Vaccine sởi được khuyến cáo tiêm cho trẻ lúc mấy tháng là tốt nhất?

Sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây nhiễm nhanh nhất trên thế giới, có thể bùng phát thành dịch gây biến chứng nặng, đe dọa đến sức khỏe trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nên tiêm vaccine sởi cho trẻ khi nào là an toàn?
Chuyên gia khuyến cáo sự nhầm lẫn bệnh sởi và cúm có thể khiến bệnh trở nặng Bộ Y tế mở rộng quy mô chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi Hà Nội bảo đảm 95% trẻ từ 6-9 tháng tuổi được tiêm vaccine sởi

Vì sao nên tiêm phòng sởi?

Tiêm vaccine sởi cho trẻ khi nào là an toàn?

BS. Phạm Văn Phú – Quản lý Y khoa KV Đông Nam Bộ 2 (Hệ thống tiêm chủng VNVC) chia sẻ: “Sởi là bệnh truyền nhiễm có mức độ nguy hiểm xếp trên cả các bệnh ebola, lao hay cúm. Virus gây bệnh sởi có thể lây lan trong không khí và tồn tại ở môi trường bên ngoài trong 2 giờ đồng hồ. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu chưa được tiêm vaccine ngừa bệnh sởi hoặc cơ thể chưa có kháng thể phòng sởi, tỷ lệ lây nhiễm nếu có tiếp xúc gần trong trường hợp này lên đến 90%”.

Sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây nhiễm nhanh nhất trên thế giới, đỉnh điểm thường gặp vào mùa Đông – Xuân và có thể bùng phát thành dịch. Đây là một trong những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em dưới 5 tuổi với tỷ lệ tử vong hàng đầu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 128.000 trường hợp chết vì bệnh sởi vào năm 2021 – chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi, mặc dù đã có vaccine an toàn và tiết kiệm chi phí.

Người nhiễm virus sởi (Polinosa morbillarum) có thể lây nhiễm cho người lành thông qua giọt bắn, dịch tiết từ niêm mạc mũi họng khi ho, hắt hơi, khạc nhổ hoặc giao tiếp. Chính vì vậy, bệnh sởi rất dễ lây lan ở những địa điểm có mật độ dân cư đông đúc như nhà ở, trường học, ký túc xá, xí nghiệp, khu công nghiệp, bệnh viện,…

Trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh sởi bởi sức đề kháng yếu. Hơn nữa, đây là độ tuổi trẻ rơi vào “khoảng trống miễn dịch” do miễn dịch thụ động nhận được từ mẹ giảm dần theo thời gian, trong khi miễn dịch tự thân chưa hoàn thiện để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Sởi vốn là bệnh lành tính và có thể điều trị được, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ em phải đối mặt với nhiều biến chứng đặc biệt nguy hiểm như viêm não, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai, viêm phổi thậm chí là tử vong. Chính vì vậy, tiêm vaccine phòng ngừa bệnh sởi là biện pháp an toàn và hiệu quả giúp trẻ phòng tránh được bệnh sởi cũng như hạn chế nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.

Vaccine phòng ngừa sởi được đánh giá là an toàn, ngay cả đối với những người bị suy giảm hệ miễn dịch như mắc bệnh HIV/ AIDS. Hầu hết các trường hợp trẻ em sau chích ngừa không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, một số ít trường hợp xảy ra thường ở mức độ nhẹ, chẳng hạn như sốt, phát ban, đau tại chỗ tiêm và các tác dụng phụ thường sẽ khỏi sau một thời gian ngắn mà không cần điều trị.

Bên cạnh đó, không chỉ trẻ em mà người trưởng thành, người cao tuổi, phụ nữ trước khi mang thai, phụ nữ cho con bú, nhân viên y tế, nhân viên trong phòng Lab thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh cũng cần tiêm vaccine phòng ngừa bệnh sởi, đặc biệt là những người thường xuyên đi công tác, du lịch đến những quốc gia có dịch sởi.

Đối tượng nên tiêm phòng vaccine sởi

Vaccine sởi được khuyến cáo tiêm cho trẻ lúc mấy tháng là tốt nhất?
Đối với những trẻ đã đủ 9 tháng tuổi, bố mẹ cần chủ động cho con hoàn thành phác đồ tiêm mũi sởi

BS. Trương Hữu Khanh - Phó chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có tỷ lệ lưu hành bệnh sởi cao. Do đó, đối với những trẻ đã đủ 9 tháng tuổi, bố mẹ cần chủ động cho con hoàn thành phác đồ tiêm mũi sởi đơn để có thể có kháng thể phòng bệnh sớm, khi trẻ đủ 12 tháng cho trẻ tiêm mũi nhắc bằng vaccine kết hợp 3 trong 1 phòng ngừa 3 bệnh truyền nhiễm Sởi – Quai bị – Rubella để tăng hiệu quả miễn dịch”.

