Điều trị hậu COVID-19 như thế nào?

Đa số các triệu chứng hậu COVID-19 là các biểu hiện rất nhẹ như mệt mỏi, hụt hơi, tức ngực… Bệnh COVID-19 cấp càng nặng thì hậu COVID-19 càng nặng và kéo dài.
Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 Chuyên gia hướng dẫn theo dõi, phát hiện, phòng tránh biến chứng hậu COVID-19 ở trẻ em Đẩy nhanh phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID -19
Điều trị hậu COVID-19 như thế nào?
Điều trị hậu COVID-19 như thế nào?

Cơ bản điều trị hậu COVID-19 theo nguyên nhân

Vấn đề sức khỏe của người bệnh sau nhiễm COVID-19 đang được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy hậu COVID-19 có những biểu hiện gì và điều trị như thế nào?

PGS.TS.BS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã chia sẻ bài viết trên báo Sức khỏe và Đời sống nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin về điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp hậu COVID-19.

Theo đó, tình trạng hậu COVID-19 bao gồm một loạt các triệu chứng (thể chất và tinh thần) phát triển trong hoặc sau COVID-19, tiếp tục kéo dài ≥ 2 tháng (tức là 3 tháng kể từ khi khởi phát) và không được giải thích bằng chẩn đoán khác.

Về cơ bản, điều trị hậu COVID-19 là điều trị theo nguyên nhân và các vấn đề tại thời điểm thăm khám.

Điều trị khó thở, ho hậu COVID-19

Khó thở là một chiến lược điều trị chung hậu COVID-19. Do đó, cần tìm nguyên nhân cơ bản gây khó thở, thường là do nhiều yếu tố: Viêm phổi, viêm phổi tổ chức, suy nhược thần kinh cơ, đợt cấp của bệnh phổi tiềm ẩn, hẹp khí quản do đặt nội khí quản, suy tim…

Với bệnh nhân thở khí trời, SpO2 <92% vẫn tiếp tục được hỗ trợ oxy gọng kính, cần khám chuyên khoa hô hấp và phục hồi chức năng hô hấp.

Ho sau khi mắc COVID-19 cấp được quản lý theo cách tương tự như ho ở bệnh nhân mắc hội chứng ho sau virus khác. Tuy nhiên, cần loại trừ các nguyên nhân ho khác như viêm dạ dày thực quản trào ngược, cơn hen phế quản, suy tim đợt cấp, viêm phổi mới xuất hiện...

Có thể sử dụng thuốc giảm ho không kê đơn (ví dụ: benzonatate, guaifenesin, dextromethorphan) khi cần thiết.

Các liệu pháp xịt, hít, khí dung (ví dụ: thuốc giãn phế quản hoặc glucocorticoid dạng hít) có thể được kê đơn, có thể hữu ích trong một số trường hợp khi nguyên nhân ho là co thắt phế quản.

Hạn chế dùng opioid để điều trị ho do những nguy cơ có hại tiềm ẩn và chỉ được sử dụng cho những bệnh nhân bị ho khó chữa, nặng, không thể dung nạp, ảnh hưởng đến giấc ngủ và/hoặc giảm chất lượng cuộc sống.

Cảm giác khó chịu đau, tức, nặng ngực

Các triệu chứng, đau ngực do nhồi máu cơ tim; tổn thương cơ tim liên quan đến COVID-19; viêm cơ tim hoặc tắc động mạch phổi cần được đánh giá cấp cứu, nếu nghi ngờ bệnh nhân cần nhập viện cấp cứu.

Trường hợp đã loại trừ được các tình trạng cấp cứu trên, nếu có hạn chế cơ năng tim, bệnh nhân cần tư vấn bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Nếu tức ngực do co thắt phế quản, điều trị bằng thuốc giãn phế quản dạng hít, xịt, khí dung.

Điều trị hậu COVID-19 như thế nào?

