Thừa Thiên-Huế: Khai trương không gian Ngọ Môn phục vụ du lịch

Nhân dịp chào đón năm mới 2021, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức khai trương không gian Ngọ Môn phục vụ khách du lịch.
Thừa Thiên-Huế: Sản phẩm tinh dầu tràm được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý Thừa Thiên-Huế: Dự kiến phát triển thêm gần 10.000ha rừng trồng sản xuất gỗ lớn Thừa Thiên Huế triển khai nhiều giải pháp phục hồi du lịch sau đại dịch COVID-19

Ngọ Môn là cổng chính nằm ở phía Nam của Hoàng Thành Huế, theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi chép, Ngọ Môn được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833), khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành. Nguyên tại vị trí này trước đây là Nam Khuyết Đài, được xây dựng vào đầu thời vua Gia Long.

Quang cảnh Đại Nội Huế nhìn từ Ngọ Môn
Quang cảnh Đại Nội Huế nhìn từ Ngọ Môn

Ngọ Môn ngoài chức năng là cổng chính ra vào Hoàng Cung Huế thì đây còn là một lễ đài trong nhiều sự kiện trọng đại của triều đình. Đây là nơi vua ngự xem duyệt binh, dự các lễ Truyền lô - xướng danh các sĩ tử thi đỗ tiến sỹ, lễ Ban sóc… Đặc biệt vào năm 1945, chính tại nơi đây vua Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị, trao ấn kiếm lại cho cách mạng và chính thức nền phong kiến Việt Nam cáo chung.

Với vai trò quan trọng như vậy, Ngọ Môn luôn được quan tâm trùng tu, sửa chữa, đặc biệt vào năm Minh Mạng thứ 20 (1939) và dưới các đời vua Thành Thái, Khải Định. Sau khi triều Nguyễn cáo chung vào năm 1945, Ngọ Môn vẫn tiếp tục được quan tâm bảo tồn, trùng tu vào các năm 1956, 1963.

Tuy nhiên, vào năm 1968, trong biến cố Mậu thân, Ngọ Môn nằm trong trọng tâm của vùng chiến sự nên đã bị hư hại nghiêm trọng, đặc biệt là Tả - Hữu Dực Lâu. Ngoài ra, hệ lan can chung quanh lầu cùng với hệ lan can hồ Ngoại Kim Thủy cũng đã bị tổn hại phần lớn.

Sau ngày đất nước được thống nhất, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước lẫn các tổ chức quốc tế Ngọ Môn đã trải qua rất nhiều đợt trùng tu, sửa chữa, trong đó phải kể đến là đợt tu bổ Ngọ Môn với quy mô lớn đã được tiến hành từ năm 1990 -1993, có sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản và hỗ trợ kỹ thuật của UNESCO.

Thừa Thiên-Huế: Khai trương không gian Ngọ Môn phục vụ du lịch
Những du khách đầu tiên đến với di sản Huế năm 2021 bằng đường hàng không

Sau đợt tu bổ này tình trạng kỹ thuật lầu Ngũ Phụng đã được cải thiện rõ rệt. Đến năm 1999, Ngọ Môn được tiếp tục trùng tu, sửa chữa với hạng mục phục hồi đá Thanh bị hỏng cho 5 cửa. Đặc biệt, năm 2012, sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự án trùng tu tổng thể Ngọ Môn chính thức được triển khai với số vốn đầu tư hơn 80 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn 2012-2015 và 2016-2019.

Giai đoạn 2 của Dự án Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Ngộn Môn được đầu tư với tổng kinh phí khoảng 44 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục: Sơn thếp toàn bộ cấu kiện gỗ lầu Ngũ Phụng (hai tầng nhà chính và Tả, Hữu Dực Lâu) bằng kỹ thuật sơn truyền thống gồm sơn son thếp vàng, sơn son không thếp, sơn quang tùy vào từng không gian khác nhau. Hạ tầng xung quanh khu vực Ngọ Môn và gắn kết với công trình về mặt giao thông cũng như cảnh quan từ mọi góc nhìn. Phạm vi phần hạ tầng chung quanh Ngọ Môn được nghiên cứu có diện tích 1,33ha, bao gồm các hạng mục có liên quan đến công trình: sân, mặt cầu (ba cầu qua hồ Kim Thủy, cầu Trung Đạo) hệ thống lan can (hồ Kim Thủy, hồ Thái Dịch), bia "Khuynh cái hạ mã", cây xanh... Hệ thống chiếu sáng nội thất, chống cháy theo kỹ thuật hiện đại và tiêu chuẩn VN ban hành.

Đến thời điểm hiện tại Ngọ Môn đã được phục hồi toàn diện. Trong thời gian sắp tới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tiếp tục nghiên cứu để tái hiện lại những sự kiện đã gắn liền với công trình này để phục vụ du khách.

Được biết, cũng trong sáng nay, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức đón và tặng quà cho những du khách đầu tiên đến tham quan di sản Huế trong năm 2021 bằng đường hàng không.

