Cây xương sông - Vị thuốc quý chữa các bệnh về đường hô hấp Công dụng của cây lá lốt đối với sức khỏe của bạn 10 bài thuốc từ cây kinh giới mà bạn nên biết |
Lá xương sông |
Cây xương sông là gì?
Xương sông (còn gọi là xang sông, hoạt lộc thảo, rau húng ăn gỏi; danh pháp khoa học: Blumea lanceolaria) là loài cây dùng làm gia vị và thuốc trong họ cúc (Asteraceae).
Cây thảo, cao hơn 0,6–2 m, sống 2 năm. Thân thẳng đứng, có rãnh dọc, gần nhẵn.
Lá trứng thuôn dài, mép có răng cưa, những lá phía trên nhỏ hơn. Cụm hoa hình đầu, mọc 2 - bốn cái ở nách các lá bắc.
Cụm hoa hình đầu màu vàng nhạt, thành chùy dài ở ngọn, mào lông màu trắng.
Tràng hoa cái rất mảnh, 3 răng; tràng hoa lưỡng tính 5 răng, nhị 5. Bao phần có tai. Bầu có lông. Quả bế hình trụ, 5 cạnh.
Cây xương sông |
Thành phần hóa học: Thành phần hóa học: Lá chứa tinh dầu 0,24% mà thành phần chủ yếu là methylthymol (94,96%); còn có p-cymen (3,28%), limonen (0,12%).
Tác dụng của cây xương sông
Theo các nghiên cứu của y học hiện đại
Cây xương sông giúp kiểm soát huyết áp thông qua việc chống co thắt cơ trơn, giãn mao mạch, giảm áp lực mạch máu.
Tăng cường máu lưu thông tới toàn bộ cơ thể.
Chống dị ứng, trị thấp khớp, giảm đầy bụng, khó tiêu, chữa cảm cúm, ho, viêm họng, viêm amidan, long đờm, chữa đau nhức răng,...
Theo y học cổ truyền
Lá xương sông có vị đắng cay, tính ấm, đi vào kinh vị, phế, đại trường. Công dụng của cây xương sông là trừ tanh hôi, khu phong trừ thấp, chỉ thống, tiêu thũng, thông kinh hoạt lạc, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa.
Một số bài thuốc từ cây xương sông
Chữa ho thông thường:
Dùng lá xương sông cùng với lá húng chanh, lá hẹ, mỗi thứ 10g, cho tất cả vào hấp với đường phèn hoặc mật ong để ngậm. Bài thuốc này có kết quả tốt trong điều trị chứng ho thông thường do cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản.
Chữa chứng đầy bụng, khó tiêu:
Khi gặp tình trạng này, bạn cần kết hợp lá xương sông với một số vị thuốc khác như tía tô, hậu phác, chỉ xác, sinh khương, trần bì, mỗi loại khoảng 30g. Sau đó, bạn đem sắc lên và đun lấy nước uống để bụng dễ chịu hơn.
Chữa thấp khớp:
Dùng lá xương sông giã nát, sao nóng, chườm lên vùng đau nhức hoặc viêm tấy, có thể bó lá tại chỗ, để qua đêm càng tốt. Số lượng lá xương sông tùy thuộc vào vùng tổn thương.
Chữa đau nhức răng:
Dùng rễ xương sông để làm giảm cơn đau. Cách thực hiện như sau, bạn rửa sạch phơi khô khoảng 20g rễ xương sông, kết hợp cùng 10g hoàng liên 10g và cho 2 thứ này vào chai thủy tinh, sau đó đổ ngập rượu để ngâm. Khoảng 10 - 14 ngày là bạn có thể sử dụng bằng cách lấy bông chấm thuốc bôi vào nơi răng lợi đau nhức.
Lưu ý khi sử dụng lá xương sông
Đối với bài thuốc trị thấp khớp từ lá xương sông, bạn lưu ý chỉ nên sử dụng khi còn ấm mới có tác dụng giảm đau. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra độ nóng của thuốc trước khi đắp lên vị trí sưng đau, nếu thuốc quá nóng cũng có thể tác động xấu đến da và dây thần kinh cảm giác dưới da.
Khi bị đau nhức xương khớp, bạn có thể vừa đắp lá xương sông vừa massage nhẹ nhàng vùng bị đau để các dưỡng chất từ thuốc thấm sâu qua da. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe cho khớp và giúp hồi phục nhanh hơn.
Xương sông được xem là cây thuốc quý, nhưng nêu sử dụng sai cách sẽ gây hậu quả khôn lường. Do đó, tốt nhất, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách dùng, thời gian điều trị... trước khi dùng, đặc biệt trong trường hợp bạn mong muốn dùng lá xương sông trong điều trị dài hạn.