Bệnh sởi có tỷ lệ lây nhiễm cao nên ngưỡng bảo vệ cộng đồng cũng rất cao, cần ít nhất 95% khả năng miễn dịch trong cộng đồng để ngăn chặn dịch bệnh. Việc tiêm chủng không đầy đủ có thể khiến dịch sởi bùng phát bất cứ lúc nào. Hầu hết mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với bệnh sởi đều là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh và rất cần được tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch.

Tại Việt Nam, những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi nên tiêm phòng sởi là: Trẻ nhỏ không còn miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vaccine. Trẻ đã tiêm vaccine phòng sởi nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch. Thanh niên, người trưởng thành chưa từng mắc bệnh sởi hoặc chưa tiêm vaccine trước đây. Người lớn tuổi có bệnh nền mạn tính như tim mạch, cao huyết áp, phổi, đái tháo đường,…

Các trường hợp chống chỉ định tiêm vacxin sởi

Những người suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh HIV/AIDS, uống thuốc ức chế hệ miễn dịch, bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng các phương pháp hóa trị, xạ trị, dùng thuốc kháng thể đơn dòng,…

Những người mắc chứng rối loạn tế bào máu, người có những ung thư ảnh hưởng đến xương tủy hoặc hệ bạch huyết, người mắc bệnh lao đang được điều trị cũng chống chỉ định tiêm vaccine phòng sởi.

Những người dị ứng hoặc có phản ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) với các thành phần trong vaccine sởi (gelatin hoặc neomycin).

Không nên tiêm vaccine phòng ngừa sởi cho phụ nữ có thai bởi đây là loại vaccine sống giảm động lực, mặc dù bằng chứng không cho thấy nguy cơ tác dụng phụ tăng lên ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ những người mẹ vô tình tiêm vaccine sởi trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, trong trường hợp sau khi tiêm vaccine sởi mới phát hiện mang thai, thai phụ cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được kiểm tra và theo dõi chặt chẽ.

Lưu ý khi tiêm vacxin sởi

Vaccine sởi được khuyến cáo tiêm cho trẻ lúc mấy tháng là tốt nhất?
Sau khi tiêm, việc theo dõi sức khỏe của trẻ trong vài ngày tiếp theo là cần thiết.

Tiêm vaccine sởi là phương pháp quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em và cộng đồng khỏi bệnh sởi, một căn bệnh có khả năng gây tử vong cao và dễ lây lan. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa, người được tiêm và phu huynh cho con đi tiêm chủng lưu ý:

Thời gian tiêm chủng: Vaccine sởi được tiêm cho trẻ sau khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Điều này là do vào thời điểm này, hệ miễn dịch của trẻ đang phát triển đủ để tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ đối với vaccine. Một liều thứ hai thường được tiêm trước khi trẻ đi học, khi trẻ đạt 4 – 6 tuổi để củng cố khả năng miễn dịch.

Tình trạng sức khỏe của trẻ: Trẻ em đang trong tình trạng ốm nhẹ có thể vẫn được tiêm vaccine, tuy nhiên, nếu trẻ đang mắc bệnh nghiêm trọng hoặc đang sốt cao, việc hoãn tiêm được khuyến khích. Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định thời điểm tiêm phù hợp nhất.

Tiền sử dị ứng và phản ứng phụ: Trước khi tiêm vaccine sởi, cần thông báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng của trẻ, đặc biệt là với các thành phần của vaccine như gelatin hoặc kháng sinh neomycin, thường có trong các loại vaccine tổng hợp. Mặc dù hiếm gặp, nhưng một số trẻ có thể phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Phản ứng phụ thông thường: Sau khi tiêm, trẻ có thể gặp những phản ứng nhẹ như sốt nhẹ, phát ban hoặc đau tại chỗ tiêm. Đây là những phản ứng thông thường và thường tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu khó chịu nghiêm trọng, bố mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế.

