Gián Dubia hay còn gọi là gián đất |
Gián Dubia hay còn gọi là gián đất, địa miết trùng hay thổ miết trùng, tên tiếng anh là Blaptica dubia. Chúng nằm trong bộ Blattodea (bộ gián) và là loài côn trùng chuyên sống về đêm.
Tại Việt Nam loài gián này khá phổ biến và là thức ăn siêu dinh dưỡng cho các thú cưng. Chúng là món khoái khẩu của các dòng bò sát chuyên ăn côn trùng như Tắc Kè Hoa, Kỳ Đà Savannah, Rồng Úc, nhím, nhện,…
Ngoài ra, đây cũng là thức ăn của một số giống chim cảnh, gà cảnh và cá cảnh. Đặc biệt là những chú chim đang bị suy và rụng lông, nếu được ăn gián Dubia chắc chắn sẽ lấy lại được Form. Còn với cá cảnh thì đây là thức ăn không thể thiếu đối với cá Rồng hay một số loài cá ăn động vật khác.
Gián Dubia rất kém trong việc di chuyển, chúng thường sống trong các bụi cây ẩm ở rừng nhiệt đới.
Về đặc điểm, loài gián này có kích thước khá lớn. Một con trưởng thành có thể dài tới 35-40mm, cũng giống như gián thông thường, màu nâu sẫm là màu chủ đạo của loài gián này.
Gián đực sẽ có cánh dài qua bụng và râu dài, tuy có cánh nhưng loài gián này không biết bay và ngay cả leo tường cũng không. Còn với gián cái sẽ có cánh và râu ngắn hơn.
Gián Dubia khác với gián thông thường, chúng cần có môi trường thích hợp để sinh sống. Và đặc biệt, chúng là động vật biến nhiệt nên khá nhạy cảm với độ ẩm và ánh sáng.
Về sinh sản, có nhiều bạn thắc mắc là gián Dubia để trứng hay còn. Để mình nói luôn, những con gián ta hay thấy trong nhà đấy là chúng đẻ trứng, còn địa miệt trùng thì ngược lại chúng để con. Chúng sin sản khá tốt và đẻ cũng khá nhiều, mỗi lần sinh khoản 20-30 gián con.
Đặc biệt loài gián này không ăn còn của mình, chúng có thể tự phân biệt được đâu là thức ăn, đâu là con mình nên không cần phải tách con non sau sinh. Chứ không ngáo ngơ đi ăn hết con non như cá betta.
Chi phí thức ăn, chuồng trại để nuôi dubia khá thấp |
Hiệu quả từ việc nuôi loại côn trùng này cũng tạo ra thành công cho nhiều bạn trẻ.
Anh Lê Quan Khải (Người nuôi gián tại Tây Ninh) bắt đầu công việc này với tiền vốn 1.000.000 đồng, cho đến khoảng ba tháng, đàn gián đó đã nhân lên đến khoảng 6-7 kg và có giá trị cả chục triệu đồng. “Tuổi đời của con đực là 6 tháng, còn con cái là 1-2 năm. Loài gián này sinh sản rất nhiều, một lứa đẻ khoảng 20 - 30 con/tháng mà mỗi thùng từ 500 - 1.000 cặp. Loài này dễ nuôi, chi phí đầu tư không nhiều nên lợi nhuận cao”, anh Khải cho biết.
Theo chia sẻ của anh Khải, nguồn kinh phí để nuôi loài gián này gần như là miễn phí. Khoảng vài ngày anh Khải lại ra các quán sinh tố để xin vỏ cam, bã mía về cho gián ăn. Vì trong các loại hoa quả có sẵn nước nên người nuôi không cần đặt thêm nước trong hộp nuôi. Vì trong khoảng thời gian gần đây, nhiều người đã biết đến loài này hơn và một số bạn trẻ nuôi thú cưng là bò sát cũng cho ăn gián Dubia nên việc buôn bán cũng khá thuận lợi với anh Khải.
Lứa đầu tiên, Khải thu về hơn 7 triệu đồng, rồi lại tiếp tục lấy lời làm vốn. Đến nay, cơ sở của Khải đã phát triển ổn định, tuy giá của gián dubia đã hạ nhiệt so với thời gian đầu nhưng chàng trai trẻ vẫn bỏ túi chục triệu đồng mỗi tháng.
Tùy vào kích thước mà gián dubia có giá thành khác nhau. Phổ biến nhất là gián cỡ baby size, có giá từ 120.000 - 150.000 đồng/100 gram. Một cặp gián dubia mua về làm giống thường dao động từ 15.000 - 20.000 đồng. Hầu hết các loại gián là loài vật đẻ trứng, nhưng gián dubia là một ngoại lệ vì chúng đẻ con. Bất kì con gián nào khi đủ trưởng thành đều có thể sinh sản vô cùng tốt. Đây là một ưu điểm khi bạn lựa chọn loài gián này để nuôi.
Trong tự nhiên, gián dubia thường ăn rễ cây, mùn đất, xác động vật phân huỷ. Đối với những cơ sở nuôi, loài gián này cực thích ăn trái cây và ngũ cốc. Không nên cho gián ăn những thực phẩm có lượng protein cao vì điều này không tốt cho gián. Chúng thích ăn rau củ có nửa ngọt như cà rốt, xoài, táo, bơ, chuối, rau diếp,… Gián dubia còn có thể ăn bánh mì hay ngũ cốc không ngọt để bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể.