Sản phẩm đưa thị trấn lên “bản đồ” OCOP ít ai ngờ vốn là thứ quả rụng bỏ đi

Hậu Giang có nhiều nông đặc sản, cũng là tỉnh phát triển mạnh các sản phẩm OCOP. Lần đầu tiên thị trấn Một Ngàn (huyện Châu Thành A) có một sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao khiến nhiều người quan tâm. Và càng ngạc nhiên hơn khi sản phẩm OCOP đặc biệt này lại là thứ quả non vốn không ai buồn nhặt.
Hậu Giang đặt mục tiêu năm 2022 có thêm ít nhất 20 sản phẩm OCOP từ 3 sao Điện Biên: Đưa búp chè Shan Tuyết trở thành sản phẩm OCOP 3 sao Đồng Tháp mạnh tay kết nối đưa OCOP vào siêu thị
Hiện cơ sở sản xuất của anh Đệ đã ký hợp đồng thu mua bưởi non với 5 nhà vườn, với giá mua dao động từ 5.000-10.000 đồng/kg. Ảnh: Hồng Cẩm
Hiện cơ sở sản xuất của anh Đệ đã ký hợp đồng thu mua bưởi non với 5 nhà vườn, với giá mua dao động từ 5.000-10.000 đồng/kg. Ảnh: Hồng Cẩm

Tiếc trái bưởi non sấy lên làm đặc sản

Anh Trần Văn Đệ (SN 1982), một công chức tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, chủ Cơ sở chế biến nông sản Trần Đệ (Ấp Nhơn Thuận 1A, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) là "cha đẻ" sản phẩm Bưởi non sấy khô đang được thị trường ưa chuộng bởi vừa ngon lại vừa nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ.

Chia sẻ về ý tưởng làm nên sản phẩm đặc biệt này, anh Đệ cho biết: Anh xuất thân từ gia đình nông dân. Cũng giống như nhiều hộ gia đình khác ở xứ Châu Thành A, cha mẹ anh Đệ làm vườn và cây chủ lực là cây bưởi.

Sản phẩm Bưởi non sấy khô được UBND tỉnh Hậu Giang công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao và là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2021
Sản phẩm Bưởi non sấy khô được UBND tỉnh Hậu Giang công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao và là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2021

Cây bưởi khi đậu quả thường có khá nhiều trái non, và để có được những quả bưởi chất lượng nhất, nhà vườn bằng kinh nghiệm lâu năm của họ sẽ tuyển bớt. Nghĩa là chỉ giữ lại những trái đẹp nhất trên mỗi cành bưởi. Sau mỗi đợt tuyển trái như vậy, những trái bưởi non bị vứt lăn lóc đầy vườn, vừa lãng phí vừa ảnh hưởng môi trường. Từ đó, anh Đệ suy nghĩ làm thế nào để tận dụng trái bưởi non, làm ra sản phẩm có giá trị...

Suy nghĩ là vậy, nhưng lúc đó còn trẻ, anh Đệ đi học rồi đi làm. Mãi đến năm 2020, sau thời gian lên mạng nghiên cứu, tìm hiểu, anh Đệ mới biết hoá ra trái bưởi non có nhiều công dụng như vậy, nào là hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, hạ mỡ máu và giảm cân ở người béo phì, hỗ trợ tiêu hoá…

Thế là anh Đệ bắt đầu nghiên cứu thử nghiệm làm món Bưởi non sấy khô như một loại mứt. Chỉ sau khoảng một tháng thử nghiệm, sản phẩm Bưởi non sấy khô của anh Đệ đã ra đời thành công.

Tìm ra bí quyết tạo hương vị đặc trưng

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sản phẩm từ vỏ bưởi sấy, nhưng sản phẩm của anh Đệ lại rất khác biệt so với những sản phẩm khác là bởi được làm từ nguyên trái bưởi non. Vì thế sản phẩm có cả lớp vỏ và ruột bên trong.

Nếu như vỏ bưởi sấy dẻo có độ dẻo dai, vị đắng nhẹ, thì Bưởi non sấy khô của anh Đệ lại rất giòn, có vị chua ngọt, thơm và một chút đắng, the của tinh dầu bưởi. Tất cả hoà quyện lại, tạo nên một vị rất kích thích vị giác người ăn.

