Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử gắn liền với tên tuổi Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308), vị vua từng lãnh đạo quân dân thời Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên - Mông, rồi từ bỏ ngai vàng, lên Yên Tử tu hành, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm đậm màu sắc Việt.
![]() |
Trong lịch sử, Yên Tử luôn là một trong những trung tâm Phật giáo của cả nước, gắn với nhiều kiến trúc cổ, được xây dựng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau (Lý, Trần, Lê, Nguyễn).
Vừa qua, ngày 31/1 (tức mùng 10 tháng Giêng), lễ khai Hội Xuân Yên Tử 2023 chính thức bắt đầu sau 2 năm tạm dừng do dịch COVID-19. Tại khu di tích Yên Tử du khách có thể thăm quan trải nghiệm các công trình, kiến trúc độc đáo như suối Giải Oan, Chùa Hoa Yên, Chùa Một Mái, Chùa Bảo Sái, An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.
![]() |
Du khách lên chùa Đồng có thể di chuyển bằng đường bộ để khám phá khung cảnh rừng nguyên sinh hai bên đường, cùng với những con rốc khá cao. Hoặc di chuyển bằng cáp treo sẽ rút ngắn được thời gian của du khách. Khi lên đỉnh Chùa Đồng, du khách sẽ tiến hành các nghi lễ để tưởng nhớ đức phật hoàng Trần Nhân Tông.
![]() |
Chùa Ba Vàng (còn gọi là Bảo Quang Tự) nằm trên lưng chừng núi Thành Đẳng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chùa nằm ở độ cao 340m, phía trước phía sau tựa lưng vào núi và hai bên là rừng thông trải dài xanh ngát.
Chùa được xây dựng vào năm Ất Dậu 1706, dưới triều vua Lê Dụ Tông. Trải qua thời gian cùng sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh, chùa Ba Vàng đã trở thành phế tích. Vào năm 1988, chùa được tôn tạo, trùng tu lại bằng gỗ. Đến năm 1993 thì chùa được xây dựng lại.
Khi tới chùa Ba Vàng du khách sẽ được chiêm ngưỡng tượng Phật A Di Đà làm bằng gỗ được mệnh danh to đẹp nhất miền Bắc của Việt Nam và các pho tượng bề như tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 10,8m: tọa lạc trên tòa sen cao 2,8m, có sức nặng tới 80 tấn. Bức tượng được làm bằng đá granite nguyên khối và được chạm khắc bởi bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân Việt Nam.
Cùng với giếng nước khổng lồ, quanh năm không bao giờ cạn gắn liền với sự tích, ai được uống một ngụm nước ở giếng này thì mọi bệnh tật sẽ tiêu trừ, sức khỏe bền lâu và viên mãn đến già. Cùng với hệ thống kiến trúc vỗ cùng nguy nga tráng lệ mang tính tôn nghiêm nơi cửa Phật.
Đại diện Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử thông tin trong hai ngày cuối tuần (28-29/1), Yên Tử đón tổng cộng 42.948 lượt khách về du xuân, tham quan và lễ Phật. Cụ thể, trong ngày 28/1 (mùng 7 tháng Giêng), Yên Tử đón 21.422 lượt khách, trong đó cáp treo 12.057 khách, đi bộ qua Giải Oan 5.552 khách, phía Tây Yên Tử 3.813 khách. Ngày 29/1 (mùng 8 tháng Giêng), Yên Tử đón 21.526 lượt khách, trong đó có 11.078 khách, đi bộ 5.757 khách, từ phía Tây Yên Tử 4.691 khách. |