Triệu chứng khó chịu ngực dai dẳng sau khi phục hồi sau COVID-19 cấp tính có thể giảm chậm. Thường không cần điều trị trừ khi nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Đối với các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể được sử dụng trong trường hợp không có rối loạn chức năng thận hoặc các chống chỉ định khác như dị ứng, viêm dạ dày tá tràng.

Có thể sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất. Ví dụ: ibuprofen 400-600 mg uống 8 giờ một lần nếu cần trong 1-2 tuần, lưu ý viêm dạ dày.

Rối loạn "thần kinh thực vật" tư thế

Đối với những bệnh nhân bị rối loạn chức năng thực vật tư thế (ví dụ: nhịp tim nhanh xoang không rõ nguyên nhân, chóng mặt khi đứng) hậu COVID-19, có thể dùng tất chun tĩnh mạch, đai đeo bụng, uống đủ nước, vật lý trị liệu và điều chỉnh lối sống.

Di chứng thần kinh và nhận thức

Đối với những bệnh nhân có biến chứng thần kinh của COVID-19 cấp tính (ví dụ, đột quỵ, động kinh, bệnh não thiếu oxy, suy nhược thần kinh cơ liên quan đến hồi sức tích cực, hội chứng Guillain-Barré, viêm não), cần thăm khám thần kinh đầy đủ và đánh giá mức độ thiếu hụt chức năng thần kinh bệnh nhân.

Thông thường, không làm thăm dò hình ảnh thần kinh trừ khi có sự thiếu hụt thần kinh không giải thích được hoặc nghi ngờ tổn thương khu trú hoặc tình trạng khác.

Những bệnh nhân có biến chứng thần kinh sau COVID-19 được quản lý theo cách tương tự như với những bệnh nhân khác. Ví dụ, đối với những bệnh nhân bị yếu cơ không rõ nguyên nhân hoặc rối loạn cảm giác, có thể cần làm điện cơ và các đánh giá dẫn truyền thần kinh.

Tăng đông máu/ huyết khối

Nhiều bệnh nhân COVID-19 có tình trạng tăng đông máu trong giai đoạn bệnh cấp tính trên xét nghiệm và một số phát triển huyết khối tĩnh mạch, động mạch, đặc biệt là những bệnh nhân phải nằm hồi sức tích cực.

Bác sĩ phải tìm tất cả các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi trên và chi dưới, thuyên tắc phổi hoặc huyết khối động mạch (ví dụ, thiếu máu cục bộ đầu chi).

Đối với bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông, bác sĩ xem xét lại thời gian và chỉ định dùng thuốc chống đông, đánh giá sự phù hợp và an toàn như ở bất kỳ bệnh nhân nào đang dùng thuốc chống đông.

Các triệu chứng khứu giác/vị giác

Đối với những bệnh nhân bị mất hoặc giảm khứu giác hoặc vị giác với COVID-19 cấp tính, bác sĩ sẽ hỏi về mức độ còn lại và cảm giác ngon miệng hoặc cân nặng của họ có bị ảnh hưởng hay không. Giảm cân có thể gặp với một số bệnh nhân sau khi ốm nặng do nhiều nguyên nhân, mà suy giảm vị giác và khứu giác có thể là một trong những nguyên nhân.

Mệt mỏi, giảm sức chịu đựng

Một số rất ít bệnh nhân mệt mỏi có thể liên quan đến bệnh viêm não tủy đau cơ/hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Khi tư vấn bác sĩ sẽ tìm hiểu tình trạng nào có thể làm nặng tình trạng hoặc gây nên mệt mỏi, bao gồm tình trạng dùng thuốc/dùng nhiều thuốc cùng lúc, suy nhược, teo cơ, đau, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm thần và/hoặc các triệu chứng tim, phổi.

Khuyến khích nghỉ ngơi đầy đủ, vệ sinh giấc ngủ tốt và các chiến lược quản lý mệt mỏi cụ thể, có phương pháp để bảo tồn năng lượng trong công việc và sinh hoạt.

