Bộ Y tế mở rộng quy mô chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi Hà Nội bảo đảm 95% trẻ từ 6-9 tháng tuổi được tiêm vaccine sởi Vaccine sởi được khuyến cáo tiêm cho trẻ lúc mấy tháng là tốt nhất? |
Nên tiêm vaccine sởi loại nào cho bé?
![]() |
Điều quan trọng nhất vẫn là đảm bảo hiệu quả phòng bệnh sởi tối ưu cho trẻ bằng cách tiêm vaccine đủ liều. |
Bác sĩ Bùi Thanh Phong - Quản lý Y khoa vùng 3 – Hồ Chí Minh (Hệ thống tiêm chủng VNVC) cho biết: “Trước khi vaccine sởi được đưa vào sử dụng vào năm 1980, tại Việt Nam đã ghi nhận hơn 100.000 ca nhiễm sởi mỗi năm. Cho đến năm 1988, tỷ lệ bao phủ vaccine sởi tại Việt Nam đạt 90% đã làm giảm thiểu đáng kể số ca mắc sởi xuống còn dưới 10.000 ca mỗi năm. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn chưa đủ để loại trừ sởi hoàn toàn. Vì bệnh sởi rất dễ lây lan, cần phải đảm bảo ít nhất 95% trẻ em được tiêm đủ 2 mũi vaccine thì mới có thể ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát.”
Tất cả các loại vaccine phòng sởi cho bé bao gồm cả sởi đơn và sởi phối hợp đều được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm chứng an toàn cho sức khỏe người tiêm, thậm chí trước khi được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, các loại vaccine còn được trải qua quá trình kiểm định chặt chẽ của Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế.
Do đó, quyết định nên tiêm vaccine sởi loại nào cho bé phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như lịch sử tiêm chủng của trẻ, khả năng tài chính của gia đình mà phụ huynh có thể lựa chọn loại vaccine phù hợp. Đối với trẻ từ 9 tháng, có thể lựa chọn vaccine sởi đơn MVVAC (Việt Nam) hoặc vaccine phối hợp 3 trong 1 sởi – quai bị – rubella Priorix (Bỉ).
Đối với trẻ từ 12 tháng, có thể lựa chọn bất cứ loại vaccine ngừa sởi nào, bao gồm: Vaccine sởi đơn MVVAC (Việt Nam), vaccine phối hợp 3 trong 1 phòng bệnh sởi – quai bị – rubella Priorix (Bỉ), MMR II (Mỹ) hoặc MMR (Ấn Độ).
Điều quan trọng nhất vẫn là đảm bảo hiệu quả phòng bệnh sởi tối ưu cho trẻ bằng cách tiêm vaccine đủ liều, đúng lịch và tiêm nhắc lại đầy đủ cho trẻ. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, nên tiêm từ 2 mũi vaccine sởi (tùy theo loại vaccine và phác đồ tiêm được bác sĩ chỉ định) cho trẻ.
Đồng thời, vaccine sởi cần tiêm mũi nhắc lại trong trường hợp bùng phát dịch sởi hoặc nhắc lại lúc 4 – 6 tuổi để củng cố “trí nhớ miễn dịch” cho trẻ khi bước vào giai đoạn học đường, tiếp xúc với nhiều nguy cơ lây nhiễm và mắc sởi trong trường học.
Tiêm mũi sởi cho bé giá bao nhiêu?
![]() |
Đối với vaccine sởi dịch vụ sẽ có sự chênh lệch khác nhau. |
Hiện tại, vaccine phòng bệnh sởi cho bé được lưu hành rộng rãi tại Việt Nam bao gồm vaccine sởi đơn và vaccine phối hợp. Trong đó, vaccine phối hợp 2 trong 1 phòng Sởi – Rubella MRVAC; vaccine sởi đơn MVVac đang được triển khai trong chương trình Tiêm chủng Mở Rộng (TCMR) và 3 loại vaccine phòng sởi dịch vụ gồm: Vaccine sởi đơn MVVac (Việt Nam), vaccine MMR II (Mỹ), vaccine MMR (Ấn Độ) và vaccine Priorix (Bỉ) – vaccine kết hợp 3 trong 1 phòng Sởi – Quai bị – Rubella.
