Thuốc Đông y: Tác dụng của cây hoa hòe với sức khỏe Những tác dụng tuyệt vời của hoa hòe Hoa Hòe – Vị thuốc giải nhiệt, tăng sức đề kháng |
Trị chứng khó ngủ bằng hoa hòe
Hoa hòe có chứa nhiều thành phần khoáng chất và vitamin có tác dụng làm giảm áp lực lên não bộ, thư giãn mạch máu, giải tỏa sự căng thẳng và trị mất ngủ |
Hoa hòe là một loài hoa có màu trắng hoặc vàng nhạt. Chúng thường mọc thành từng ở nhúm to ở đầu cành, khoảng chừng 8 – 20 bông. Loài hoa này thường nở rộ từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm. Cây hoa hòa không chỉ có công dụng làm đẹp cảnh quan mà còn được dân gian thu hoạch để làm thuốc chữa bệnh khi hoa đang ở giai đoạn còn nụ – đây là thời điểm hàm lượng rutin có trong hoa cao nhất, nếu hoa đã nở thì hàm lượng rutin giảm một cách rõ rệt.
Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học cho biết, rutin là một vitamin P, chúng có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, giúp nâng cao sức bền thành mạch nên tốt cho các đối tượng bị cao huyết áp. Bên cạnh đó, trong hoa hòe còn chứa nhiều thành phần khác như: sophorin A, sophorin B, sophorin C, sophoradiol, bertulin,… đây đều là những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Trong khi đó, giới Đông y cổ truyền đã chỉ ra, hoa hòe có vị đắng, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lưu thông khí huyết, chỉ huyết, lương huyết và an thần.
Với những thành phần và công dụng đã được chỉ ra cho thấy, hoa hòe có dược tính đa dạng và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, điển hình là chứng mất ngủ. Các đối tượng đang gặp vấn đề về giấc ngủ, ngủ không ngon, không sâu giấc có thể sử dụng một số bài thuốc từ hoa hòe để giảm sự căng thẳng, mệt nhọc và cải thiện giấc ngủ.
Đặc biệt, ngoài các đối tượng có sức khỏe bình thường, hoa hòe còn có tác dụng chữa mất ngủ cho những trường hợp sau: Bệnh nhân đang điều trị xuất huyết cấp tính do viêm thận; Bệnh nhân đang điều trị ở phổi nhưng không rõ nguyên nhân; Bệnh nhân bị cao huyết áp; Bệnh nhân bị cao huyết áp nhưng mao mạch dễ bị đứt hoặc vỡ.
Các bài thuốc trị bệnh mất ngủ từ cây hoa hòe hiệu quả
Trà hoa hòe vừa có tác dụng trị bệnh mất ngủ vừa giúp giải nhiệt, nhuận tràng và lợi tiểu. |
Có rất nhiều cách điều chế cây hoa hòe trị bệnh mất ngủ. Tuy nhiên, tương ứng với tình trạng sức khỏe hay mức độ bệnh lý cụ thể sẽ có những bài thuốc điều trị phù hợp. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn cách làm phù hợp với bản thân:
Cách 1: Uống trà hoa hòe giúp an thần, ngủ sâu giấc
Như các thông tin vừa được đề cập, về bản chất, hoa hòe đã có công dụng chữa bệnh mất ngủ. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng độc vị mà không nhất thiết phải kết hợp với bất kỳ dược liệu nào. Người bị mất ngủ có thể sử dụng trà hoa hòe để trị mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Trà hoa hòe có vị đắng, mùi thơm đặc trưng và có vị ngọt khi nuốt trôi. Loại trà này mang không chỉ có tác dụng trị chứng mất ngủ mà còn giúp giải độc, thanh nhiệt, cải thiện tình trạng nóng trong người, tâm hay bối rối, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Để có được một ly trà hoa hòe trị bệnh mất ngủ, bạn có thể thực hiện theo các bước sau: Đem 20 – 30gr hoa hòe khô hãm cùng với 100ml nước sôi; Gạn lấy phần nước để uống; Dùng mỗi ngày 2 – 3 lần và sử dụng liên tục trong nhiều ngày liền.
Cách 2: Trị bệnh mất ngủ bằng cây hoa hòe và hạt muồng
Trong Đông y, hạt muồng còn được biết đến với tên gọi là thảo quyết minh. Đây là một trong những vị thuốc quý với nhiều công dụng điều trị bệnh tật. Dược liệu này có vị mặn, đắng, tính hàn có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, giáng hỏa và an thần.
Nếu kết hợp hạt muồng cùng với cây hoa hòe sẽ làm gia tăng công dụng an thần, từ đó giúp cải thiện chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó ngủ, đặc biệt là các đối tượng trong độ tuổi trung niên và người cao tuổi.
Trị bệnh mất ngủ từ hoa hòe và hạt muồng được tiến hành theo các bước sau: Chuẩn bị nụ hoa hòe và hạt muồng mỗi vị 40gr; Đem hai nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa sạch, phơi khô rồi tán thành bột mịn. Sau đó, cho toàn bộ vào hộp thủy tinh có nắp đậy để sử dụng dần; Mỗi lần sử dụng 4 – 5gr hỗn hợp bột hòa cùng với một lượng nước ấm vừa đủ để uống; Dùng mỗi ngày đều đặn 2 lần và kiên trì điều trị cho đến khi bệnh tình khôi phục hoàn toàn.
