Cây trầu không xuất hiện ở hầu hết các vùng của nước ta và vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Đây cũng là loài thảo dược chứa nhiều thành phần đặc biệt mà tương ứng là những công dụng hữu ích đáng ngờ.
Từ trước đến nay lá trầu không vẫn được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý
Trị say nắng bằng lá trầu không
Do có vị cay nồng, mùi hắc, tính ấm nên lá trầu không theo Đông y là có tác dụng khư phong tán hàn (thanh nhiệt, hoạt huyết), giúp ổn định thân nhiệt và cân bằng nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân với nhiệt độ ngoài trời. Khi gặp phải tình trạng say nắng, bạn có thể xử trí ngay với bài thuốc sau để tránh trường hợp tổn thương thần kinh.
Chuẩn bị nguyên liệu: Trầu không: 4-5 lá già, Tóc rối: 1 nắm, Dầu hỏa:3ml, Một miếng vải sạch
Cách thực hiện: Lá trầu không rửa sạch, giã nát. Trộn lẫn với tóc rối và dầu hỏa. Cho tất cả vào miếng vải sạch đã chuẩn bị rồi bọc lại. Xát đều từ trên xuống các vùng thăn lưng, ngực, bụng. Thực hiện trong khoảng 10-15 phút khi các tình trạng, hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh, nhức đầu,… được giảm dần.
Lá trầu không chữa lành vết thương
Trong các công trình nghiên cứu về dược tính của lá trầu không, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, trong lá của loại cây này có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng làm lành vết thương trong thời gian ngắn. Đồng thời, một dạng phenol có tên là chavicol giúp khử trùng, sát khuẩn cũng được tìm thấy trong lá trầu không. Nếu không may gặp phải chấn thương mà không muốn sử dụng thuốc Tây, có thể dùng lá trầu để thay thế:
Chuẩn bị nguyên liệu: Trầu không: 10 lá, Muối hạt trắng: 1 nắm, Băng gạc hoặc một miếng vải sạch
Cách thực hiện: Hòa tan muối trắng vào một chậu nước sạch. Cho tất cả lá trầu không vào rửa sạch bụi bẩn và sát trùng với nước muối. Cho vào cối xay hoặc giã nát (để lại 1-2 lá lại không xay). Lọc lấy nước cốt rồi thoa trực tiếp vào vết thương. Dùng lá trầu đã để riêng đậy lên và băng lại bằng băng gạc. Điều trị trong vài ngày vết thương sẽ se lại và liền dần. Nên thay băng hằng ngày để vết thương được thông thoáng và tránh nhiễm trùng.
Thoa nước lá trầu không lên bụng trị chứng khó tiêu
Thoa nước lá trầu không lên bụng có thể trị chứng khó tiêu
Theo Đông y quan niệm, trầu không có tính ấm, vị cay, chứa tinh dầu có khả năng kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột, đẩy nhanh quá trình hấp thụ khoáng chất và vitamin từ thức ăn. Bên cạnh đó, lá trầu không còn kích thích cơ vòng hoạt động để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể dễ dàng. Các bác sĩ y học cổ truyền khuyên nên áp dụng công thức dưới đây nếu không may gặp phải chứng khó tiêu:
Chuẩn bị nguyên liệu: Lá trầu không: 7-8 lá, 1 chút muối hạt trắng
Cách thực hiện: Rửa sạch lá trầu với nước muối pha loãng để khử trùng. Đem tất cả đi giã nát rồi chắt lấy nước cốt. Thoa trực tiếp nước cốt này lên vùng bụng và mát xa theo chiều kim đồng hồ dọc theo khung đại tràng trong vòng 5-7 phút để kích thích tiêu hóa. Lưu ý: Không nên mát xa quá lâu để tránh trường hợp bị bỏng lá trầu không
Ăn lá trầu không giúp giảm cân
Nhiều công trình nghiên cứu y học đã chứng minh tác dụng giảm cân hiệu quả của trầu không. Trong lá trầu có chứa nhiều chất xơ và thành phần dinh dưỡng giúp tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, giảm chất béo và loại bỏ độc tố, làm sạch dạ dày. Nếu đang có ý định giảm cân bằng lá trầu không thì công thức sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: Lá trầu không: 2-3, lá. Nước muối pha loãng
Cách thực hiện: Rửa sạch lá trầu không với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và sát trùng. Nhai nát lá trầu tươi rồi nuốt lấy nước và nhả bã khi bụng đói (nếu không có thể ăn luôn). Thực hiện đều đặn mỗi ngày để loại bỏ chất béo và những chất có hại trong cơ thể.
