Tổng quan về lá chanh
Lá chanh có hình trứng, chiều dài khoảng 2.5 - 9 cm, mép lá có hình răng cưa và lá có mùi đặc trưng. Mặt trên của lá màu xanh bóng, mặt dưới có màu lục sẫm hơn. Lá chanh thường được biết đến là một loại rau gia vị tạo mùi thơm khi chế biến món ăn.
Lá chanh vị cay ngọt, tính ôn với nhiều công dụng khác nhau như tiêu đờm, chỉ khái và sát khuẩn. Thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm sốt không ra mồ hôi, chữa ho, hen phế quản, giảm đau cơ bắp… Đặc biệt, lá chanh còn có chứa nhiều tinh dầu với mùi thơm khá dễ chịu nên thường được sử dụng làm nguyên liệu cho vào nồi xông hơi để giải cảm.
Ngoài ra, trong lá chanh còn có chứa nhiều thành phần như: Linalool; dầu limonene; flavonoid (như poncirin, hesperidine, rhoifolin và naringin); synephrine; N-methyltyramine; axit citric; canxi; photpho; sắt; vitamin A, B1 và C. Ngoài ra, lá chanh còn có chứa axit citric có thể ngăn ngừa đau sau phẫu thuật sỏi thận.
Những lợi ích từ việc uống nước lá chanh
Theo Y học hiện đại, uống nước lá chanh mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe như:
Giảm căng thẳng, thư giãn và giải cảm
Áp lực công việc đôi khi khiến bạn dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Điều này sẽ dẫn đến một số tác động tiêu cực như mất ngủ và cảm giác mệt mỏi, ngay cả khi không bị bệnh. Lúc này, bạn có thể hít thở thật sâu và ngửi mùi lá chanh sẽ giúp đầu óc thư giãn và cơ thể cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài ra, loại dầu atsiri có trong lá chanh có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng khi uống nước lá chanh nấu sôi hoặc thêm vào các món salad để ăn kèm. Hoặc có thể nấu lấy nước xông theo công thức:
50gr mỗi vị gồm lá chanh, lá bưởi, cúc tần, lá tre, 20gr bạc hà, 2 củ sả và 3 nhánh tỏi. Đem rửa sạch và nấu lấy nước xông cho ra mồ hôi. Phương thuốc này sẽ giúp hỗ trợ giải cảm và giảm đau đầu hiệu quả.
Sử dụng lá chanh như một kháng sinh tự nhiên
Lá chanh có chứa các chất kháng sinh tự nhiên, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý. Khi cảm thấy mệt mỏi hoặc hệ miễn dịch có dấu hiệu bị suy yếu, hãy thử đun sôi lá chanh với nước và uống khi còn ấm vào mỗi buổi sáng sẽ giúp tăng cường năng lượng cho một ngày mới.
Chữa trị bệnh cảm cúm
Lá chanh có chứa nhiều dưỡng chất giúp kích thích sản xuất bạch cầu tự nhiên. Điều này sẽ làm tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, từ đó giúp đẩy lùi virus cảm cúm. Vì vậy, bạn có thể thêm lá chanh vào thực đơn bữa ăn hàng ngày hoặc nấu lấy nước uống để giúp phòng ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả.
Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
Lá chanh có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của các loại virus gây bệnh hoặc phá hủy các tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Đồng thời, việc uống nước lá chanh còn có thể kích thích tái tạo tế bào cơ thể và tạo ra tế bào khỏe mạnh hơn, tăng cường quá trình trao đổi chất.
Chữa ho
Chiết xuất vitamin C có trong lá chanh có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm cảm giác ngứa khó chịu và tránh được những cơn ho khan. Để khắc phục tình trạng này, hãy uống nước lá chanh đun sôi pha kèm với một ít đường thốt nốt hoặc mật ong.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng 5gr lá chanh tươi rửa sạch, 3gr gừng tươi thái lát. Sau đó đem sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml. Lấy nước chia ra uống trong khoảng 3 - 5 ngày, có thể cho thêm ít đường để dễ uống hơn.
Hỗ trợ điều trị cảm sốt không ra mồ hôi
Uống nước lá chanh có thể giúp hỗ trợ điều trị với trường hợp cảm sốt nhưng không ra mồ hôi. Hãy sử dụng khoảng 30gr lá chanh khô hoặc 10gr lá chanh sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc dùng 20gr lá chanh, 15gr lá cúc tần, 5gr lá bưởi, 10gr vỏ quýt đem sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml thì chia đều dùng trong 2 - 3 ngày.
Ngăn ngừa lão hóa
Vitamin C của chanh còn có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp bảo vệ làn da khỏi các tác động của gốc tự do có hại. Để duy trì làn da tươi trẻ, hãy thường xuyên uống nước lá chanh ấm, bạn sẽ thấy rõ sự giảm đi của nếp nhăn và dấu hiệu lão hóa da.