Cánh cửa mới cho nông sản qua lối du lịch trải nghiệm Bảo tồn di sản – Nền tảng phát triển du lịch bền vững Lý do Thanh Hóa luôn là sự lựa chọn du lịch hàng đầu |
![]() |
Cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng và thành viên tổ nhận khoán thường xuyên phối hợp tuần tra bảo vệ rừng. |
Với mục tiêu kết hợp bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch bền vững, hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh, tín ngưỡng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; đảm bảo phù hợp các quy định pháp luật. Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt tại Quyết định số 957/QĐ-UBND ngày 7-5-2025, đề ra các chiến lược và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời bảo vệ và giữ gìn cảnh quan sinh thái độc đáo của khu vực.
Theo đề án về định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, tạo ra trải nghiệm phong phú cho du khách bao gồm: Sản phẩm 1: Các dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng với hệ thống phòng nghỉ thiết kế kết hợp giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại, tạo không gian gần gũi với thiên nhiên. Sản phẩm 2: Các nhà nghỉ sinh thái tách biệt dưới tán rừng, trên cây hoặc mặt nước, mang lại không gian yên tĩnh, trong lành, lý tưởng cho những ai tìm kiếm sự tĩnh dưỡng và trải nghiệm thiên nhiên hoang dã. Sản phẩm 3: Các chương trình dã ngoại, khám phá thiên nhiên, trải nghiệm thú nuôi và chụp hình lưu niệm. Sản phẩm 4: Dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí như chèo thuyền, bơi lội, mua sắm quà lưu niệm phục vụ du khách.
Các tuyến, điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm: Các điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, tổng diện tích thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là 221,44 ha. Cụ thể: Điểm du lịch sinh thái số 1: Vị trí thuộc khoảnh 6 tiểu khu 191; khoảnh 2, 5, 6, 7, 8 tiểu khu 192 và khoảnh 5, 7, 8 tiểu khu 197 (xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), với diện tích 205,8 ha. Điểm du lịch sinh thái số 2: Vị trí thuộc khoảnh 6, 8 tiểu khu 188B; khoảnh 1, 4 tiểu khu 192 và khoảnh 1 tiểu khu 196 (xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), với diện tích 15,64 ha.
Tuyến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm: Tuyến du lịch (Trảng cỏ Bù Lạch - sông Đồng Nai), chiều dài 22,5km, trong đó: chiều dài tuyến đi thuyền hoặc đi bộ là 3,5km; chiều dài đường bộ đến sông là 19km. Tuyến du lịch này sẽ là nơi lý tưởng để du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của Bù Đăng, đồng thời trải nghiệm những hoạt động giải trí thú vị.
![]() |
Những hàng cây cao su thẳng tắp, cao lớn trải dài khắp cánh rừng. |
Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng lập trình tự, thủ tục theo đúng quy định đối với các tuyến, điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Phương án quản lý rừng bền vững của Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng giai đoạn 2021-2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3350/QĐ-UBND ngày 31-12-2021.
Đề án cũng đưa ra các nhóm giải pháp thực hiện như: Nhóm giải pháp về vốn, nguồn lực đầu tư; nhóm giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường; nhóm các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy; nhóm các giải pháp về phương thức tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; nhóm các giải pháp về giá cho thuê môi trường rừng.
UBND tỉnh Bình Phước cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan. Trong đó, giao Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng tổ chức kêu gọi đầu tư thực hiện các dự án ưu tiên, tổ chức các hoạt động phát triển du lịch sinh thái, giám sát thực hiện đề án theo chức năng và nhiệm vụ được giao.
Thông tin công khai, rộng rãi về các nội dung của đề án, kêu gọi, lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng, liên doanh liên kết trong đầu tư và phát triển hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo nội dung của đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời phối hợp với các bên liên quan, chính quyền địa phương thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo đúng Luật Lâm nghiệp và các văn bản pháp luật của Nhà nước, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt đầu tư…