Để đáp ứng thị trường, anh Đệ đầu tư máy móc, thiết bị để phục vụ việc sấy khô, đóng gói và bảo quản sản phẩm. Ảnh: Hồng Cẩm
Để đáp ứng thị trường, anh Đệ đầu tư máy móc, thiết bị để phục vụ việc sấy khô, đóng gói và bảo quản sản phẩm. Ảnh: Hồng Cẩm

Anh Đệ chia sẻ, bưởi non sấy được anh làm từ những nguyên liệu tự nhiên là trái bưởi non được trồng hữu cơ, đường cát và nước trái tắc (trái hạnh)… Hoàn toàn không có chất bảo quản hay phụ gia thực phẩm.

Làm món Bưởi non sấy khô không quá khó, sau khi bưởi non được các nhà vườn hái tuyển, anh mua về rửa sạch, cắt mỏng, đem đi ngâm để bớt đắng, sau đó vắt khô rồi ướp đường cát, nước tắc theo công thức sao cho miếng bưởi có vị chua ngọt nhẹ. Rồi đem đi phơi ráo và cuối cùng là đưa vào lò sấy.

"Công đoạn khó nhất để tạo độ ngon cho món Bưởi non sấy khô là xả nước cho miếng bưởi bớt đi vị đắng nhưng vẫn giữ được vị đặc trưng đắng nhẹ và hơi the. Kết hợp với thời gian sấy phù hợp để cho ra miếng bưởi sấy vừa giòn, vừa có vị chua ngọt, thơm mà vẫn giữ được một chút đắng, the nhẹ của tinh dầu bưởi. Chính vì vậy món bưởi non sấy khô trước tiên hỗ trợ tiêu hoá rất tốt cho người ăn"- anh Đệ chia sẻ.

Bên cạnh một số công đoạn thủ công như trên, anh Đệ còn mạnh dạn đầu tư một số máy móc, thiết bị để phục vụ việc sấy khô, đóng gói và bảo quản sản phẩm. Do đó, bưởi non sấy khô đảm bảo chất lượng và được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm được sản xuất và đóng gói với trọng lượng mỗi gói 100g có giá 40.000 đồng.

Sản phẩm Bưởi non sấy khô được làm từ trái bưởi non được trồng hữu cơ. Ảnh: Hồng Cẩm
Sản phẩm Bưởi non sấy khô được làm từ trái bưởi non được trồng hữu cơ. Ảnh: Hồng Cẩm

Đưa địa phương xuất hiện trên “bản đồ” OCOP

Tuy mới thành lập từ cuối năm 2020, nhưng đến nay, cơ sở kinh doanh của anh Trần Văn Đệ đã có đầu ra ổn định. Mỗi tháng, cơ sở có khoảng 1.000 sản phẩm được phân phối trên thị trường.

Bên cạnh việc bỏ mối cho một số cửa hàng trên địa bàn huyện, Bưởi non sấy khô của cơ sở anh Đệ còn được bày bán trên một số trang mua sắm điện tử và được cung cấp đến các tỉnh, thành phố như Bạc Liêu, Cần Thơ, Kiên Giang, TP.HCM… Ngoài ra, sản phẩm này còn rất được ưa chuộng tại các buổi hội thảo, hội nghị và được dùng làm quà tặng trong nhiều hoạt động của địa phương.

Theo chị Đỗ Thị Dung (kinh doanh cửa hàng Thực phẩm an toàn Một Ngàn ở ấp Thị Tứ, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A), cho biết: "Sau khi dùng thử món bưởi nón sấy của cơ sở Trần Đệ thôi thấy rất ngon, giữ được mùi thơm và màu sắc của vỏ bưởi, tốt cho sức khoẻ nên tôi mạnh dạn nhập hàng về bán. Rất nhiều khách hàng mua rồi lại quay lại mua nữa, đặc biệt là các chị em có nhu cầu ăn để hỗ trợ làm đẹp da, giảm mỡ...".

Hiện nay anh Đệ đang sản xuất và đưa ra thị trường thêm một sản phẩm từ trái bưởi non là Trà bưởi. Với 100% nguyên liệu tự nhiên món Trà bưởi của anh Để rất tiện lợi cho những người cần hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, hạ mỡ máu và giảm cân ở người béo phì, tiêu hoá…

Anh Đệ cho biết, để đáp ứng thị trường trong thời gian tới, hiện cơ sở sản xuất của anh Đệ đã ký hợp đồng thu mua bưởi non với 5 nhà vườn ở thị trấn Một Ngàn và xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A. Với giá thu mua dao động từ 5.000-10.000 đồng/kg, cơ sở đã giúp các hộ nông dân này có thêm thu nhập từ những trái bưởi non trước đây thường vứt đi.