Cách 3: Kết hợp hoa hòe cùng với các thảo dược khác để cải thiện chứng mất ngủ
Ngoài việc sử dụng độc vị hay kết hợp với hạt muồng, bạn cũng có thể kết hợp hoa hòe cùng với một số nguyên liệu khác để điều trị chứng mất ngủ và một số vấn đề sức khỏe khác đi kèm như: đau đầu, đau nửa đầu, chóng mặt, đau bụng,…
Một số bài thuốc trị mất ngủ từ hoa hòe được giới Đông y cổ truyền lưu lại
Chữa bệnh mất ngủ bằng hoa hòe kết hợp với các vị thảo dược khác. |
Bài thuốc số 1:
Nguyên liệu: Hoa hòe, tang ký sinh và dạ giao đằng mỗi vị 25gr; thảo quyết minh (hạt muồng), hạ khô thảo và cúc hoa mỗi vị 20gr; địa long, xuyên khung và toan táo nhân (sao đen) mỗi vị 15gr.
Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc cùng với 750ml nước. Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Gạn lấy phần nước và chia nhỏ thành nhiều phần để uống hết trong ngày.
Bài thuốc này thích hợp cho các đối tượng bị mất ngủ do tâm không yên, thường xuyên hồi hộp, tâm lý không ổn định và bồn chồn do cao huyết áp.
Bài thuốc số 2:
Nguyên liệu: Hoa hòe, đương quy, chi tử và cam thảo mỗi vị 12gr; cỏ mần trâu và cây xấu hổ mỗi vị 16gr; bạch linh, hà thủ ô, hắc táo nhân và hoàng liên mỗi vị 10gr.
Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ. Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn phân nửa thì tắt bếp. Gạn lấy phần nước và dùng hết trong ngày, có thể chia thành nhiều phần nhỏ để dùng.
Bài thuốc này phù hợp cho các đối tượng tâm hỏa thịnh (triệu chứng: ngủ không sâu giấc, khó ngủ, ngủ hay mơ, hay giật mình tỉnh dậy, đau đầu, lưỡi đỏ và kèm với chứng táo bón).
Bài thuốc số 3:
Nguyên liệu: 10gr hoa hòe (sao cháy), 12gr thảo quyết minh (sao cháy), 6gr cỏ ngọt và 4gr cúc hoa.
Cách thực hiện: Cho toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị vào trong bình thủy tinh. Đổ một lượng nước sôi vừa đủ và hãm để lấy nước dùng. Có thể chia thành nhiều lần uống để sử dụng hết trong ngày.
Những lưu ý khi dùng hoa hòe để trị bệnh mất ngủ
Mặc dù trị bệnh mất ngủ bằng hoa hòe tương đối lành tính và an toàn nhưng không phải ai cũng sử dụng được. |
Mặc dù trị bệnh mất ngủ bằng hoa hòe được đánh giá là tương đối lành tính và an toàn nhưng không phải ai cũng đều có thể sử dụng được. Do đó, trước và trong quá trình sử dụng, bạn cần ghi nhớ đến một số vấn đề sau để phòng tránh một số tác dụng phụ không mong muốn, như:
Lựa chọn và sử dụng dược liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không mua những nụ hoa hòe kém chất lượng kèm với quy trình chế biến không đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh;
Các đối tượng bị dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong hoa hòe tuyệt đối không nên áp dụng để trị bệnh mất ngủ; Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ không được tự ý sử dụng các bài thuốc từ hoa hòe. Nếu có nhu cầu, cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng;
Hoa hòe có tính lạnh nên các đối tượng hay bị đau bụng, ăn kém, ăn khó tiêu, đại tiện lỏng hoặc thiếu máu không nên sử dụng. Dù nụ hoa hòe hoàn toàn không có độc tính nhưng người bệnh không nên lạm dụng loại dược liệu này. Bởi việc sử dụng quá nhiều không những không làm gia tăng mà còn có khả năng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Hoa hòe có thể tương tác với một số loại thuốc Tây y hoặc các thực phẩm chức năng. Để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên thận trọng khi sử dụng đồng thời. Tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ để có cách dùng phù hợp. Chữa bệnh mất ngủ bằng hoa hòe chỉ thích hợp cho các trường hợp ở giai đoạn khởi phát hoặc ngắn hạn. Đối với những trường hợp bị mất ngủ kinh niên, phương pháp này chỉ là biện pháp hỗ trợ và không có tác dụng điều trị triệt để. Do đó, người bệnh cần biết chính xác bệnh tình đang mắc phải để có những phương pháp điều trị phù hợp;
Hiệu quả của hoa hòe trong việc điều trị bệnh mất ngủ thường khá nhiều chậm so với thuốc Tây y. Bởi, cần khá nhiều thời gian để các tinh chất có trong dược liệu thấm sâu vào trong lớp mô. Chính vì vậy, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong nhiều ngày liền và không nên điều trị dở dang, đứt quãng.