Khuyến khích một chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ nước. Hiện vẫn chưa có một chế độ ăn uống cụ thể nào được chứng minh là có lợi. Không có đủ bằng chứng chứng minh việc sử dụng các chất bổ sung dinh dưỡng, tác nhân dược lý cụ thể trong điều trị mệt mỏi liên quan đến nhiễm COVID-19.

Các vấn đề khác

Tuỳ thuộc vào các tổn thương do COVID-19 gây ra hoặc do biến chứng trong thời kỳ này mà bác sĩ cần làm thăm dò, phối hợp các chuyên khoa. Các vấn đề có thể kể đến như: Thận, gan, nội tiết (đái tháo đường, suy thượng thận), tiêu hoá/dinh dưỡng (tiêu chảy, chán ăn, sụt cân…), da liễu (viêm da, loét da, rụng tóc…), các vấn đề tâm lý, rối loạn giấc ngủ, chất lượng cuộc sống, các quan ngại về kinh tế, xã hội của bệnh nhân.

Đa số hậu COVID-19 biểu hiện rất nhẹ

Tóm lại, COVID-19 cấp được tính trong vòng 1 tháng từ lúc khởi phát bệnh. Thêm 2 tháng theo dõi tiếp gọi là COVID kéo dài.

Ngoài thời gian này nếu có các triệu chứng cơ năng, thực tổn, tâm thần không giải thích được bằng nguyên nhân khác được xem là "hậu COVID".

Đa số "hậu COVID" là các biểu hiện rất nhẹ như: Mệt mỏi, hụt hơi, tức ngực… Bệnh COVID-19 cấp càng nặng thì hậu COVID-19 càng nặng và kéo dài.

Tuy nhiên, biểu hiện hậu COVID-19 rất phong phú. Để chẩn đoán bác sĩ cần hỏi các triệu chứng COVID-19 cấp tính và các biểu hiện lúc thăm khám để đưa ra yêu cầu xét nghiệm và chẩn đoán, xử trí phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người viêm gan B nên kiêng gì?

Người viêm gan B nên kiêng gì?

Chế độ ăn ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị viêm gan B.. Một số thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại âm thầm gây tổn thương tế bào gan.
Mực cuốn rau muống hấp dẫn bao người mê nhưng liệu có thật sự an toàn?

Mực cuốn rau muống hấp dẫn bao người mê nhưng liệu có thật sự an toàn?

Món mực cuốn rau muống đang tạo nên cơn sốt trên mạng xã hội với sự kết hợp mới lạ, hấp dẫn. Tuy nhiên, đằng sau hương vị thơm ngon, liệu món ăn này có thực sự an toàn với sức khỏe? Nhiều chuyên gia cảnh báo người dùng nên cân nhắc kỹ trước khi thưởng thức.
Trà chanh – Thức uống đơn giản, lợi ích vượt trội cho sức khỏe

Trà chanh – Thức uống đơn giản, lợi ích vượt trội cho sức khỏe

Trà chanh là sự kết hợp giữa trà xanh và chanh mang đến nhiều lợi ích vượt trội như tăng miễn dịch, hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa bệnh tật.
Ăn trứng có hại cho tim mạch? Sự thật không như bạn nghĩ

Ăn trứng có hại cho tim mạch? Sự thật không như bạn nghĩ

Trứng gà là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết như protein, lipid, glucid, vitamin, khoáng chất, enzyme và hormone.
Từ nước cam đến sinh tố cải bó xôi: Đồ uống vàng cho hệ xương khỏe mạnh

Từ nước cam đến sinh tố cải bó xôi: Đồ uống vàng cho hệ xương khỏe mạnh

Không chỉ thực phẩm, đồ uống cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ xương. Dưới đây là 5 lựa chọn mùa hè vừa giải khát, vừa tốt cho xương.
Viêm não mô cầu: Căn bệnh gây tử vong nhanh chỉ sau một ngày nhiễm