Nhai lá trầu không trị hôi miệng
Khi chúng ta nhai lá trầu sẽ kích thích miệng tiết nước bọt, làm giảm vi khuẩn gây hôi miệng. Đồng thời, tinh dầu có trong lá trầu sẽ giúp khôi phục lại độ pH trong dạ dày, giảm thiểu tình trạng ợ hơi, trào ngược, đưa vi khuẩn lên khoang miệng. Các thầy thuốc Đông y khuyên nên nhai lá trầu không khi phát hiện bị hôi miệng để cải thiện tình trạng với cách làm sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: Trầu không: 3-4 lá Nước muối pha loãng
Cách thực hiện: Rửa thật sạch lá trầu không với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và kháng khuẩn. Cuộn nhỏ lá trầu rồi cho vào miệng nhai . Vừa nhai vừa nuốt nước cốt cho đến khi lá nát nhuyễn. Nhai liên tục từ 3-5 phút thì nhả bã rồi đánh răng thật sạch. Thực hiện phương pháp này liên tục hằng ngày để vệ sinh khoang miệng và lấy lại hơi thở thơm mát.
Lá trầu không và mật ong chữa viêm họng, đau họng
Sử dụng lá trầu không và mật ong chữa viêm họng, đau họng
Y học hiện đại chứng minh, tinh dầu lá trầu không chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn và chống viêm nên lá trầu có khả năng trị cảm lạnh và các rối loạn liên quan (ho, đau họng, viêm họng,…). Bên cạnh đó, các thành phần trong mật ong hỗ trợ kháng viêm, giảm đau rát họng rất hiệu quả.
Trong Đông y cũng điều trị viêm họng bằng phương pháp kết hợp lá trầu không và mật ong theo bài viết dưới đây từ lâu:
Chuẩn bị nguyên liệu: 4-5 lá trầu không. 1 thìa mật ong nguyên chất, Nước muối pha loãng.
Cách thực hiện: Lá trầu đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Đem tất cả đi giã nhuyễn. Cho mật ong vào hòa tan thành hỗn hợp lá trầu không mật ong. Lấy thìa xúc ra rồi ngậm ở miệng trong 3-5 phút rồi nuốt từ từ qua cổ họng. Thực hiện 2 lần/ngày và liên tục trong 3 ngày để thấy tình trạng đau rát do viêm được thuyên giảm.
Lá trầu không chữa bệnh trĩ
Các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra thành phần chính có trong lá trầu không thuộc nhóm: Eugenol, chavicol, chavibetol và Estragol, là những chất có hoạt tính kháng sinh mạnh. Vậy nên, trong điều trị bệnh trĩ, chúng có tác dụng kháng nấm mạnh với nhiều chủng loại nấm, vi khuẩn. Từ đó, điều trị các triệu chứng sưng đau, chảy máu, viêm nhiễm,… của bệnh trĩ và hỗ trợ đắc lực trong quá trình điều trị thu nhỏ búi trĩ.
Thực hiện chữa trị trĩ bằng lá trầu không cũng không quá phức tạp, có thể tham khảo bài thuốc sau để áp dụng cho tình trạng bệnh của mình.
Chuẩn bị nguyên liệu: Lá trầu không già: 15 lá. Muối hạt trắng: 1 thìa cà phê. Nước muối pha loãng
Cách thực hiện: Lá trầu đem rửa sạch rồi ngâm nước muối pha loãng trong 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và khử trùng. Vớt lá trầu không để ráo nước rồi cho vào nồi nước đun sôi với muối ăn. Xông hậu môn khi nước còn nóng và bốc hơi nhiều. Đến khi nước nguội dần thì dùng luôn để vệ sinh hậu môn
Phương pháp này đạt hiệu quả cao đối với những bệnh nhân bị trĩ ở cấp độ nhẹ. Với những bệnh nhân nặng hơn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị.
