Củ cải đường hay sugar beet, có tên khoa học là Beta vulgaris. Đây là một loại củ thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Nước củ cải đường chứa hàm lượng sucrose cao, chỉ đứng sau mía.
Cứ trong 100 gram củ cải đường sẽ bao gồm 1,4 gram protid, 3,7 gram glucid, 1,5 gram xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho, 1,1 mg sắt, 0,06 mg vitamin B1,...
Theo y học cổ truyền, củ cải đường có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình có tác dụng tốt cho sức khỏe. Củ cải còn được sử dụng làm thuốc ở dạng khô.
Uống nước ép củ cải đường không chỉ là một xu hướng sức khỏe mới mà còn là một cách hiệu quả để bổ sung dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Hạ huyết áp
Nước ép củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp, lưu ý rằng nitrat từ nước ép củ cải đường có tác dụng làm giảm huyết áp tâm thu ở người lớn bị tăng huyết áp. Nitrat là hợp chất trong nước ép củ cải đường chuyển hóa thành oxit nitric trong máu và giúp mở rộng và thư giãn các mạch máu.
Tăng cường sự bền bỉ
Hợp chất nitrat trong nước ép củ cải đường chuyển đổi thành oxit nitric trong máu và giúp mở rộng và thư giãn các mạch máu.
Năm 2012, một nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy uống nước củ cải đường làm tăng mức nitrat trong huyết tương và tăng cường hoạt động thể chất .
Cải thiện sức mạnh cơ bắp ở người bị suy tim
Nghiên cứu cho thấy những người bị suy tim đã tăng 13% sức mạnh cơ bắp trong 2 giờ sau khi uống nước ép củ cải đường.
Cải thiện sức bền khi tập thể dục
Uống nước ép củ cải đường có thể làm tăng nồng độ nitrat trong huyết tương và tăng cường sức bền cơ thể.
Làm chậm sự tiến triển của chứng sa sút trí tuệ
Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ, nitrat có trong củ cải đường có thể giúp tăng lưu lượng máu lên não ở người lớn tuổi và giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức.
Sau khi tiêu thụ chế độ ăn giàu nitrat bao gồm nước ép củ cải đường, MRI chụp não của người cho thấy lưu lượng máu tăng lên ở thùy trán - đây là phần có liên quan đến tư duy nhận thức và hành vi.
Hỗ trợ duy trì cân nặng hợp lý
Thấp calo và không có chất béo, nước ép củ cải đường là lựa chọn tuyệt vời cho một bữa sáng bổ dưỡng và tăng cường năng lượng.
Giảm nguy cơ ung thư
Betalain và các chất chống oxy hóa khác có thể giúp tìm và tiêu diệt các gốc tự do hoặc các phân tử không ổn định trong cơ thể, những thứ có thể thúc đẩy tình trạng viêm và làm tăng nguy cơ ung thư nếu tích tụ với số lượng lớn.
Nguồn kali tốt
Củ cải đường là một nguồn cung cấp kali dồi dào, một khoáng chất và chất điện giải giúp các dây thần kinh và cơ hoạt động bình thường. Uống nước ép củ cải đường ở mức độ vừa phải có thể giúp giữ mức kali ở mức tối ưu.
Nếu nồng độ kali xuống quá thấp, có thể gây ra mệt mỏi, suy nhược và chuột rút cơ. Kali rất thấp có thể dẫn đến nhịp tim bất thường đe dọa tính mạng.
Nguồn khoáng chất tốt
Bên cạnh kali, nước ép củ cải đường còn cung cấp sắt, magiê, mangan, natri, kẽm, đồng và các khoáng chất khác quan trọng.
Nguồn folate tốt
Folate là một loại vitamin B giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống... Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ sinh non.
Hỗ trợ gan của bạn
Chất chống oxy hóa betaine có trong củ cải đường có khả năng giúp ngăn ngừa hoặc giảm tích tụ chất béo trong gan. Betaine cũng có thể giúp bảo vệ gan của bạn khỏi các chất độc.
Giảm cholesterol
Củ cải đường có thể giúp giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Lưu ý
Nếu bạn bị huyết áp thấp, uống nước ép củ cải đường thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ giảm huyết áp xuống quá thấp. Do đó, hãy theo dõi huyết áp của bạn một cách cẩn thận.
Nếu bạn dễ bị sỏi thận, đừng uống nước ép củ cải đường. Củ cải đường có nhiều oxalat, là chất tự nhiên hình thành các tinh thể trong nước tiểu của bạn. Chúng có thể dẫn đến sỏi .
Nấu chín củ cải đường làm giảm giá trị dinh dưỡng của chúng.
Nước ép ổi có tác dụng gì đối với sức khỏe? |
Tác dụng bất ngờ từ uống nước ép khoai lang sống |
Bí quyết trị nám da từ những loại thức uống quanh ta |