Người cao tuổi nên ăn uống thế nào để có giấc ngủ ngon? 5 loại rau xanh tốt cho người bị mất ngủ Hoa hòe trị bệnh mất ngủ có thực sự hiệu quả? |
Mất ngủ rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Cơ thể gặp phải những vấn đề như khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, dễ thức giấc, ngủ chập chờn, tỉnh giấc sớm khi chưa ngủ đủ giấc…
![]() |
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ. Đôi khi, mất ngủ là do những nguyên nhân đơn giản và không quá nghiêm trọng như sự thay đổi múi giờ dẫn đến loạn nhịp thức và ngủ của cơ thể, do ăn uống quá no, do thường xuyên sử dụng bia rượu, cà phê,...
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đáng lo ngại vì nguyên nhân gây mất ngủ có thể do các bệnh lý gây ra, chẳng hạn như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, viêm khớp,...
Suy giảm trí nhớ, kém tập trung
Các chuyên gia cho biết, khi cơ thể ở trạng thái ngủ sâu, vỏ não sẽ tiếp nhận thông tin và lưu trữ ký ức. Chất lượng giấc ngủ suy giảm khiến quá trình tiếp nhận và ghi nhớ thông tin của não bộ bị gián đoạn, gây ra tình trạng kém tập trung, hay quên.
Gây tăng cân
Ngủ không đủ giấc có thể gây tăng cân nhanh. Bởi mất ngủ ảnh hưởng đến các hormone kiểm soát cảm giác đói và no. Người thiếu ngủ kéo dài có xu hướng ăn nhiều hơn, ăn khuya, từ đó dẫn đến tăng cân.
Thêm nữa, mất ngủ còn dẫn đến căng thẳng, người bệnh thường thèm đồ ngọt hơn. Ăn nhiều đồ ngọt làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, mắc các bệnh như bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường.
Tăng nguy cơ trầm cảm
Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và khiến người bệnh rối loạn lo âu, tăng nguy cơ trầm cảm. Trầm cảm và mất ngủ giống như một vòng luẩn quẩn. Người bệnh mất ngủ rất dễ bị trầm cảm. Trong khi đó, bệnh nhân trầm cảm bị mất ngủ thì sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Thay đổi tính tình, dễ cáu gắt
![]() |
Mất ngủ ban đêm sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi và uể oải vào ban ngày. Cơ thể mệt mỏi kéo theo tâm trạng có khuynh hướng tiêu cực, thay đổi tính cách, dễ cáu gắt và kích động với mọi vấn đề. Trong đó, thay đổi tính cách và dễ cáu gắt là 2 hệ lụy, tác hại của mất ngủ thường gặp và dễ nhận biết.
Ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch
Mất ngủ có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Khi ngủ, cơ thể tiết ra các protein giúp bảo vệ khỏi bệnh tật và viêm nhiễm. Mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình này. Nó cũng có thể giảm khả năng của kháng thể và các tế bào có vai trò hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
Khi ngủ không đủ giấc, việc giải phóng hormone kích thích rụng trứng cũng bị ảnh hưởng, lâu dài có thể tăng nguy cơ vô sinh. Ở nam giới, mất ngủ lâu ngày có thể làm giảm số lượng cũng như chất lượng tinh trùng và vì thế cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ
Các bệnh về tim mạch và đột quỵ với nguy cơ tử vong cao cũng có thể là tác hại của mất ngủ kéo dài. Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể tạo điều kiện khởi phát các bệnh lý như tăng huyết áp, suy tim, đau tim, xơ vữa động mạch… Theo Hội Đột quỵ Thế giới, nguy cơ bị đột quỵ ở người thường xuyên mất ngủ có thể cao hơn người khác. Đặc biệt, nguy cơ này sẽ tăng thêm gấp 8 lần ở đối tượng mắc chứng mất ngủ, khó ngủ trong độ tuổi từ 18 – 34.
Gây hại cho da
![]() |
Mất ngủ thường xuyên cũng có thể giải phóng nhiều hormone cortisol, gây phá vỡ collagen, gây ảnh hưởng rất nhiều đến làn da. Do đó, những người mất ngủ thường có một số biểu hiện như mắt sưng húp, có nếp nhăn ở mắt, sạm da,...
Nguy cơ bị đái tháo đường
Thiếu ngủ, mất ngủ có thể làm gia tăng nguy cơ bị tiểu đường ở người trưởng thành. Bởi vì kéo dài tình trạng mất ngủ có thể gây ra hiện tượng kháng insulin, khiến lượng đường trong máu tăng cao và dẫn đến bệnh tiểu đường.
Tăng nguy cơ tai nạn cũng là tác hại của mất ngủ
Theo thống kê, có đến khoảng 30% trường hợp tai nạn giao thông tại Việt Nam liên quan đến vấn đề mất ngủ. Mất ngủ là nguyên nhân hàng đầu khiến người tham gia giao thông (đặc biệt là tài xế chạy đường dài) thường xuyên ngủ gục trong lúc lái xe, làm gia tăng nguy cơ gây tai nạn.
Bị mất ngủ kéo dài phải làm sao?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất ngủ, để cải thiện hiệu quả tình trạng này thì cần tìm nguyên nhân chính xác gây bệnh và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Do đó, nếu có biểu hiện bệnh, bạn nên đi khám để được các bác sĩ đưa ra những lời khuyên cụ thể.
Để hạn chế các tác hại của việc mất ngủ, bên cạnh điều trị theo bác sĩ chỉ định, mỗi người cần học cách cải thiện giấc ngủ như: Xây dựng lối sống khoa học, ăn ngủ đầy đủ, đúng giờ, duy trì hoạt động rèn luyện thể chất, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học…
![]() |
![]() |
![]() |