Hậu Giang công nhận 19 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hậu Giang đã tiến hành đánh giá, phân hạng OCOP cấp tỉnh cho 20 sản phẩm thuộc 4 địa phương. Kết quả có 19 sản phẩm đạt từ 3-4 sao.
Thủy sản Hậu Giang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ Hậu Giang đã triển khai chính sách hỗ trợ từ tháng 7/2021 Hậu Giang: Ôỉ nữ Hoàng trúng giá cuối vụ
Sản phẩm OCOP tỉnh Hậu Giang
Sản phẩm OCOP tỉnh Hậu Giang

Tham gia đợt đánh giá lần này, toàn tỉnh Hà Giang ghi nhận 20 hồ sơ sản phẩm thuộc 4 địa phương gồm Thành phố Ngã Bảy, huyện Châu Thành, Thị xã Long Mỹ và huyện Phụng Hiệp.

Sau buổi đánh giá, Hội đồng OCOP tỉnh Hậu Giang và UBND tỉnh đã công nhận cho 9 sản phẩm đạt 4 sao và 10 sản phẩm đạt 3 sao.

Trong đó, Thành phố Ngã Bảy có 1 sản phẩm đạt 4 sao là rượu gấc Ng7, 4 sản phẩm đạt 3 sao gồm kem gấc Ng7 Hai Phil, trà gấc Ng7, bánh tráng Lộc Phát và nước mắm chay Tịnh Tâm.

Huyện Châu Thành có 2 sản phẩm 3 sao là sản phẩm đông trùng hạ thảo tươi Lion và nước đông trùng hạ thảo và nha đam Lion; 4 sản phẩm 4 sao gồm đông trùng hạ thảo Lion sấy khô - sấy thăng hoa, bưởi da xanh, rượu đông trùng hạ thảo Lion và yến sào đông trùng hạ thảo Lion.

Thị xã Long Mỹ có 4 sản phẩm đạt 3 sao gồm chả cá thát lát nguyên chất, cá thát lát tẩm gia vị, cá thát lát rút xương và chả cá thát lát cuộn.

Huyện Phụng Hiệp có 4 sản phẩm đạt 4 sao gồm chả cá thát lát viên gia vị Tân Phát, cá sặc rằn trứng ướp muối, chả lụa thát lát Tân Phát và khước lão - tửu Út Tây.

Sản phẩm Rượu cam sành Thành Phát của Cơ sở sản xuất Phát Phú Thành, ở thành phố Ngã Bảy để lại để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, tham gia vào đợt công nhận sau.

Trước đó, tỉnh Hậu Giang đã đánh giá và công nhận cho 66 sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh, 2 sản phẩm được đề xuất OCOP 5 sao. Sau buổi đánh giá vừa qua, tỉnh Hậu Giang có thêm 19 sản phẩm, nâng tổng số lượng sản phẩm OCOP của tỉnh lên 85 sản phẩm.

Bùi Huyền

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại huyện Thường Tín đã và đang tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế nông thôn địa phương, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các làng nghề truyền thống, đồng thời mở rộng cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ đặc trưng.
Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Nghề đánh bắt, chế biến sứa mang lại thu nhập khá tốt cho ngư dân ở Thanh Hoá. Năm nay vụ sứa đến muộn, sản lượng giảm hơn so với năm ngoái nhưng lại xuất hiện nhiều loài sứa đỏ, có giá trị kinh tế cao hơn nên phần nào giúp ngư dân yên tâm đánh bắt.
Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Để nâng cao giá trị từ cây chè, huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) sẽ tập trung phát triển vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hơn nữa thương hiệu, giá trị chè Shan tuyết cổ thụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.
Nhiều cơ hội giao thương tại Triển lãm ProPak Vietnam 2025

Nhiều cơ hội giao thương tại Triển lãm ProPak Vietnam 2025

Triển lãm ProPak Vietnam 2025 không chỉ là nơi hội tụ những công nghệ tiên tiến và giải pháp đột phá, mà còn mở ra cơ hội giao thương chiến lược, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đón đầu xu hướng thị trường và mở rộng vị thế trên trường quốc tế.
Hà Nam nỗ lực gỡ khó cho sản phẩm OCOP

Hà Nam nỗ lực gỡ khó cho sản phẩm OCOP

Sau thời gian dài triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Hà Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc thực hiện Chương trình OCOP trên địa tỉnh Hà Nam đang gặp một số khó khăn do ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế.
Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm địa phương

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm địa phương

Thời gian qua, sự kết nối chặt chẽ giữa Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ của thành phố Thừa Thiên Huế và Chương trình OCOP đã thúc đẩy việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn.
Phú Thọ phát triển sản phẩm địa phương từ thế mạnh chủ lực

Phú Thọ phát triển sản phẩm địa phương từ thế mạnh chủ lực

Huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đang tập trung tuyên truyền về phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc thù theo chuỗi liên kết. Đồng thời, từng bước mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng gắn với phát triển thị trường tiêu thụ; tiếp tục hỗ trợ hoàn thiện mẫu mã, bao bì, đa dạng hóa các dòng sản phẩm theo chương trình OCOP.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động