Lâm Đồng phát triển nông nghiệp thông minh 4.0 Vùng KTTĐ phía Nam: Thúc đẩy nông nghiệp thông minh |
Theo thống kê của ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc, từ năm 1997 khi tái lập tỉnh đến nay, Vĩnh Phúc đã triển khai thực hiện trên 1.400 lượt đề tài nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, đầu tư tài chính cho khoa học và công nghệ ngày càng được quan tâm hơn.
Ngoài 2 mô hình kể trên, thời gian qua, ngân sách tỉnh đã hỗ trợ ứng dụng tiến bộ công nghệ trong sản xuất cho nhiều đơn vị như: Công ty TNHH Ong Tam Đảo với dự án phát triển nuôi ong mật và chế biến các sản phẩm ngành ong theo hướng hàng hóa; Công ty TNHH Ngọc Thạch với dự án nâng cao chất lượng đàn bò thịt và chế biến thức ăn khô cho bò tại huyện Sông Lô; Công ty cổ phần nông sản thực phẩm và bao bì Vĩnh Phúc với mô hình nhân giống sản xuất dược liệu cúc hoa vàng và giảo cổ lam…
Cùng với đó, tỉnh Vĩnh Phúc cũng hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Phát triển nông nghiệp thông minh ở Vĩnh Phúc |
Vĩnh Phúc còn đẩy mạnh triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO cho gần 40 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền. Xây dựng và đưa vào hoạt động “Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến Vĩnh Phúc”, thu hút hơn 100 doanh nghiệp tham gia với hơn 1.000 sản phẩm được đăng tải thông tin.
Tuy nhiên do cơ chế, chính sách áp dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn còn nhiều bất cập, gây tâm lý e ngại cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký tham gia ứng dụng công nghệ nhất là trong những lĩnh vực công nghệ cao… khiến hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo của tỉnh còn những hạn chế, bất cập.
Đến nay, mức đầu tư cũng như vốn giải ngân cho khoa học và công nghệ, nhất là nguồn chi cho sự nghiệp khoa học công nghệ, đầu tư phát triển khoa học công nghệ và công nghệ thông tin của tỉnh còn khá thấp, tỷ lệ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 chỉ đạt khoảng 16,9%. Các đề tài, dự án đa phần có quy mô nhỏ, kinh phí chưa thỏa đáng, chưa có các chương trình lớn, tạo thành phong trào nghiên cứu khoa học và công nghệ có sức mạnh lan tỏa nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phát triển nông nghiệp thông minh |
Nhiệm vụ được đặt ra cho lĩnh vực khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc thời gian tới là: Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ để khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trước mắt, trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh sẽ tập trung mạnh cho công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất và đời sống; nghiên cứu thực hiện một số sản phẩm, dịch vụ khoa học công nghệ có hàm lượng khoa học cao, góp phần tạo lập, phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong tỉnh, trong nước, hướng tới xuất khẩu.
Đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện thành lập nhiều tổ chức, doanh nghiệp khoa học công nghệ làm nòng cốt trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ vào thực tiễn; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ cho những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn.
Huy động các nguồn lực xây dựng phát triển nhanh và bền vững hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông trở thành hạ tầng thiết yếu cho phát triển kinh tế số, thúc đẩy chuyển đổi số, công nghệ số vào mọi lĩnh vực. Vĩnh Phúc cũng tiếp tục tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
Thời gian tới, Vĩnh Phúc tập trung đầu tư phát triển tiềm lực khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ vào trong sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; chú trọng các lĩnh vực như ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, nông thôn mới và xây dựng đô thị thông minh.