FDI vào Việt Nam 3 tháng đầu năm đạt 10,13 tỷ USD VDSC: Sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam dự kiến không tăng trong năm 2021 VDSC: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ quanh ngưỡng 2% trong năm 2020 |
FDI là động lực chính giúp tăng trưởng xuất khẩu quý I/2021 |
Báo có cho biết, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng mạnh vào tháng 3 năm nay do không còn ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết. VDSC dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết xuất khẩu tăng 46,8% so với tháng trước và tăng 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tương tự như tháng trước, nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu, tăng 28,8% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu tăng mạnh hơn dẫn đến thặng dư thương mại trong tháng 3 thu hẹp về mức 1,2 tỷ USD, thấp hơn mức thặng dư 1,9 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý I/2021, tổng xuất khẩu và nhập khẩu tăng lần lượt 23,7% so với cùng kỳ và 26,8% so với cùng kỳ. Mặt khác, thặng dư thương mại giảm 25,8% so với cùng kỳ xuống 2,8 tỷ USD.
Diễn biến xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam theo tháng trong năm 2020 và 3 tháng đầu năm 2021. (Nguồn: Tổng cục Hải quan). |
VDSC đánh giá khu vực nước ngoài là động lực chính giúp tăng trưởng thương mại mạnh mẽ trong quý đầu tiên của năm. Trong khi đó, xuất khẩu của khu vực trong nước có dấu hiệu chững lại.
Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 32,3% so với cùng kỳ trong khi xuất khẩu từ khu vực trong nước chỉ tăng 3,6% so với cùng kỳ.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của khu vực FDI, xuất khẩu sản phẩm máy móc tăng 94,5% so với cùng kỳ, tiếp theo là xuất khẩu sản phẩm điện tử (tăng 22,0% so với cùng kỳ).
Trong số các sản phẩm xuất khẩu của khu vực trong nước, xuất khẩu hàng nông sản tăng 3,8% so với cùng kỳ trong khi xuất khẩu hàng dệt may vẫn khó khăn với mức tăng trưởng âm 7,6% so với cùng kỳ.
Khu vực trong nước thâm hụt 6,4 tỷ USD (so với mức thâm hụt 3,6 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái) trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thặng dư 9,2 tỷ USD (so với mức thặng dư 7,4 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái).
Theo các sản phẩm chủ lực, xuất khẩu các sản phẩm điện tử vẫn giữ đà tăng trưởng mạnh với mức tăng 21,1% so với cùng kỳ trong quý I/2021.
VDSC cho rằng tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng điện tử thường biến động theo hoạt động của các nhà đầu tư FDI lớn tại Việt Nam, dữ liệu thương mại trong quý I/2021 cho thấy mặc dù dòng vốn FDI vẫn tiếp tục chảy vào Việt Nam, nhưng hoạt động xuất khẩu vẫn bị chi phối bởi các nhà đầu tư lớn nước ngoài.
Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Samsung đạt 57 tỷ USD, bằng 20,2% tổng kim ngạch xuất khẩu và 57,5% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử.
VDSC cũng đề cập đến một điểm nổi bật khác là xuất khẩu các sản phẩm máy móc, tăng trưởng 77,2% trong quý 1/2021.
VDSC cho rằng khác với sự biến động tăng trưởng của các sản phẩm điện tử, xuất khẩu các mặt hàng này cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2020 và quý I/2021, đây được coi là tín hiệu tốt của việc mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, dữ liệu chi tiết hơn cho thấy xuất khẩu sản phẩm máy móc tăng mạnh nhờ là khu vực FDI thúc đẩy (tăng 94,5% so với mức giảm 19,4% so với cùng kỳ của khu vực trong nước).
Xét theo các thị trường chính, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng 39,4% trong quý đầu tiên lên 22,2 tỷ USD, mức tăng trưởng nhanh nhất trong số các đối tác thương mại.
Trung Quốc và EU là hai thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và thứ ba, lần lượt tăng 34,8% so với cùng kỳ và 14,6% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu sang các nước châu Á ghi nhận mức tăng trưởng chậm hơn trong quý I/2021, xuất khẩu sang Hàn Quốc và ASEAN lần lượt tăng 7,1% so với cùng kỳ và 9,1% so với cùng kỳ, trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản giảm mạnh (-2,1% so với cùng kỳ).
VDSC nhận định trong quý đầu tiên, tốc độ phục hồi khác nhau giữa các quốc gia là do tác động của các yếu tố gồm khả năng kiểm soát đại dịch, tiến độ tiêm chủng và gói kích thích tài chính.