Điều trị hậu COVID-19 như thế nào? Đẩy nhanh phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID -19 Thừa Thiên Huế giảm 50% giá vé tham quan di tích Cố đô Huế để kích cầu du lịch hậu Covid-19 |
Hậu Covid-19 gây ảnh hưởng tới đường hô hấp (ho kéo dài), tim mạch, gan, cơ, thận, khớp,.. hoặc gây rối loạn thần kinh như lo âu, căng thẳng,… thậm chí đột quỵ não, nhồi máu cơ tim…
Những biến chứng đó là nguyên nhân chính làm cho giấc ngủ giảm chất lượng, ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây mất ngủ hậu Covid-19
Mất ngủ là một rối loạn thường gặp, đặc biệt tăng cao ở bệnh nhân đã khỏi Covid-19. Theo thống kê, có khoảng 40% dân số bị mất ngủ do ảnh hưởng của Covid-19, trong khi tỉ lệ này đối với các bệnh dịch khác mà trước đây gặp phải là khoảng 24%.
Nguyên nhân có thể do các vấn đề tâm lý trong cuộc sống thường ngày, về thu nhập hoặc lo sợ bị biến chứng do chính bệnh Covid-19 gây ra; stress, lo lắng, đau buồn, mất mát do Covid-19 hoặc một số thuốc đã được sử dụng để điều trị Covid-19 cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ...
Tác hại của mất ngủ trong hội chứng hậu Covid-19
Giấc ngủ điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp cho bộ não được nghỉ ngơi, loại trừ stress, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt. Nếu mất ngủ kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe, cụ thể:
- Nếu giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, bộ não dành rất ít thời gian cho giai đoạn ngủ sâu và mơ, trong khi đây là giai đoạn rất cần thiết. Khi đó con người sẽ cảm thấy chậm chạp và gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ cũng như ghi nhớ mọi thứ.
- Mất ngủ làm giảm hiệu suất công việc, làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, luôn trong tình trạng buồn ngủ, đồng thời rất khó tập trung tư tưởng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc...
- Thiếu ngủ khiến cơ thể không sản sinh ra hormon sinh trưởng mà lần lượt tạo ra cortisol (một loại hormon căng thẳng) có thể phá vỡ nhiều collagen trong cơ thể. Loại hormon này sẽ làm tăng tình trạng viêm do mụn hoặc có thể làm làn da hình thành nếp nhăn sớm...
- Thiếu ngủ, bộ não sẽ có những phản ứng tiêu cực. Nó thường dẫn đến tình trạng rối loạn, lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi,… Đồng thời gây nảy sinh rất nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỷ,…
- Ngoài ra, tình trạng mất ngủ kéo dài còn ảnh hưởng không tốt đến tim mạch và toàn thân như: rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp và xuất hiện các vấn đề tâm thần như lo âu, trầm cảm,...
Biện pháp khắc phục tình trạng mất ngủ
Để có được những giấc ngủ ngon hậu Covid-19, mỗi người nên:
- Lên kế hoạch và duy trì một lịch trình sinh hoạt khoa học, cụ thể. Cố gắng ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm, ngủ trưa đủ 1 tiếng; đi ngủ và thức dậy vào giờ giấc như nhau đều đặn tất cả các ngày trong tuần.
- Nên giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Tắt tất cả các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.
- Uống ít nước trước khi ngủ để không bị đánh thức vì tiểu đêm; tránh ăn quá no, hoặc vận động mạnh trước giờ ngủ,…
- Cố gắng tạo môi trường ngủ thích hợp (tốt nhất trong một môi trường tối và yên tĩnh). Trước khi ngủ nên giành một chút thời gian để thư giãn (tập thở sâu hoặc xoa bóp tay, chân, bụng… nghe nhạc…).
- Bổ sung đủ chất xơ, đủ lượng protein, tinh bột và vitamin để phục hồi các mô bị tổn thương
- Có thể uống một số loại trà giúp dễ ngủ như: trà gừng, trà tâm sen, trà saffon,…