Viêm não mô cầu: Căn bệnh gây tử vong nhanh chỉ sau một ngày nhiễm

Vi khuẩn viêm não mô cầu có thể gây tử vong trong 48 giờ. Trẻ em và người có bệnh nền là nhóm nguy cơ cao, đặc biệt trong mùa nắng nóng.
Lá nho – “siêu thực phẩm” giàu dưỡng chất, ít calo và tốt cho tim mạch

Lá nho – “siêu thực phẩm” giàu dưỡng chất, ít calo và tốt cho tim mạch

Không chỉ góp mặt trong ẩm thực, lá nho còn được giới chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là “siêu thực phẩm” nhờ giàu vitamin, chất xơ và đặc tính chống viêm tự nhiên.
Não bộ có thể bị “méo mó” nếu bạn làm việc quá 52 giờ/tuần

Não bộ có thể bị “méo mó” nếu bạn làm việc quá 52 giờ/tuần

Nghiên cứu cho thấy, làm việc quá 52 giờ/tuần có thể gây thay đổi cấu trúc não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần
Chuyên gia chỉ cách uống cà phê siêu lợi

Chuyên gia chỉ cách uống cà phê siêu lợi

Uống cà phê mỗi sáng là thói quen phổ biến nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ cần thêm một nguyên liệu này bạn sẽ “nâng cấp” tách cà phê của mình.
TP.HCM: Số ca mắc Covid-19 tăng trở lại nhưng chưa ghi nhận ca nặng

TP.HCM: Số ca mắc Covid-19 tăng trở lại nhưng chưa ghi nhận ca nặng

TP.HCM ghi nhận sự gia tăng trở lại số ca mắc Covid-19 trong vài tuần qua. Ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Bé trai 4 tuổi bị xe ba bánh cán đã xuất viện sau gần hai tuần điều trị

Bé trai 4 tuổi bị xe ba bánh cán đã xuất viện sau gần hai tuần điều trị

Sau ca phẫu thuật khẩn cấp vì đa chấn thương nội tạng do tai nạn giao thông, bé trai 4 tuổi ở Nam Định đã được xuất viện.
Các loại đồ uống phổ biến làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ

Các loại đồ uống phổ biến làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ

Nhiều loại đồ uống phổ biến hiện nay đang âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe, góp phần làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, suy gan, thậm chí dẫn đến xơ gan.
Chuyên gia cảnh báo về việc nhịn ăn chữa ung thư

Chuyên gia cảnh báo về việc nhịn ăn chữa ung thư

Chưa có bằng chứng khoa học xác nhận nhịn ăn có thể chữa ung thư. Ngược lại, việc này còn gây suy kiệt, giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ biến chứng.
Trào ngược dạ dày: Bệnh phổ biến nhưng dễ bỏ qua

Trào ngược dạ dày: Bệnh phổ biến nhưng dễ bỏ qua

Trào ngược dạ dày không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến ung thư thực quản. Nhận biết sớm triệu chứng giúp bạn phòng ngừa hậu quả nặng nề.
Danh sách loạt thực phẩm chức năng giả do MEDIUSA và MediPhar sản xuất

Danh sách loạt thực phẩm chức năng giả do MEDIUSA và MediPhar sản xuất

Cơ quan công an vừa công bố danh sách hàng loạt thực phẩm chức năng giả do MEDIUSA và MediPhar sản xuất, nhiều sản phẩm vẫn đang trôi nổi trên thị trường.
Dầu óc chó – Bí quyết dưỡng da, chăm tóc từ thiên nhiên

Dầu óc chó – Bí quyết dưỡng da, chăm tóc từ thiên nhiên

Bạn đang tìm kiếm một nguyên liệu làm đẹp lành tính mà hiệu quả? Dầu óc chó chính là “vũ khí bí mật” giúp bạn chăm sóc làn da và mái tóc khỏe mạnh mỗi ngày.
Uống trà mỗi ngày có thể giúp bạn sống thọ và khỏe mạnh hơn

