Giá măng cụt giảm mạnh hậu “gỏi gà măng cụt” Hạt măng cụt có ăn được không? Loại quả rừng bị nhầm là măng cụt, xưa ít người ăn nay đem phơi khô bán 200.000 đồng/kg |
Đặc điểm trái măng cụt
Măng cụt, tên khoa học là Garcinia mangostana hay còn gọi là trúc tử, là một loài cây thuộc họ Bứa. Thuộc loại cây nhiệt đới cho quả ăn được, rất quen thuộc tại Đông Nam Á.
Cây măng cụt thường cao từ 7 đến 25m. Trái măng cụt có màu xanh, khi chín trái măng cụt thường có vỏ ngoài dày, màu tím đậm (đôi lúc sẽ ngã sang màu đỏ tím). Ruột trắng và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt thanh thanh và có mùi thơm thu hút.
Măng cụt chứa nhiều canxi, chất đạm, sắt, photpho,.. nên rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, ngoài phần ruột màu trắng chúng ta thường ăn thì phần vỏ màu tím sậm cũng rất tốt cho sức khỏe, nó chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho tim mạch.
Măng cụt còn được các chị em phụ nữ yêu thích vì loại quả này hỗ trợ chống ung thư da và làm chậm quá trình lão hóa da ở tuổi trung niên.
Măng cụt |
Ăn nhiều trái măng cụt liệu có tốt?
Mặc dù chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng chỉ nên ăn măng cụt trung bình một ngày 2-3 quả. Nếu ăn cùng lúc quá nhiều, măng cụt sẽ mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn như:
Gây dị ứng
Ăn quá nhiều măng cụt có thể gây một số dị ứng nhẹ như da mẩn đỏ, nổi mề đay, ngứa, sưng và phát ban ở những người nhạy cảm. Nó còn dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sưng miệng, môi, họng hoặc tức ngực.
Can thiệp quá trình đông máu
Cơ thể chúng ta sở hữu một khả năng tự nhiên để ngăn chặn chảy máu. Ăn măng cụt có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng này, do hợp chất xanthone gây cản trở quá trình đông máu diễn ra bình thường. Nó cũng có thể tương tác với thuốc làm loãng máu như warfarin và gây xuất huyết tiêu hóa. Do làm chậm đông máu, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn măng cụt 2 tuần trước khi phẫu thuật vì có thể tăng nguy cơ chảy máu trong hoặc sau khi phẫu thuật.
Nhiễm axit lactic
Việc sử dụng măng cụt hàng ngày kéo dài trong vòng 12 tháng có thể gây nhiễm axít lactic nặng. Tình trạng này xảy ra do axít lactic tích tụ bất thường trong máu. Các triệu chứng khi nhiễm axít lactic bao gồm buồn nôn và sức khỏe yếu. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như sốc, đe dọa đến tính mạng.
Ăn quá nhiều măng cụt sẽ gây ra những tác dụng phụ |
Cản trở quá trình điều trị bệnh
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, măng cụt có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của liệu pháp xạ trị cũng như thuốc hóa trị. Điều này xảy ra do một số loại thuốc hóa trị liệu phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để chiến đấu và tiêu diệt khối u. Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong măng cụt chống lại và loại bỏ các gốc tự do và đã được chứng minh là yếu tố trở ngại trong điều trị ung thư.
Bị táo bón và tiêu chảy
Ăn nhiều măng cụt có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy tạm thời và cũng có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng táo bón ở bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và gây biến chứng liệt dạ dày ở bệnh nhân tiểu đường.
Có 4 nhóm người không nên ăn trái măng cụt
Tuy măng cụt là loại quả tốt cho sức khỏe nhưng có 4 nhóm người sau đây không nên ăn măng cụt là người hay bị dị ứng, bệnh nhân ung thư, người bị bệnh về tiêu hóa, người bị bệnh đa hồng cầu để tránh tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.