Hiện cơ sở sản xuất của anh Đệ đã ký hợp đồng thu mua bưởi non với 5 nhà vườn, với giá mua dao động từ 5.000-10.000 đồng/kg. Ảnh: Hồng Cẩm
Hiện cơ sở sản xuất của anh Đệ đã ký hợp đồng thu mua bưởi non với 5 nhà vườn, với giá mua dao động từ 5.000-10.000 đồng/kg. Ảnh: Hồng Cẩm

Ông Đỗ Hữu Đức, cán bộ bảo vệ thực vật thị trấn Một Ngàn, cho biết: "Sản phẩm bưởi non sấy của hộ kinh doanh Trần Văn Đệ là sản phẩm OCOP đầu tiên của thị trấn, đã được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao năm 2021. Trong thời gian tới, thị trấn sẽ xem xét đề xuất các cấp lãnh đạo hỗ trợ cơ sở về máy móc, thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất".

Từ trái bưởi non rụng thường bỏ đi, nhờ sự tìm tòi nghiên cứu đã tạo nên món đặc sản rất tốt cho sức khỏe. Không chỉ tận dụng nguồn nông sản tại địa phương, sản phẩm bưởi sấy OCOP còn gợi mở hướng phát triển kinh tế cho người dân địa phương./.

Hồng Cẩm

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nam Định nâng tầm sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương

Nam Định nâng tầm sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương

Thời gian gần đây, các sản phẩm mới được công nhận OCOP của thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) không chỉ đạt chuẩn về chất lượng mà còn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về mẫu mã và giá trị sử dụng.
Hà Nội sẽ giám sát chặt chất lượng sản phẩm OCOP

Hà Nội sẽ giám sát chặt chất lượng sản phẩm OCOP

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 103/KH-UBND về Chuyên đề “Giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm OCOP thực phẩm, thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu trên địa bàn TP.Hà Nội”.
Hà Nội quảng bá sản phẩm làng nghề gắn với phát triển du lịch

Hà Nội quảng bá sản phẩm làng nghề gắn với phát triển du lịch

Hà Nội có nhiều làng nghề truyền thống đặc sắc như: Bát Tràng, Vạn Phúc, Đường Lâm, Chuông, Quảng Phú Cầu... Do đó, một giải pháp cần Hà Nội đặc biệt quan tâm là gắn sản phẩm OCOP với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực chất

Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực chất

Dù là địa phương dẫn đầu về số lượng, tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, chất lượng sản phẩm OCOP của Hà Nội vẫn cần tiếp tục cải thiện. Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, thực tế và phấn đấu có thêm ít nhất 30 sản phẩm được Trung ương công nhận 5 sao.
Tìm lời giải cho bài toán đầu ra của sản phẩm OCOP Long An

Tìm lời giải cho bài toán đầu ra của sản phẩm OCOP Long An

Thời gian tới, tỉnh Long An sẽ triển khai mạnh mẽ Chương trình OCOP, nhất là kết nối tìm đầu ra cho các sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể OCOP.
Tập trung phát triển sản phẩm OCOP ở Lâm Thao

Tập trung phát triển sản phẩm OCOP ở Lâm Thao

Chương trình OCOP được triển khai đã tạo điều kiện cho các địa phương trên địa bàn huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) sản xuất ra nhiều hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của vùng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Chủ đề OCOP năm 2025 của tỉnh Khánh Hòa là “Giám sát, đánh giá; tôn vinh sản phẩm và thương mại quốc tế” nhằm tôn vinh, khen thưởng là động lực, khích lệ chủ thể không ngừng hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã và phương thức phân phối, kinh doanh.
Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Để tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm 5 sao để đáp ứng các tiêu chí đề ra.
Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp để phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và sản phẩm OCOP.
Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP thành phố Đà Nẵng đã tổ chức công bố, trao chứng nhận 11 sản phẩm của 7 chủ thể đạt sản phẩm OCOP 4 sao.
Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Với phương châm “chất lượng, hiệu quả, bền vững và hội nhập”, kế hoạch năm 2025 của tỉnh Nam Định đặt ra nhiều mục tiêu đột phá, từ ứng dụng chuyển đổi số đến gắn kết OCOP với du lịch nông thôn và xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực.
Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chương trình OCOP được triển khai đồng bộ góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Tuy nhiên việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Đồn còn gặp một số khó khăn.
Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Mặc dù đã đạt được số lượng OCOP lớn với hơn 3.300 sản phẩm nhưng Hà Nội mới có 6 sản phẩm được chứng nhận đạt 5 sao. Vì vậy, trong năm 2025 TP. Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu trình Trung ương đánh giá, công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao.
Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Để đưa các sản phẩm OCOP đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn, không chỉ phạm vi địa phương mà trên cả nước và xuất khẩu thì giải pháp tối ưu nhất vẫn là đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, bên cạnh các kênh phân phối truyền thống.
Đồng Tháp phấn đấu có thêm 60 sản phẩm OCOP năm 2025

