Đây là những hộ tham gia mô hình trồng 5ha giống cây ba kích do Trung tâm triển khai trong năm nay. Mô hình này nằm trong Dự án Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ dược liệu khu vực miền núi phía Bắc, giai đoạn 2018 - 2020 thuộc dự án Khuyến nông Trung ương do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lào Cai chủ trì.
Thái Nguyên đã triển khai mô hình trồng cây dược liệu ba kích tại Thành phố Sông Công
Các hộ tham gia được hỗ trợ cây giống, phân bón và được tập huấn kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc. Giống sử dụng trồng trong mô hình là ba kích tím, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Tham gia mô hình người dân được hỗ trợ 100% cây giống, phân bón và tập huấn kỹ thuật. Đồng thời, được cán bộ khuyến nông hướng dẫn trồng, chăm sóc Ba Kích theo quy trình kỹ thuật của mô hình.
Sau thời gian đưa vào thực nghiệm, cây ba kích của mô hình cho sinh trưởng tốt, cây lên đều, phân nhánh và đã có củ theo nghiên cứu thực nghiệm.
Kết quả kiểm tra qua một năm trồng cho thấy, cây ba kích sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống trên 90%, không có sâu bệnh hại; hiện nay cây đã phân nhánh gốc từ 2-3 nhánh, chiều cao cây đạt từ 1,8 – 2 m. Tại xã Vinh Sơn, thành phố Sông Công, sau 3 tháng trồng, cây sinh trưởng phát triển tốt, đã bắt đầu phân nhánh, tỷ lệ sống trên 95%. Bước đầu đánh giá cây ba kích tím phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng tại các địa phương. Dự tính cây ba kích sẽ cho thu hoạc tương ứng 4 đến 6 kg trên mỗi gôc trồng tại mô mình khuyến nông…
Ba kích là loại cây dây leo thường mọc ở ven rừng, các bãi hoang có cây bụi. Tuy là loại cây ưa bóng mát và những nơi ẩm thấp nhưng cành lá lại luôn leo lên cao, vươn tới chỗ nhiều sáng nên thường được trồng xen canh dưới tán cây rừng. Thời gian thu hoạch thông thường của cây ba kích là từ 3 - 5 năm. Tuy nhiên, thời gian để thu hoạch tốt nhất là trong khoảng từ 5 - 7 năm vì thời điểm này củ ba kích mới đạt tiêu chuẩn. Mặc dù vậy ba kích để thời gian càng lâu thì hiệu quả và giá trị thu nhập từ loại cây này càng cao.
Mặc dù được trồng trên đồi đá sỏi cằn cỗi nhưng cây ba kích vẫn sinh trưởng phát triển tốt
Với giá bán trung bình ở thời điểm hiện tại khoảng 200.000 đồng/kg củ ba kích và ước tính mỗi gốc ba kích khi thu hoạch sẽ cho từ 3 - 5kg củ tươi thì giá trị mỗi gốc cây vào khoảng trên dưới 1 triệu đồng. Như vậy, chỉ tính sơ bộ đến lúc thu hoạch, giá trị thu nhập trung bình mỗi năm mà ba kích mang lại cho người trồng lên tới cả tỷ đồng.
Theo đông y ba kích tím có nhiều tác dụng như bổ thận, tráng dương, trị các bệnh đau khớp, đau lưng thường được dùng để ngâm rượu và uống nước. Do là vị thuốc quý nên những năm gần đây thị trường của cây ba kích tím rất có tiềm năng. Bởi vậy theo anh Chỉnh, trong thời gian tới anh có ý định tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng cây ba kích để phát triển mạnh và nhân giống cây dược liệu quý này đồng thời góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phối hợp với các địa phương theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của cây ba kích, các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại để có biện pháp chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời ở những năm tiếp theo, làm cơ sở để tuyên truyền, khuyến cáo trước khi nhân rộng mô hình.
Năm 2018, Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên triển khai mô hình trồng cây ba kích tím tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, với quy mô 5 ha, có 9 hộ nông dân tham gia. Năm 2019, Trung tâm tiếp tục mở rộng mô hình tại xã Vinh Sơn, thành phố Sông Công với quy mô thực hiện là 5 ha, 18 hộ nông dân tham gia.
Mai Quỳnh