Đối với vaccine sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng (MRVAC – Việt Nam) là vaccine phối hợp 2 trong 1 phòng bệnh sởi – rubella được nhà nước chi trả chi phí thay cho người dân nên người dân được tiêm miễn phí tại các trung tâm y tế phường, xã tại địa phương với lịch tiêm: Mũi 1 - Tiêm vaccine Sởi đơn (MVVac) vào lúc trẻ đạt 9 tháng tuổi. Mũi 2 - Tiêm vaccine Sởi – Rubella (MR) vào lúc trẻ đạt 18 tháng tuổi.
Đối với mũi vaccine phòng sởi dịch vụ, giá tiền khi tiêm thường dao động trong khoảng 200.000 – 800.000 đồng/liều sự chênh lệch khác nhau, tùy thuộc vào từng loại vaccine, thời điểm chủng ngừa, đơn vị lựa chọn tiêm chủng và chất lượng dịch vụ đi kèm. Ngoài ra, nếu bé được tiêm vaccine phối hợp sởi – quai bị – rubella (MMR), giá có thể cao hơn, thường nằm trong khoảng từ 500.000 đến 1.500.000 cho mỗi liều. Theo khảo sát tại hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, giá tiêm vaccine sởi cho từng loại cụ thể như sau:
Vaccine sởi đơn MVVac (Việt Nam) gồm MVVac (Lọ 5ml) có giá 396.000/liều và MVVac (Liều 0.5ml) có giá 265.000/liều. Vaccine MVVAC phòng bệnh sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người chưa có kháng thể sởi với lịch tiêm nhưa sau: Liều 1 tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Liều 2 (vaccine phối hợp Sởi – Quai bị – Rubella) được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi (cách mũi sởi đơn ít nhất 1 tháng). Liều 3 được tiêm 3 năm sau hoặc lúc trẻ 4 – 6 tuổi.
Vaccine MMR II (Ấn Độ) có giá 445.000/liều. Vaccine MMR-II phòng Sởi – Quai bị – Rubella được chỉ định dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.
Vaccine MMR-II cho trẻ từ 12 tháng tuổi – < 7 tuổi (chưa tiêm Sởi đơn hay MMR II) có lịch tiêm 2 mũi: Mũi 1 lần tiêm đầu tiên. Mũi 2 cách 3 tháng sau mũi 1 (ưu tiên) hoặc hẹn mũi 2 lúc 4-6 tuổi.
Vaccine MMR-II cho trẻ từ 7 tuổi và người lớn có lịch tiêm 2 mũi. Cụ thể: Mũi 1 lần tiêm đầu tiên; Mũi 2 cách 1 tháng sau mũi 1.
Vaccine Priorix (Bỉ) có giá 495.000/liều. Vaccine Priorix được chỉ định tiêm chủng cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn.
Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên (chưa tiêm vaccine Sởi hay MMR II): Phác đồ 3 mũi lịch tiêm như sau: Mũi 1 lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi. Mũi 2 cách mũi 1 là 3 tháng. Mũi 3 cách mũi 2 là 3 năm hoặc hẹn lúc 4-6 tuổi.
Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi: Phác đồ 2 mũi gồm mũi 1 lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi. Mũi 2 cách mũi 1 là 3 tháng.
Trẻ em từ 7 tuổi và người lớn: Phác đồ 2 mũi gồm mũi 1 lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi. Mũi 2 cách mũi 1 là 1 tháng.