Đồng Tháp phấn đấu có thêm 60 sản phẩm OCOP năm 2025

Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 581 sản phẩm (464 sản phẩm 3 sao; 116 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao) của 246 chủ thể. Đáng phấn khởi là các ngành hàng chủ lực của tỉnh Đồng Tháp có nhiều sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao.
Đưa OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Hà Nội

Đưa OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Hà Nội

Để phát triển bền vững cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP, thời gian tới Hà Nội sẽ tập trung vào phát triển các sản phẩm chế biến sâu, đặc sản bản địa nâng tầm sản phẩm OCOP.
Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Để hoạt động phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch, dịch vụ phát huy được hiệu quả, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân, tổ chức kinh tế - xã hội thấy được giá trị kinh tế và nhiệt tình tham gia.
Gỡ vướng cho sản phẩm OCOP để phát triển đặc sản bản địa

Gỡ vướng cho sản phẩm OCOP để phát triển đặc sản bản địa

Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm OCOP. Những sản phẩm không bảo đảm yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc không sản xuất đúng như đăng ký sẽ bị thu hồi nhằm bảo vệ uy tín chung của chương trình.
Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn nỗ lực đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản, OCOP của địa phương, nhằm hỗ trợ các chủ thể sản xuất kinh doanh giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng. Qua đó, nhiều sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng tốt thị trường nội địa mà còn đạt chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính.
Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ Chương trình OCOP như cấp vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại huyện Thường Tín đã và đang tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế nông thôn địa phương, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các làng nghề truyền thống, đồng thời mở rộng cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ đặc trưng.
Hà Nam nỗ lực gỡ khó cho sản phẩm OCOP

Hà Nam nỗ lực gỡ khó cho sản phẩm OCOP

Sau thời gian dài triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Hà Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc thực hiện Chương trình OCOP trên địa tỉnh Hà Nam đang gặp một số khó khăn do ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế.
Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm địa phương

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm địa phương

Thời gian qua, sự kết nối chặt chẽ giữa Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ của thành phố Thừa Thiên Huế và Chương trình OCOP đã thúc đẩy việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn.
Phú Thọ phát triển sản phẩm địa phương từ thế mạnh chủ lực

Phú Thọ phát triển sản phẩm địa phương từ thế mạnh chủ lực

Huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đang tập trung tuyên truyền về phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc thù theo chuỗi liên kết. Đồng thời, từng bước mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng gắn với phát triển thị trường tiêu thụ; tiếp tục hỗ trợ hoàn thiện mẫu mã, bao bì, đa dạng hóa các dòng sản phẩm theo chương trình OCOP.
Ninh Bình phát triển sản phẩm OCOP thành thế mạnh xuất khẩu

Ninh Bình phát triển sản phẩm OCOP thành thế mạnh xuất khẩu

Để chuẩn bị hành trang vững chắc cho sản phẩm OCOP xuất ngoại, thời gian tới, tỉnh Ninh Bình cần cập nhật kịp thời thông tin từ thị trường xuất khẩu như chính sách thay đổi, thị hiếu để doanh nghiệp chủ động chuyển hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường.
Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị hạt muối

Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị hạt muối

Để nâng cao giá trị hạt muối thông qua phát triển sản phẩm OCOP, tỉnh Bạc Liêu đang nổ lực cải thiện chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm muối và chế biến từ muối... nhằm khẳng định được thương hiệu muối Bạc Liêu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đồng Nai: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Đồng Nai: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Song song với hoạt động quảng bá du lịch, huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) cần đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tìm kiếm, phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, phát triển du lịch trên địa bàn.
Ninh Hòa không ngừng trau dồi, nâng cấp sản phẩm OCOP

Ninh Hòa không ngừng trau dồi, nâng cấp sản phẩm OCOP

Tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các chủ thể của thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) đã trình làng nhiều sản phẩm chất lượng, đa dạng và không ngừng được trau dồi, nâng cấp.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động