An toàn và hiệu quả của vaccine: Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng vaccine sởi an toàn và hiệu quả. Hiệu quả ngăn ngừa bệnh sởi đạt tới 95% sau liều đầu tiên và tăng lên khoảng 99% sau liều thứ hai. Điều quan trọng là sự bảo phủ toàn dân đủ để đảm bảo miễn dịch cộng đồng, ngăn ngừa các đợt bùng phát dịch bệnh. (2)

Theo dõi sau tiêm: Sau khi tiêm, việc theo dõi sức khỏe của trẻ trong vài ngày tiếp theo là cần thiết. Nếu có bất cứ biểu hiện nào lạ, bố mẹ cần nhanh chóng liên hệ các chuyên gia y tế để được tư vấn và xử lý kịp thời. Việc tiêm vaccine sởi là một phần không thể thiếu trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nhưng cần được thực hiện một cách thận trọng, có sự chuẩn bị tốt để đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả tối đa.

Uống nước sả gừng bao nhiêu là đủ? Uống nước sả gừng bao nhiêu là đủ?
Những loại rau củ bảo vệ gan toàn diện Những loại rau củ bảo vệ gan toàn diện
Những người không nên ăn quả bơ? Những người không nên ăn quả bơ?
Ai dễ mắc viêm màng não mô cầu? Ai dễ mắc viêm màng não mô cầu?
Những thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng Những thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng
Những loại cây trồng trong nhà giúp hút ẩm, chống nấm mốc hiệu quả Những loại cây trồng trong nhà giúp hút ẩm, chống nấm mốc hiệu quả
Thanh Bình

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những thực phẩm hỗ trợ giảm cân cho người cao huyết áp

Những thực phẩm hỗ trợ giảm cân cho người cao huyết áp

Béo phì làm tăng đáng kể nguy cơ cao huyết áp và các biến chứng nghiêm trọng, do đó, giảm cân phù hợp là rất quan trọng cho người bệnh.
Suy gan, thận sau khi chạy marathon 42km

Suy gan, thận sau khi chạy marathon 42km

Sau khi chạy 42km tại một giải marathon, nam bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê và bị tổn thương gan, thận, buộc phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

Sau khi tan học, 22 học sinh của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận 7, TP.HCM) có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Bệnh viện Bạch Mai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi ở người lớn trong năm nay, trên nền bệnh đái tháo đường và phổi tắc nghẽn mãn tính.
Những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của thịt cua

Những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của thịt cua

Thịt cua có nhiều vitamin C, B6, protein, canxi, magiê, kali, kẽm, selen và một số dưỡng chất có lợi khác. Nhờ đó, thịt cua mang lại những lợi ích sau.
“Bỏ túi” những loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp

“Bỏ túi” những loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có nhiều chức năng quan trọng, vì vậy việc sử dụng thực phẩm đảm bảo tốt cho sức khỏe và tốt cho tuyến giáp ngày càng được quan tâm.
Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Gan lợn là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, gan có thể gây hại cho sức khỏe.
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Từ đầu năm tháng 4 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Bắc Giang, Đồng Tháp và Nghệ An, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân gây bệnh.
Những dấu hiệu cảnh báo mức cholesterol cao nguy hiểm

Những dấu hiệu cảnh báo mức cholesterol cao nguy hiểm

Cholesterol cao có thể gây ra những thay đổi ở chân khi đi bộ vì tắc nghẽn động mạch. Đây là những dấu hiệu cảnh báo sớm về mức cholesterol nguy hiểm.
Cô gái lở miệng, sưng phù toàn thân sau khi tự ý uống thuốc đau răng

Cô gái lở miệng, sưng phù toàn thân sau khi tự ý uống thuốc đau răng

Cô gái trẻ nhập viện cấp cứu trong tình trạng lở loét vùng mặt, sưng phù toàn thân sau khi tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau răng cùng thuốc cảm.
Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Sở Y tế tỉnh Tiền Giang vừa công bố báo cáo kết luận vụ ngộ độc thực phẩm do uống rượu có chứa hàm lượng methanol vượt gấp 1073,05 lần mức quy định.
59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Sáng ngày 6/4, nhiều thực khách sau khi tham dự tiệc cưới ở huyện Sơn Động (Bắc Giang) bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, sốt… và phải nhập viện cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện.
Những ai không nên ăn măng?

Những ai không nên ăn măng?

