thái Lan, Campuchia, Lào.
Ngoài ra, tiêu thụ sắn và sản phẩm sắn trong nước chỉ chiếm khoảng 30% tổng sản lượng sắn dùng chế biến thức ăn chăn nuôi, làm thức ăn cho gia súc, nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp, sản xuất cồn rượu, bột ngọt, mỳ ăn liền, đường lỏng, tinh bột biến tính, bánh kẹo. Trong khi đó, Việt Nam lại phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dung trong công nghiệp chế biến thực phẩm.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), năm 2021 diện tích sắn cả nước đạt 528.000 ha, tập trung chủ yếu tại 5 vùng chính gồm: Trung du miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tổng sản lượng sắn cả nước ước đạt gần 10,7 triệu tấn với năng suất bình quân 20,3 tấn/ha.
Đến nay, có 27 tỉnh, thành phố có nhà máy chế biến tinh bột sắn và có khoảng 120 nhà máy chế biến tinh bột sắn quy mô công nghiệp, tổng công suất thiết kế 11,3 triệu tấn củ tươi/năm, tổng công suất thực tế 8,62 triệu tấn/năm.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn 3 tháng đầu năm 2022
(Tính toán từ số liệu công bố ngày 12/4/2022 của TCHQ)