Bí đỏ
Bí đỏ có chứa nhiều beta-carotene, vitamin A, magiê, kali và chất xơ. Mà vitamin A có lợi cho khả năng miễn dịch và sức khỏe của mắt, thậm chí còn giúp duy trì tim, phổi và thận. Với 1 cốc bí ngô, bạn nhận được khoảng 745 mcg, gần như là 83% DV của cơ thể.
Magie trong bí đỏ cũng có tác dụng giúp cơ bắp và dây thần kinh của bạn hoạt động tốt hơn, đồng thời giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và huyết áp.
Bí đỏ có thể được nấu thành các món ăn như canh bí đỏ, cháo bí đỏ hoặc sữa bí đỏ.
Tỏi tây
Tỏi tây là một thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mùa thu vì có chứa nhiều flavonoid, đặc biệt là kaempferol, có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tim.
1 cốc tỏi tây cung cấp cho bạn khoảng 1,6 g chất xơ (khoảng 6% DV của bạn) và chỉ 54 calo. Bạn cũng sẽ nhận được khoảng 1.690 mcg lutein và zeaxanthin. Có thể nói, tỏi tây trở thành một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào, có thể giúp ngăn ngừa bệnh về mắt, bao gồm cả đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, theo Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm 2019 trên Tạp chí Ung thư Lâm sàng Châu Á - Thái Bình Dương cho thấy ăn rau allium, bao gồm tỏi tây và hành tây, có thể làm giảm tỷ lệ phát triển ung thư đại trực tràng ở nam giới và phụ nữ.
Bạn có thể dùng tỏi tây như một loại rau hoặc gia vị dành cho các món xào, canh, cháo.
Khoai lang
Khoai lang chứa rất nhiều chất dinh dưỡng - chất xơ, vitamin A và vitamin C. Trên thực tế, một củ khoai lang trung bình chứa 3,6 g chất xơ (chiếm 13% DV của có thể), khoảng 1.150 mcg vitamin A (chiếm hơn 100% DV) và 18,2 mg vitamin C (chiếm 20% DV của bạn).
Khoai lang rất dễ ăn và chế biến như làm bánh, luộc, nấu canh, … nhưng nên hạn chế ăn khoai lang chiên rán.
Củ cải đường
Theo bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, 1 chén củ cải đường cắt lát cung cấp 6,5 g chất xơ, 30 mcg vitamin K (giúp máu đông và giữ cho xương của bạn khỏe mạnh), và 22,6 mg vitamin C.
Ngoài ra, trong củ cải đường có chứa Folate - chất cần thiết cho các tế bào trong quá trình phân chia và tạo ra DNA. Đặc biệt, folate rất tốt cho phụ nữ chuẩn bị mang thai để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.
Súp lơ
Súp lơ hay còn gọi là bông cải xanh có chứa nhiều hợp chất được cho là có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh ung thư. Các nghiên cứu quan sát cho thấy rằng việc tiêu thụ các loại rau họ cải, bao gồm bông cải xanh, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư phổi, đại trực tràng, ung thư vú, tuyến tiền liệt, tuyến tụy và dạ dày.
Isothiocyanates có trong súp lơ ảnh hưởng đến men gan, giảm stress oxy hóa, giảm viêm, kích thích hệ thống miễn dịch của bạn và chống lại sự phát triển và tăng trưởng của ung thư.
Ngoài ra, bông cải xanh có nhiều chất (vitamin, folate, kali, mangan, sắt, … ) có tác dụng giảm mức cholesterol, tốt cho mắt.
Mọi người có thể xào, nấu canh, luộc, … nhưng không nên chế biến súp lơ quá chín vì có thể làm mất chất dinh dưỡng.
Bắp cải
Bắp cải có rất nhiều dưỡng chất và vitamin như vitamin K, B6, C, đạm, chất xơ, folate, canxi, kali, magie, ... Vì vậy, ăn bắp cải thường xuyên sẽ đem lại rất nhiều lợi ích sức khoẻ như:
Bắp cải chứa nhiều chất chống oxy hóa khác nhau nên có tác dụng giảm viêm mãn tính.
Vitamin C trong bắp cải có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bị tổn thương do các gốc tự do gây ra, vốn có liên quan đến nhiều bệnh mãn tính, bao gồm cả ung thư.
Loại rau này còn chứa đầy chất xơ không hòa tan có lợi cho đường ruột, một loại carbohydrate không thể bị phân hủy trong ruột. Chất xơ không hòa tan giúp giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách bổ sung lượng lớn vào phân và thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên.
Bắp cải có nhiều kali - đây là một khoáng chất và chất điện giải quan trọng mà cơ thể cần để hoạt động bình thường. Kali giúp bài tiết natri dư thừa qua nước tiểu. Nó cũng làm giãn thành mạch máu, làm giảm huyết áp.
Ngoài ra, bắp cải còn đem lại nhiều lợi ích khác như giảm mức cholesterol, tốt cho tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, …