Lưu ý: Vaccine MMR-II phòng Sởi – Quai bị – Rubella được chỉ định dành cho trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 10 tuổi. Ủy ban tư vấn về thực hành tiêm chủng (ACIP) khuyến cáo nên tiêm liều MMR đầu tiên khi trẻ 12-15 tháng tuổi và tiêm MMR liều thứ hai khi trẻ được 4-6 tuổi (vì nguy cơ tái nhiễm tăng cao khi trẻ bắt đầu vào tiểu học).
Khi đi tiêm vaccine sởi cần lưu ý những gì?
![]() |
Người dân cần tìm đến các trung tâm tiêm chủng được cấp phép hoạt động tiêm chủng bởi Sở Y tế. |
Khi đi tiêm vaccine sởi, đặc biệt là trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh đang ngày càng trở nên quan trọng, cần chú ý đến một loạt yếu tố để đảm bảo hiệu quả của vaccine và an toàn cho người được tiêm như:
Người dân cần tìm đến các trung tâm tiêm chủng được cấp phép hoạt động tiêm chủng bởi Sở Y tế, có đảm bảo điều kiện lưu trữ, bảo quản vaccine ở điều kiện nhiệt độ phù hợp từ 2 – 8°C để giữ nguyên hiệu lực của vaccine. Ngoài ra, kỹ thuật tiêm chủng cũng phải được thực hiện bởi đội ngũ y tế chuyên nghiệp, đã qua đào tạo bài bản, có đầy đủ chứng chỉ hành nghề, an toàn tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.
Cần phải kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm. Điều này bao gồm cung cấp thông tin y tế đầy đủ, trung thực về tiền sử bệnh tật, các dị ứng trước đó, cũng như các phản ứng đã từng xảy ra khi tiêm các loại vaccine khác. Đối với trẻ em, cha mẹ cần nhắc lại về các vấn đề sức khỏe mà trẻ đã gặp phải để bác sĩ có thể đưa ra những đánh giá chính xác nhất.
Trong phòng tiêm, đối tượng tiêm phòng cần phối hợp với điều dưỡng để kiểm tra, rà soát chéo các thông tin quan trọng liên quan đến vaccine như: Tên vaccine, nước và ngày sản xuất, tác dụng phòng bệnh, hạn sử dụng. Đồng thời, người tiêm phòng quan sát bằng cảm quan để đảm bảo vaccine còn niêm phong, nguyên vẹn trong vỏ hộp và lọ không móp méo. Trong quá trình tiêm chủng, đảm bảo điều dưỡng tiêm đủ liều, đúng đường tiêm để vaccine có thể phát huy hiệu quả tốt nhất, hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro có thể gặp khi tiêm chủng.
Độ tuổi thích hợp cho tiêm ngừa sởi là từ 9 tháng tuổi trở lên. Đối với trẻ sơ sinh dưới 9 tháng, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đủ để đáp ứng tối ưu với vaccine. Vì vậy, cần tuân thủ khuyến cáo về độ tuổi để đảm bảo hiệu quả tối đa.
Trong trường hợp có dịch, các chuyên gia y tế có thể khuyến cáo trẻ được tiêm sớm từ lúc 6 tháng tuổi để kịp thời hình thành kháng thể phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh trước bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Ngoài ra, việc tiêm đúng lịch cũng giúp củng cố hệ miễn dịch của trẻ đối với bệnh sởi.
Sau khi tiêm, cần theo dõi các phản ứng sau tiêm ít nhất 30 phút tại cơ sở y tế để kịp thời xử lý các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Sau khi về nhà, người được tiêm có thể cảm thấy đau nhẹ hoặc sưng tấy tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, hoặc phát ban nhẹ. Đây là những phản ứng thông thường và thường tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng như sốt cao, phát ban mạnh, khó thở, cần quay lại cơ sở y tế ngay lập tức để được khám và xử lý kịp thời.
Việc tiêm vaccine không chỉ bảo vệ bản thân mà còn góp phần vào việc tạo ra miễn dịch cộng đồng, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Chính vì vậy, nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng và những lưu ý khi tiêm vaccine sởi sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.