Ngâm chân là biện pháp thư giãn mang lại nhiều lợi bất ngờ đối sức khỏe hệ xương khớp, đặc biệt là những ai bị đau nhức, ê mỏi do bệnh phong thấp gây ra.
Ngâm chân buổi tối hoặc trước khi đi ngủ giúp thư giãn và xua tan mệt mỏi. Ngâm chân bằng nước muối hay một số loại thảo dược tự nhiên như gừng, lá lốt, ngải cứu,… sẽ giúp điều hòa khí huyết. Chưa kể đến, các hoạt chất từ thảo dược thấm sâu vào lòng bàn chân giúp các cơ quan được thư giãn, đẩy lùi tình trạng mệt mỏi.
Ngâm chân còn giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Khi ngâm chân, các mút dây thần kinh dưới lòng bàn chân sẽ được kích thích, tác động tích cực đến hệ thần kinh trung ương, giúp máu lưu thông ổn định, tạo cảm giác ngủ ngon.
Bên cạnh đó, ngâm chân còn có thể giảm đau nhức xương khớp: Hơi nước ấm cùng với tinh chất thảo dược tác động trực tiếp lên dây thần kinh và hệ xương khớp tạo cảm giác thoải mái, hỗ trợ giảm đau nhức ở các khớp xương do bệnh phong thấp, viêm khớp, thoái hóa khớp,… gây ra.
Ngoài các tác dụng trên, ngâm chân bằng muối hoặc thảo dược còn có công dụng giúp tẩy tế bào chết, trị các bệnh ngoài da. Bên cạnh đó, biện pháp tự nhiên này còn giúp ổn định huyết áp và cải thiện bộ lọc của thận.
Một số loại nước ngâm chân đơn giản
Nước gừng tươi
Tác dụng tốt với người sợ lạnh hoặc hay bị lạnh chân tay, giúp tuần hoàn máu tốt. Cách làm: Gừng tươi 20 - 30g, đập dập, cho vào khoảng nửa nồi nước, đậy kín vung để tránh làm bay hơi một số chất trong gừng, đun sôi trong khoảng 10 phút. Đổ toàn bộ nước và gừng đã đun vào chậu pha thêm nước lạnh khoảng 40 độ là ngâm được.
Vỏ quế và hoa tiêu
Có tác dụng rất tốt trị chứng phù thũng do chức năng bài tiết của thận. Cách làm: Vỏ quế, hoa tiêu mỗi thứ 15g cho vào nồi đổ nước, đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ ra chậu pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ là được. Chú ý không được ngâm quá mắt cá chân.
Ngải cứu
Có tác dụng cải thiện chức năng phổi, rất tốt đối với các bệnh nhân viêm phế quản mạn tính và những người thường xuyên bị ho có đờm. Cách làm: Ngải cứu tươi 20 - 30g, cho vào nửa nồi nước đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ cả lá và nước pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ thì ngâm hai chân. Không được ngâm quá mắt cá chân.
Hồng hoa
Có tác dụng hoạt huyết thông kinh, tiêu ứ, giảm đau. Dùng tốt cho người thường bị chứng tê cóng hoặc da bị nứt nẻ khi trời lạnh.
Cách làm: Lấy 10 - 15g hồng hoa cho vào nồi đổ nước, đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, đổ cả nước và bã ra chậu, pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ là được.
Không được ngâm quá mắt cá chân. Nếu dùng 30 - 50g ngải cứu khô và 10 - 15g hồng hoa đun nước ngâm chân thì còn có thể kích thích tuần hoàn máu, phòng chống và giảm nhẹ được chứng cong phồng tĩnh mạch và chứng viêm dây thần kinh ngoại vi.
Lá lốt
Lá lốt là một trong những bài thuốc ngâm chân chữa đau nhức xương khớp khá nổi tiếng từ xưa đến nay. Nhờ tinh chất kháng viêm và chống oxy hóa, loại thảo dược tự nhiên dễ tìm này trở thành vị thuốc quý giúp đẩy lùi tình trạng đau nhức và mệt mỏi ở xương khớp.
Bạn sử dụng khoảng 100 gram cây lá lốt (bao gồm rễ, thân và lá cây) đem đi rửa sạch. Sau đó, thái khúc, vò nát và cho vào nồi với 1,5 lít nước rồi tiến hành đun sôi. (Mục đích của việc vò nát là giúp các tinh chất có lợi trong lá lốt hòa tan vào nước, làm tăng tác dụng điều trị).
Tiếp đó, cho 1 muỗng muối hạt vào, khuấy đều rồi lọc lấy nước thuốc và ngâm chân. Đối với phần bã, bạn có thể dùng để đắp lên vùng khớp bị đau. Sau khoảng 15 – 20 phút ngâm bạn lau lại chân.
Hoa cúc
Hoa cúc chứa nhiều hoạt chất tốt cho hệ thần kinh. Chính vì thế, sử dụng bài thuốc ngâm chân từ nguyên liệu này sẽ giúp kiểm soát đau nhức xương khớp đáng kể.
Bạn dùng hoa cúc phơi khô đem rửa sạch và đun sôi với 1 lít nước, lọc lấy nước thuốc và ngâm chân.
Chỉ với 30 phút ngâm chân mỗi ngày từ hoa cúc, cơn đau do phong thấp gây ra sẽ giảm dần.
Lá trầu không
Có thể là một thiếu sót lớn nếu không liệt kê lá trầu không vào danh sách những bài thuốc ngâm chân. Với đặc tính tiêu viêm và chống khuẩn, các tinh chất có trong vị thuốc này có tác dụng hỗ trợ giảm đau, đồng thời giúp ngăn chặn viêm nhiễm ở khớp. Bên cạnh đó, lá trầu không còn có công dụng cải thiện tình trạng co cứng ở khớp.
Bạn sử dụng 5 lá trầu không, rửa sạch và đun sôi với 1,5 lít nước. Hòa tan một ít muối rồi tiến hành ngâm chân trong nước thuốc khoảng 15 – 20 phút,