![]() |
Dâu tây có hàm lượng calo thấp, chỉ 32 kcal trên 100 g. Nổi tiếng là loại trái cây ít calo nhất, ngoại trừ đu đủ, dưa hấu, hầu hết các loại trái cây khác đều có lượng calo cao hơn. Do đó, nếu bạn đang giảm cân hay muốn kiểm soát cân nặng thì dâu tây chính là loại thực phẩm tốt nhất.
Loại quả khi chin đỏ mọng, bắt mắt này là một loại trái cây phổ biến chứa hàm lượng cao các vitamin, chất chống oxy hóa và các thành phần dinh dưỡng quan trọng khác. Bạn có thể ăn sống loại quả màu đỏ đa năng này hoặc ăn chung với bữa chính, xà lách trộn hay món tráng miệng.
Khẩu phần dâu tây trung bình hàng ngày chúng ta nên ăn là 200g – tương đương với 8 trái dâu lớn. Một khẩu phần dâu chứa 50 calo, 11g carbohydrate và 1g protein. Trong quả dâu không hề chứa chất béo, cholesterol hay natri.
Nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời
Trong 200g dâu có tới 160% vitamin C theo liều lượng khuyến cáo nên dùng hàng ngày. Một khẩu phần dâu có thể cung cấp 51,5 mg vitamin C. Bên cạnh đó, vitamin C có trong dâu tây là một trong những chất chống oxy hóa có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư nhờ vào việc tăng cường hệ miễn dịch, tạo nên rào cản tự nhiên bảo vệ tốt nhất cho cơ thể.
Con người là một trong số ít những động vật không thể tự sản sinh ra vitamin C do đó cần bổ sung vi chất này hằng ngày. Theo một nghiên cứu vào năm 2010, chất chống oxy hóa trong dâu tây có thể nhanh chóng phát huy tác dụng chỉ sau vài tuần được hấp thụ.
![]() |
Chất khoáng
Trong 200g dâu tây cung cấp 170mg kali, khoảng 2% canxi và chất sắt theo tiêu chuẩn liều lượng nên hấp thu hàng ngày.
Chất xơ và đường
Một khẩu phần (200g dâu) chứa 2g chất xơ thiết yếu cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và 9g đường, chủ yếu là đường fructose.
Chất xơ rất cần thiết cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Trong trái dâu có chứa khoảng 2g chất xơ trong một khẩu phần ăn. Nếu để chế độ dinh dưỡng thiếu hụt chất xơ, dễ mắc phải chứng táo bón và viêm túi thừa. Chất xơ còn là một yếu tố bảo vệ cơ thể khỏi bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Chất chống oxy hóa và flavonoid
Khoảng 200g dâu chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa và flavonoid – hợp chất đã được chứng minh giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Một chất có tên axit ellagic cũng được tìm thấy trong trái dâu, được chứng minh có khả năng sản sinh ra chất chống ung thư. Trái dâu còn chứa các chất chống oxy hóa khác như lutein và zeathancins. Những chất chống oxy hóa này là những “tay săn lùng” các gốc tự do và trung hòa tác động xấu của chúng lên các tế bào khoẻ mạnh trên cơ thể trẻ.
Chất chống oxy hóa dồi dào trong trái dâu còn có thể giúp phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể làm mờ mắt khi trẻ và là nguyên nhân dẫn tới mù lòa hàng đầu khi về già. Bạn nên bổ sung đầy đủ vitamin C từ quả dâu tươi để bảo vệ bản thân khỏi các gốc tự do của tia UV độc hại từ ánh nắng mặt trời. Những gốc tự do này sẽ phá hủy đạm có trong thủy tinh thể. Vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp võng mạc và giác mạc khỏe hơn.
Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa và các chất khác có chứa trong dâu tây giúp giảm viêm ở các khớp. Ăn khoảng 16 trái dâu tây mỗi ngày giúp giảm đáng kể nồng độ protein C phản ứng (CRP), một dấu hiệu của phản ứng viêm trong cơ thể.
![]() |
Thận trọng và cảnh báo khi sử dụng dâu tây
Dâu tây khá an toàn cho phụ nữ có thai và đang cho con bú khi ăn với số lượng vừa phải. Tuy nhiên, phụ nữ không nên dùng thuốc bào chế từ dâu tây với liều lượng lớn trước khi có nghiên cứu chứng minh an toàn.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn dâu tây quá nhiều sẽ kéo dài thời gian chảy máu, tăng nguy cơ bầm ở người mắc bệnh máu không đông. Nếu đang bị bệnh này, bạn nên cẩn trọng khi ăn dâu tây nhé.
Ăn dâu tây nhiều có thể làm chậm đông máu. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng dâu tây sẽ làm chảy máu nhiều trong và sau khi phẫu thuật. Vì thế, bạn nên ngừng ăn dâu ít nhất trong vòng 2 tuần trước khi phẫu thuật.
![]() |
![]() |
![]() |