|
Nguyên nhân gây ra bệnh gút
Nguyên nhân chính gây ra bệnh gút là tăng cao làm dư thừa lượng axit uric trong máu. Cơ thể tạo ra axit uric trong quá trình phân hủy purin. Đây là những hợp chất hóa học được tìm thấy với lượng lớn trong một số loại thực phẩm như thịt, gia cầm và hải sản.
Nếu một người tạo ra quá nhiều axit uric hoặc không bài tiết đủ thì nó có thể tích tụ và hình thành các tinh thể giống như kim. Những nguyên nhân này gây ra tình trạng viêm và đau ở các khớp, mô xung quanh.
| |
Bệnh khớp là bệnh thường gặp |
Một vài yếu tố tạo khả năng tăng axit uric trong máu và gây ra bệnh gút như:
Tuổi tác: Bệnh gút thường diễn ra phổ biến hơn ở người lớn tuổi và rất hiếm gặp ở trẻ em.
Giới tính: Ở những người dưới 65 tuổi, bệnh gút xảy ra ở nam giới cao gấp 4 lần so với nữ giới. Tỷ lệ này giảm nhẹ ở những người trên 65 tuổi xuống còn gấp ba lần.
Di truyền: Tiền sử gia đình mắc bệnh gút có thể làm tăng khả năng mắc bệnh này của một người.
Lối sống không lành mạnh: Uống rượu làm cản trở việc loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều purin cũng làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Cả hai điều này đều có thể dẫn đến bệnh gút.
Tiếp xúc nhiều với chì: Tiếp xúc nhiều với chì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
Thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Chúng bao gồm một số thuốc lợi tiểu và thuốc có chứa salicylate.
Cân nặng: Những người thừa cân, béo phì, lượng mỡ nội tạng cao có khả năng gây ra bệnh gút một cách gián tiếp. Suy thận và các tình trạng khác của thận có thể làm giảm khả năng loại bỏ chất thải của cơ thể, dẫn đến nồng độ axit uric tăng cao, dẫn đến bệnh gút.
Bệnh gút câng kiêng những loại thực phẩm nào?
Thịt đỏ: (thịt bò, heo, dê, nai,…) chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao gồm chất đạm, vitamin E, B6, B12, chính hàm lượng protein rất cao, sẽ dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu, là nguyên nhân gây ra bệnh gút. Chưa kể các món ăn chế biến từ thịt đỏ sẽ trải qua quá trình tiêu hóa dưới xúc tác của enzym, khiến các nhân purin trong thịt đỏ chuyển hóa thành axit uric.
|
Nội tạng động vật: (gan, tim, thận, lòng, óc,…) chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B (B2, B6, folate và B12), CoQ10, cholesterol, các chất khoáng: sắt, kẽm, selen.
Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người bị gút không nên ăn bởi nội tạng chứa nhiều purin, chính là chất gây tăng nồng độ acid uric trong máu, khiến bệnh trở nên trầm trọng: sưng, đau nhiều hơn.
|
Thịt gà tây, thịt ngỗng: Thịt gà, thịt ngỗng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, các khoáng chất, axit amin, sắt, photpho… Thịt gà còn chứa purin nên người bệnh gút nếu ăn quá nhiều sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.
|
Hải sản: Hải sản (như cá trích, cá ngừ, động vật có vỏ nghêu, sò, ốc,…) chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm cả chất purin. Trong hải sản cũng chứa nhiều chất đạm nên người bệnh gút nên hạn chế ăn.
Rượu, bia, đồ uống có đường: Người bị bệnh gút nên hạn chế tối đa rượu, bia cũng như các chất kích thích, đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây, nước có gas… nếu không muốn tình trạng của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Các loại thịt chế biến sẵn: Thực phẩm đóng hộp (nem chua, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng,…) hoàn tốt không tốt cho người bệnh gút. Bạn sử dụng thực phẩm tươi, tự chế biến để đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.