Chữa vết thương hoặc bị bỏng bằng lá trầu không
Các nhà nghiên cứu hiện đại đã ghi nhận tác dụng kháng sinh tự nhiên tuyệt vời của lá trầu. Chất kháng sinh bay hơi này của lá trầu có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn có thể xâm nhập khi bị bỏng, từ đó hạn chế khả năng nhiễm trùng vết thương. Khi bệnh nhân bị bỏng, chúng ta có thể tiến hành sơ cứu và điều trị bằng lá trầu không theo công thức dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu: Trầu không: 2-3 lá (tùy thuộc vào độ lớn của vết bỏng), Dầu thầu dầu: 1 thìa cà phê, Nước muối pha loãng
Cách thực hiện: Lá trầu không đem rửa sạch với nước muối loãng rồi để ráo nước. Đem lá hơ qua trên lửa cho mềm bớt rồi phết một lớp thầu dầu lên. Đắp trực tiếp lên vết bỏng 2-3 tiếng rồi thay lá khác.
Lá trầu không chữa các bệnh phụ khoa
Sử dụng lá trầu không để chữa viêm nhiễm phụ khoa vốn được nhiều chị em truyền tai nhau sử dụng
Hàng loạt công trình nghiên cứu khoa học về thành phần dược tính của trầu không đã chỉ ra trong lá của loại thảo dược này chứa tinh dầu với các hoạt chất
Trong Y học hiện đại, bên trong lá trầu không chứa một lượng lớn tinh dầu với Chavicol, cadinen và betel-phenol là những hoạt chất có khả năng kháng viêm mạnh mẽ. Từ đó làm giảm tình trạng ngứa ngáy và đau rát tại phụ khoa đang bị viêm nhiễm.
Nếu chị em đang gặp các bệnh phụ nữ như: viêm nhiễm âm đạo, âm hộ, viêm đường tiết niệu, ngứa ngáy… thì có thể áp dụng cách điều trị bằng lá trầu không sau.
Chuẩn bị nguyên liệu: Lá trầu không: 8-10 lá già, Nước muối pha loãng, 1,5 lít nước sạch, Khăn sạch
Cách thực hiện: Rửa sạch lá trầu không với nước muối loãng. Cho vào nồi đun sôi với 1,5 lít nước. Chờ cho nước nguội bớt thì lấy khăn đã chuẩn bị thấm nước lau rửa vệ sinh vùng kín 2-3 lần/tuần. Lưu ý: Không dùng nước thuốc thụt rửa sâu vào âm đạo.
Làm thuốc giảm đau từ lá trầu không
Như đã biết, lá trầu không được nghiên cứu là chứa những chất chống oxy hóa polyphenol và chavicol dồi dào. Nó làm giảm stress oxy hóa và kháng khuẩn, giảm đau nhanh hơn.
Khi gặp các chấn thương hoặc mắc các bệnh lý về xương khớp, có thể làm giảm triệu chứng đau nhức bằng cách sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: Lá trầu không: 5-7 lá. Nước muối loãng
Cách thực hiện: Lá trầu đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng trong 15 phút để khử khuẩn. Để khô ráo nước rồi đem hơ nóng. Đắp lá lên vùng khớp bị đau cho đến khi lá nguội hẳn. Thực hiện khi những cơn đau khớp kéo đến để cơ thể thấy giảm đau và dễ chịu hơn.
Những lưu ý khi sử dụng lá trầu không:
Một số người dùng có cơ địa dị ứng với các thành phần của trầu không không nên dùng.
Có thể thử trước bằng cách xát lá trầu lên vùng da mỏng dưới cổ tay 15-20 phút để biết da có bị kích ứng hay không.
Phụ nữ có thai không nên dùng bởi lá trầu không chưa qua bào chế vẫn còn tồn tại một số thành phần độc tính không tốt cho thai nhi.
Người già và trẻ em nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ về cách dùng và liều lượng trước khi điều trị. Điều trị đúng liều lượng đã được bác sĩ đưa ra, không nên lạm dụng vì có nguy cơ bị bỏng lá trầu không (nếu đắp).
Những phương pháp này chỉ phù hợp với người mới bị bệnh và tình trạng chưa thực sự nghiêm trọng.
Yên Thư