Uống trà mỗi ngày có thể giúp bạn sống thọ và khỏe mạnh hơn

Dữ liệu từ hơn 86.000 người cho thấy, flavonoid trong trà đen, quả mọng, táo và cam giúp giảm nguy cơ suy nhược và hỗ trợ quá trình lão hóa khỏe mạnh.
Những thực phẩm ít đường chuyên gia khuyên dùng

Những thực phẩm ít đường chuyên gia khuyên dùng

Những thực phẩm ít đường nhưng giàu dinh dưỡng không chỉ kiểm soát đường huyết hiệu quả mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong.
Thu hồi giấy công bố và quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thu hồi giấy công bố và quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ngày 13/5/2025, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do vi phạm quy định hiện hành.
Việt Nam ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 từ đầu năm, không có tử vong

Việt Nam ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 từ đầu năm, không có tử vong

Việt Nam ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 từ đầu năm, không có tử vong, nhưng số ca mắc có xu hướng tăng nhẹ. Bộ Y tế cảnh báo người dân không chủ quan.
Sữa chua - "Vũ Khí" kiểm soát đường huyết

Sữa chua - "Vũ Khí" kiểm soát đường huyết

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của sữa chua không đường đối với người mắc hoặc có nguy cơ mắc tiểu đường. Tuy nhiên, không phải ăn lúc nào cũng tốt.
Vì sao nước mía thường được ép cùng quất?

Vì sao nước mía thường được ép cùng quất?

Nước mía là món giải khát quen thuộc mùa hè, nhưng ít ai để ý vì sao người bán thường ép thêm một quả quất. Sự kết hợp này có tác dụng gì?
Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao nâng cao chất lượng khám chữa bệnh vì sức khỏe cộng đồng

Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao nâng cao chất lượng khám chữa bệnh vì sức khỏe cộng đồng

Những năm gần đây, Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) đã không ngừng đổi mới, đầu tư và phát triển nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân địa phương.
Bồ công anh – “loại cỏ dại” bất ngờ lọt top thực phẩm lành mạnh nhất thế giới

Bồ công anh – “loại cỏ dại” bất ngờ lọt top thực phẩm lành mạnh nhất thế giới

Tưởng chỉ là loài cây dại mọc hoang, bồ công anh bất ngờ lọt vào top loại rau củ tốt nhất thế giới về mật độ dinh dưỡng theo xếp hạng của CDC Mỹ
Xoài Úc – loại quả bị quay lưng dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Xoài Úc – loại quả bị quay lưng dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Xoài Úc ở Cam Lâm đang bị treo vườn vì giá rớt thê thảm, dù loại trái này giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Mát gan, sạch ruột, nhẹ người với những món canh này

Mát gan, sạch ruột, nhẹ người với những món canh này

Dễ nấu, giàu dinh dưỡng và hỗ trợ làm mát gan, các món canh này là lựa chọn lý tưởng để thanh lọc cơ thể, tốt cho sức khỏe.
Bí quyết giữ sức khỏe khi làm việc dưới nắng

Bí quyết giữ sức khỏe khi làm việc dưới nắng

Nắng nóng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động ngoài trời. Mất nước, kiệt sức và say nắng có thể xảy ra nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Tin vui cho người thích ăn cay

Tin vui cho người thích ăn cay

Ớt là một loại gia vị quen thuộc, đặc biệt không thể thiếu đối với những người yêu thích ăn cay. Ngoài ra, ớt còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ve sầu – đặc sản lạ gây tranh cãi vì lý do ít ai ngờ

Ve sầu – đặc sản lạ gây tranh cãi vì lý do ít ai ngờ

Dù giàu dinh dưỡng và được xem là món lạ hấp dẫn, các đặc sản có nguồn gốc từ côn trùng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, trong đó có cả nguy cơ ngộ độc nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được chế biến đúng cách.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động