Diệu Thu

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

4 món ngon “níu chân” du khách của người Thái bên dòng Nậm Bai

4 món ngon “níu chân” du khách của người Thái bên dòng Nậm Bai

Ẩm thực đồng bào Thái ở Điện Biên không chỉ đậm đà hương vị núi rừng mà còn in đậm dấu ấn văn hóa. Cá nướng bên dòng Nậm Bai, hoa pó píp xào, núc nác nhồi thịt và nước chấm “thần thánh” khiến du khách nhớ mãi.
Hàng nghìn phật tử hành hương chiêm bái Xá lợi tại chùa Tam Chúc

Hàng nghìn phật tử hành hương chiêm bái Xá lợi tại chùa Tam Chúc

Sáng 17/5, Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung rước từ chùa Quán Sứ về chùa Tam Chúc, Hà Nam. Sự kiện thu hút đông đảo tăng ni, phật tử và người dân thập phương hành hương chiêm bái trong không khí trang nghiêm, linh thiêng.
Hàng vạn người dự Lễ cung rước xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Hàng vạn người dự Lễ cung rước xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Ngày 17/5, tại chùa Tam Chúc (thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), Lễ cung rước và tôn trí xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – Bảo vật Quốc gia Ấn Độ – đã diễn ra trang nghiêm, thu hút sự tham dự của hàng vạn tăng ni, phật tử và người dân từ khắp mọi miền đất nước. Sự kiện là một trong những điểm nhấn tâm linh quan trọng trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025 được tổ chức tại Việt Nam.
Lẩu tôm Biên Hòa – đậm đà hương vị miền Đông

Lẩu tôm Biên Hòa – đậm đà hương vị miền Đông

Từ vị ngọt của tôm sông đến nồi nước lẩu nghi ngút, lẩu tôm Biên Hòa là món ăn gắn bó với bao thế hệ người dân nơi đây.
Cháo lòng Việt Nam: Từ tranh cãi đến tinh hoa ẩm thực

Cháo lòng Việt Nam: Từ tranh cãi đến tinh hoa ẩm thực

Từng lọt top 45 món ăn bị chê nhiều nhất Việt Nam, cháo lòng nay gây bất ngờ khi được xếp hạng trong danh sách những món cháo ngon nhất thế giới và châu Á, khẳng định vị thế của ẩm thực dân dã Việt Nam trên bản đồ quốc tế.
4 quán chay gần chùa Tam Chúc dành cho Phật tử hành hương chiêm bái xá lợi

4 quán chay gần chùa Tam Chúc dành cho Phật tử hành hương chiêm bái xá lợi

Tạm gác lại những ồn ào phố thị, hành hương về chùa Tam Chúc – quần thể tâm linh lớn nhất Việt Nam – không chỉ là hành trình tìm về sự tĩnh tại, mà còn là cơ hội để khám phá nét tinh tế của ẩm thực chay trong một không gian linh thiêng.
Xá lợi Phật về Tam Chúc – Hòa điệu Phật pháp giữa trời nước Việt

Xá lợi Phật về Tam Chúc – Hòa điệu Phật pháp giữa trời nước Việt

Sáng 17/5, Xá lợi Đức Phật sẽ được cung rước trang nghiêm từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về chùa Tam Chúc (Hà Nam). Hàng vạn Phật tử và người dân thành kính tham dự, thể hiện lòng tôn kính sâu sắc trong Đại lễ Phật đản Vesak 2025.
Củ hũ dừa – Đặc sản trắng nõn từ đọt non xứ dừa

Củ hũ dừa – Đặc sản trắng nõn từ đọt non xứ dừa

Củ hũ dừa trắng tinh, ngọt dịu như sữa, được mệnh danh là “ngọc thực” của miền Tây. Mỗi ký củ hũ là thành quả của công phu gọt giũa từ thân cây cao lớn, khiến món ngon này vừa quý, vừa hiếm như một báu vật thiên nhiên.
Linh Sơn: Từ huyền thoại hang động đến vùng quê nông nghiệp hiện đại

Linh Sơn: Từ huyền thoại hang động đến vùng quê nông nghiệp hiện đại

Tựa vào dãy núi Hột hùng vĩ, soi bóng xuống dòng Linh Nham xanh biếc, Linh Sơn (TP. Thái Nguyên) là vùng đất giàu giá trị lịch sử, văn hóa và nông nghiệp, đang chuyển mình mạnh mẽ trên hành trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, hiện đại, bền vững.
Mực cuốn rau muống – món ăn gây “sốt” trên mạng xã hội

Mực cuốn rau muống – món ăn gây “sốt” trên mạng xã hội

Sự kết hợp tưởng chừng không liên quan giữa mực và rau muống đang trở thành xu hướng ẩm thực mới, khiến cộng đồng mạng “phát cuồng”. Món ăn không chỉ độc đáo về hương vị mà còn hấp dẫn bởi hình thức lạ mắt, dễ chế biến và đậm đà phong vị Việt.
Du lịch Việt: Thành tích rực rỡ, nhưng thiếu điểm chạm với khách Tây

