Cây tầm bóp |
Tại Việt Nam, tầm bóp mọc dại ven đường và chủ yếu được lấy về làm thức ăn gia súc, nhưng tại nhiều nước trên thế giới, những loại cây này lại được coi như vị thuốc quý, bán với giá đắt đỏ. Bất ngờ loại cây dại này cực dễ trồng, dễ chăm.
Cây tầm bóp là loài cây mọc dại ở nhiều nơi và có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ.
Khi bóp quả tầm bóp, vỏ bọc bên ngoài quả bị thủng phát ra tiếng kêu rất vui tai. Tại nông thôn, loại cây này mọc dại nhiều ven đường hoặc các bờ ruộng. Tầm bóp ở Việt Nam được xem như loại cây dại, ít được bày bán.
Ở Việt Nam, quả tầm bóp còn được gọi là quả lồng đèn, lù đù, thù lù hay đồm độp… Quả có hình tròn nhỏ như quả cà, bên ngoài được bao bọc một lớp bọc mỏng, giống hình lồng đèn.
Tại Nhật Bản, quả tầm bóp được đóng khay bán trong các siêu thị, cửa hàng với giá vào khoảng 700 nghìn đồng/kg. Tầm bóp được người Nhật mua về làm thuốc hoặc dành cho những người ăn kiêng. Theo đó, quả tầm bóp vị chua, tính bình tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm... vì thế đây còn được dùng như một vị thuốc Nam.
Trái tầm bóp bán 700.000 đồng/kg ở Nhật Bản |
Chị Bùi Thị Nga (giám đốc công ty TNHH quốc tế Song Nga, thôn 5, xã Đức Phổ, H.Cát Tiên, Lâm Đồng), người sáng lập thương hiệu Physalisvn, cung cấp trái tươi và các sản phẩm chế biến từ trái thù lù (tầm bóp) giống Nam Mỹ cho biết tầm bóp có khoảng 100 loại khác nhau trên toàn thế giới, mỗi loại đều có đặc tính riêng và thời gian sinh trưởng khác nhau. Chúng có 1 đặc điểm chung là trái có vỏ bọc ở ngoài.
Trái thù lù hay tầm bóp, nghe tên dân dã nhưng đây là trái cây có rất nhiều lợi ích về mặt dinh dưỡng, sức khỏe. Chị Bùi Thị Nga cho hay vì có chứa lượng vitamin A (tiền tố A) và vitamin C cực nhiều cho nên khả năng chống oxy hóa của trái thù lù (tầm bóp) rất cao. Con người luôn luôn có nhu cầu tìm các chất chống oxy hóa để chống lại sự lão hóa, nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh tật. Đó cũng là lý do vì sao ngày càng có nhiều người trẻ muốn mua trái cây này về ăn, ép nước, chế biến thành các món ăn khác nhau như salad trộn, làm bánh, mứt...
“Tuy nhiên, mặc dù biết trái thù lù (tầm bóp) là loại thực phẩm rất tốt và cần thiết cho sức khỏe con người, nhưng trước tiên chúng ta phải ăn đúng lượng không nên quá dư thừa đối với nhu cầu cơ thể. Nên biến mình thành người tiêu dùng thông thái, tìm sản phẩm có nguồn gốc thương hiệu rõ ràng, minh bạch về quy trình sản xuất và chịu trách nhiệm về sự an toàn của sản phẩm”, chị Nga khuyên.
Cách trồng cây tầm bóp
Kỹ thuật trồng cây tầm bóp chắc chắn cực kỳ đơn giản bởi nó có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết, nhiệt độ khác nhau mà không cần chăm sóc.
Cây tầm bóp giống |
Giống cây tầm bóp
Cây tầm bóp có nhiều loại nhưng có 3 loại chính đó là, tầm bóp làm cảnh có quả màu vàng rất đẹp, tầm bóp cạnh dùng làm thuốc và tầm bóp quả nhỏ. Cả 3 loại đều có dược tính giống nhau nhưng người ta chủ yếu dùng bù lù cạnh để làm thuốc.
Đây là loại cây thân thảo, cao khoảng nửa mét, thân có góc cạnh, phân thành nhiều nhánh, rũ xuống. Lá hình bầu dục, mặt lá hơi nhám. Hoa mọc đơn, màu vàng nhạt, bên trong có đốm tím. Quả nhỏ bên ngoài bao phủ một lớp da căng phồng lên tạo thành một khối nhiều khía, khi bóp sẽ nổ ra nên người ta mới gọi là cây tầm bóp.
Điều kiện trồng cây tầm bóp
Cây tầm bóp mọc hoang dại khắp nơi chính bởi sự hấp ánh nắng mặt trời cực tốt và khí hậu ấm áp, cây cũng chịu được nhiệt độ nóng. Một số loài nhạy cảm với sương giá nhưng một số loài chịu được nhiệt độ lạnh như tầm bóp Nam Mỹ đỏ Trung Quốc.
Kỹ thuật trồng cây tầm bóp
Kỹ thuật trồng cây tầm bóp bằng phương pháp gieo hạt. Bạn có thể lựa chọn cách trồng trong giá thể, chậu, hay trực tiếp xuống đất đều được. Trước khi đem gieo cũng cần xử lý hạt bằng cách ngâm trong nước ấm khoảng 2 tiếng rồi mới đem gieo. Lưu ý, khi tiến hành gieo cần tưới ẩm nước và che kín để tránh hơi ẩm bị thoát ra ngoài. Hạt nảy mầm sau khoảng 7-14 ngày ủ.
Trong giai đoạn đầu cần tưới nước nhẹ nhàng, đủ ẩm bề mặt đất. Khi cây đủ lớn, có thể trồng ra vườn hoặc chậu lớn để giúp chúng phát triển một cách tự nhiên.
Thời gian sau đó nên tưới nước thường xuyên sẽ giúp cho cây luôn xanh tốt và cho sai quả. Không chỉ vậy mà còn kháng được nhiều sâu bệnh hại cây trồng.
Thu hoạch cây tầm bóp
Từ lúc trồng cho tới thu hoạch chỉ sau khoảng hơn 2 tháng. Khi quả chín phần vỏ bao ngoài sẽ chuyển sang màu nâu nhạt và quả rơi xuống đất). Quả có thể giữ được 3-4 tuần ở trong vỏ lá. Vì cây ra quả quanh năm nên cần chăm sóc để cho trái nhiều và chất lượng hơn.
Thời xưa, loại cây này được dùng làm cây cứu đói, là thứ quả ăn vặt của nhiều đứa trẻ thôn quê, vậy mà ở thời điểm hiện nay, tầm bóp lại trở thành “đặc sản” được nhiều người yêu thích.