Măng là món được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại thực phẩm này.
Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Sau khi ăn cơm nắm mua tại một quán vỉa hè trước cổng Trường Tiểu học thị trấn Đô Lương (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An), 12 học sinh đã có biểu hiện đau bụng, nôn mửa và được đưa đến Trạm Y tế thị trấn để điều trị.
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Một vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp, khiến 33 học sinh, giáo viên và tình nguyện viên xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây

Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây

Chỉ trong 30 giây, không cần thiết bị y tế, bạn có thể tự thực hiện bài kiểm tra đơn giản tại nhà để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Quân y dùng bài thuốc dân gian từ con nhái cứu sống người bị ngộ độc lá ngón

Quân y dùng bài thuốc dân gian từ con nhái cứu sống người bị ngộ độc lá ngón

Quân y Đồn Biên phòng Tri Lễ đã cứu sống một người dân bị ngộ độc lá ngón bằng bài thuốc dân gian từ nước cây chuối, rau má và con nhái.
Bí quyết hấp thụ canxi tối đa từ sữa

Bí quyết hấp thụ canxi tối đa từ sữa

Canxi là dưỡng chất thiết yếu cho xương và nhiều chức năng sinh lý, thường được bổ sung qua sữa. Việc áp dụng đúng cách sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi từ sữa hiệu quả hơn.
33 người ở Đồng Tháp ngộ độc thực phẩm khi tham dự một sự kiện

33 người ở Đồng Tháp ngộ độc thực phẩm khi tham dự một sự kiện

33 người bị ngộ độc thực phẩm sau khi tham dự Ngày hội STEM tổ chức tại Trường Đại học Đồng Tháp, trong đó 29 người phải nhập viện để điều trị.
Phân biệt đột quỵ và đột tử

Phân biệt đột quỵ và đột tử

Tại Việt Nam, nhiều người còn nhầm lẫn giữa đột quỵ và đột tử, cho rằng đây là cùng một bệnh. Tuy nhiên, đây là hai tình trạng khác nhau, có nguyên nhân và dấu hiệu riêng.
Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon

Việc ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng khi tham gia chạy marathon đã được cảnh báo nhiều lần. Tuy nhiên vì chủ quan, nhiều người vẫn phạm phải sai lầm trong cách rèn luyện bộ môn thể thao này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Vai trò của các trường học trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn một số xã của tỉnh Lào Cai

Vai trò của các trường học trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn một số xã của tỉnh Lào Cai

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn được coi là một vấn nạn chưa bị xóa bỏ hoàn toàn tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong công cuộc phòng chống này, các trường học, cơ sở giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Bất ngờ với khả năng giảm cân của hạt tiêu đen

Bất ngờ với khả năng giảm cân của hạt tiêu đen

Kết hợp hạt tiêu đen vào thói quen ăn uống hàng ngày của bạn có thể là một chiến lược đơn giản nhưng hiệu quả để giảm cân.
Các loại hạt tốt cho người huyết áp cao

Các loại hạt tốt cho người huyết áp cao

Các loại hạt có thể mang lại nhiều lợi ích cho người huyết áp cao nhờ vào các dưỡng chất quan trọng như kali, magiê, chất xơ, và các axit béo không bão hòa.
Tóc mềm mượt, chắc khỏe tự nhiên với nước vo gạo

Tóc mềm mượt, chắc khỏe tự nhiên với nước vo gạo

Nước vo gạo thường bị bỏ đi nhưng lại là "bí quyết vàng" chăm sóc tóc nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Đi bộ 15 phút mỗi ngày thay đổi sức khỏe của bạn như thế nào?

Đi bộ 15 phút mỗi ngày thay đổi sức khỏe của bạn như thế nào?

Đi bộ 15 phút mỗi ngày mang lại những thay đổi tích cực đáng kể cho sức khỏe của bạn trên nhiều phương diện, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Ngoài nước lọc, bạn nên uống gì để khỏe mạnh hơn?

Ngoài nước lọc, bạn nên uống gì để khỏe mạnh hơn?

Ngoài nước lọc, có rất nhiều loại đồ uống khác có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn, tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích cá nhân.
Đà Nẵng ghi nhận 300 trường hợp từ chối tiêm vắc xin sởi

Đà Nẵng ghi nhận 300 trường hợp từ chối tiêm vắc xin sởi

Theo thông tin từ Sở Y tế TP Đà Nẵng, đã ghi nhận khoảng 300 trường hợp không đồng ý tiêm vắc xin phòng sởi trong chiến dịch tiêm chủng trên toàn địa bàn.
Những cách đánh răng có thể làm hỏng răng và gây hôi miệng

Những cách đánh răng có thể làm hỏng răng và gây hôi miệng

Đánh răng là thói quen hàng ngày của hầu hết chúng ta, tuy nhiên không phải ai cũng thực sự đánh răng đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động