Du lịch Việt: Thành tích rực rỡ, nhưng thiếu điểm chạm với khách Tây

Du lịch Việt Nam đang trên đà hồi phục với lượng khách quốc tế tăng mạnh, song phần lớn vẫn đến từ các thị trường châu Á. Trong khi đó, phân khúc du khách cao cấp từ châu Âu, Mỹ vẫn còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành.
Tàu hỏa - Hành trình “chậm mà chất” chinh phục du khách

Tàu hỏa - Hành trình “chậm mà chất” chinh phục du khách

Tàu hỏa đang trở thành xu hướng du lịch mới, được giới trẻ và gia đình ưa chuộng nhờ an toàn, tiết kiệm, thân thiện môi trường và trải nghiệm hoài niệm, lãng mạn – góp phần tô đậm sắc màu du lịch bền vững tại Việt Nam.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ “cú hích kép” lịch sử và tâm linh

Đánh thức tiềm năng du lịch từ “cú hích kép” lịch sử và tâm linh

Hai sự kiện lớn – 50 năm thống nhất đất nước và Đại lễ Vesak 2025 – đã thúc đẩy du lịch TP.HCM, ghi nhận kỷ lục mới về lượng khách và doanh thu, đồng thời mở ra cơ hội phát triển bền vững từ các sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử.
Chùa Tam Chúc miễn phí thuyền, xe điện phục vụ chiêm bái xá lợi Phật

Chùa Tam Chúc miễn phí thuyền, xe điện phục vụ chiêm bái xá lợi Phật

Từ ngày 17 đến 20/5, du khách và phật tử đến chùa Tam Chúc (Hà Nam) sẽ được miễn phí hoàn toàn vé thuyền, xe điện và dùng cơm chay trong khuôn khổ sự kiện cung rước, tôn trí xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Thành nhà Hồ: Từ di sản lịch sử đến điểm du lịch hút hồn

Thành nhà Hồ: Từ di sản lịch sử đến điểm du lịch hút hồn

Tọa lạc tại Thanh Hóa, Thành nhà Hồ không chỉ là di sản lịch sử quý giá mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn. Với kiến trúc cổ kính và các hoạt động trải nghiệm độc đáo, nơi đây mang đến cho du khách cái nhìn sâu sắc về lịch sử và văn hóa vùng đất xứ Thanh.
Hàng nghìn người đổ về chùa Quán Sứ trước ngày cung rước xá lợi Phật

Hàng nghìn người đổ về chùa Quán Sứ trước ngày cung rước xá lợi Phật

Trước ngày diễn ra lễ cung rước xá lợi Phật, hàng nghìn Phật tử và người dân từ khắp nơi đã đổ về chùa Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), trung tâm Giáo hội Phật giáo Việt Nam, để chiêm bái và tham dự các nghi lễ tâm linh đặc biệt.
Tháp Đa Bảo – Nơi tôn trí vĩnh viễn trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức

Tháp Đa Bảo – Nơi tôn trí vĩnh viễn trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức

Sáng 11/5, tại Việt Nam Quốc Tự (quận 10, TP.HCM), lễ cung thỉnh và tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào bảo tháp Đa Bảo đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính, với sự hiện diện của chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng đông đảo Tăng Ni, Phật tử.
Hột vịt lộn nước dừa Vũng Tàu – Món ăn vặt thanh mát, không nên bỏ qua

Hột vịt lộn nước dừa Vũng Tàu – Món ăn vặt thanh mát, không nên bỏ qua

Hột vịt lộn nước dừa là sự kết hợp vị ngọt mát của dừa và béo ngậy của trứng, trở thành món ăn vặt hấp dẫn, không thể thiếu trong ẩm thực Vũng Tàu.
Chùa Quán Sứ 500 năm chuẩn bị đón xá lợi thiêng liêng

Chùa Quán Sứ 500 năm chuẩn bị đón xá lợi thiêng liêng

Hướng về Đại lễ Vesak 2025, Chùa Quán Sứ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị đón xá lợi Đức Phật, biểu tượng thiêng liêng trong tín ngưỡng Phật giáo toàn cầu nhân dịp kỷ niệm Đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn.
Tận hưởng chuyến tàu VIP Hà Nội - Hải Phòng chỉ với 300.000 đồng/lượt

Tận hưởng chuyến tàu VIP Hà Nội - Hải Phòng chỉ với 300.000 đồng/lượt

Ga Hải Phòng, một trong những nhà ga lâu đời nhất Việt Nam, mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp cổ kính và lịch sử vĩ đại, giờ đây trở thành một điểm đến văn hóa độc đáo, hấp dẫn du khách khám phá.
Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp qua du lịch sinh thái và giải trí

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp qua du lịch sinh thái và giải trí

Bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, khai thác bền vững tiềm năng đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh và văn hóa dân tộc để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật.
Khánh Hòa tung loạt sự kiện đỉnh cao: Lễ hội biển 2025 có gì đặc biệt?

Khánh Hòa tung loạt sự kiện đỉnh cao: Lễ hội biển 2025 có gì đặc biệt?

Với chủ đề “Nha Trang say Hi!”, Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển 2025 hứa hẹn làm bùng nổ mùa hè tại thành phố biển bằng chuỗi sự kiện sôi động, hấp dẫn, kỳ vọng đón hàng triệu lượt du khách trong và quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động