Tập Cardio quá nhiều khiến khó giảm cân
Giảm cân từ tập thể dục là điều mà nhiều người mong muốn. Tuy nhiên, có nhiều người tập thể dục đều đặn nhưng vẫn không giảm cân. Nguyên nhân là do tập các bài tập Cardio quá nhiều. Cardio (cardiovascular) là phương pháp tập luyện có tác dụng đốt cháy calo nhanh chóng, góp phần tăng nhịp tim, cải thiện quá trình trao đổi chất. Từ đó, giúp giảm cân, giảm mỡ hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu chỉ tập Cardio hoặc tập Cardio quá nhiều có thể khó giảm cân. Nguyên nhân là Cardio có thể khiến cơ thể tập trung vào sức bền hơn, tích trữ năng lượng dưới dạng chất béo. Đồng thời cũng làm tăng sự thèm ăn khiến bạn khó có thể giảm cân.
Không tập các bài rèn luyện sức mạnh
Nếu bạn vẫn thường xuyên tập thể dục nhưng không giảm cân, nguyên nhân có thể do bạn không tập các bài tập sức mạnh (bài tập thể lực, rèn luyện sức bền hoặc cơ bắp). Thực tế, việc luyện tập sức mạnh sẽ giúp đốt cháy nhiều calo hơn, từ đó giảm cân.
Nếu vẫn có thói quen tập các bài tập tim mạch, hãy thực hiện các bài tập sức mạnh ngắt quãng ngắn nỗ lực hết sức xen kẽ vào buổi tập thông thường. Những bài tập này hiệu quả hơn nhiều trong việc thúc đẩy các hormone nhắm vào các chất béo cứng đầu.
Tiêu thụ quá nhiều calo sau khi tập
Thực phẩm và cách ăn sau khi tập luyện là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến cân nặng. Đa số mọi người đều cho rằng chất đạm và tinh bột là sự lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn sau luyện tập, vì khi đó quá trình trao đổi chất trong cơ thể đang diễn ra nhanh, việc bổ sung thức ăn ngay sau đó sẽ giúp bạn đốt cháy nhiều năng lượng hơn và giúp phát triển khối cơ.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn muốn nạp vào cơ thể bao nhiêu calo tùy thích. Nếu bạn cứ ỷ lại vào việc tập luyện mà ăn uống thả ga, thì đây chính là nguyên nhân tăng cân nhanh đấy!
Ăn quá ít và tập luyện quá nhiều
Một lý do tại sao tập thể dục nhiều nhưng không giảm cân chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ đó là việc bạn ăn quá ít, tập quá nặng. Nếu cắt giảm lượng calories xuống thấp quá mức so với nhu cầu của cơ thể cộng thêm tập luyện nặng, cơ thể sẽ kích hoạt chế độ chống đối, tích mỡ để duy trì sự sống.
Quá trình trao đổi chất chậm lại, cơ thể liên tục phát ra tín hiệu đói, cơ bắp tổn thương trong quá trình tập luyện không có năng lượng để phục hồi dẫn đến kiệt sức. Điều này sẽ khiến bạn có xu hướng ăn trở lại và ăn nhiều hơn dẫn đến tăng cân không kiểm soát.
Cơ thể không đủ nước
Mặc dù 70% cơ thể con người là nước nhưng một số người vẫn tin rằng uống đủ nước không quan trọng. Uống không đủ nước khiến cơ thể khó đào thải độc tố.
Hơn nữa, quá trình trao đổi chất của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong quá trình biến đổi cơ thể. Việc uống nước vào buổi sáng ngay khi thức dậy có thể giúp thúc đẩy quá trình này. Vì vậy, hãy cố gắng uống một cốc nước khi bạn thức dậy.
Ngủ không đủ hoặc thừa giấc
Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy có mối liên quan giữa thời gian ngủ và việc tăng cân. Ngủ ít hơn 5 tiếng hoặc nhiều hơn 9 tiếng một đêm có thể khiến bạn tăng cân. Bên cạnh đó, những người thiếu ngủ thường có xu hướng ăn nhiều hơn. Khi bạn không ngủ đủ, bạn dễ lựa chọn những thực phẩm giàu tinh bột, chất béo để cung cấp nhiều calo cho cơ thể.
Vì vậy, hãy ngủ ngon giấc và luyện tập thói quen ngủ sớm để việc giảm cân có hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn nên sắp xếp đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và tránh dùng các thực phẩm chứa caffeine như cà phê vào cuối ngày. Cuối cùng, hãy giữ cho phòng ngủ của bạn được yên tĩnh.
Tăng cân do căng thẳng
Những căng thẳng trong cuộc sống có thể tác động tiêu cực đến bản thân bạn và gia đình. Khi stress, bạn lại càng có xu hướng ăn nhiều hơn. Trong trường hợp này, bạn nên kiểm soát sự căng thẳng của mình bằng những hoạt động thể chất phù hợp, trò chuyện với người thân hoặc đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị.
Do thuốc điều trị bệnh
Một số loại thuốc có thể dẫn đến tăng cân, bao gồm: Thuốc chống loạn thần (clozapine, olanzapine và risperidone), thuốc chống trầm cảm SSRI và SNRI, thuốc chống động kinh (valproate), thuốc trị đái tháo đường rosiglitazon, thuốc chẹn beta, corticoid, insulin…