Hạt kiều mạch hay còn gọi với tên gọi khác như tam giác mạch, lúa mạch đen, mạch ba góc, lộc đề thảo,...Hạt kiều mạch thuộc nhóm thực phẩm giả ngũ cốc - những loại hạt được tiêu thụ dưới dạng hạt ngũ cốc nhưng không mọc trên cỏ tương tự như hạt quinoa, hạt Amaranth
Hạt kiều mạch được dùng trong trà và chế biến thành hạt, bột mì và mì. Là thành phần chính trong nhiều món ăn truyền thống châu Âu và châu Á, tương tự như gạo.
Kiều mạch là thành phần chính trong nhiều món ăn truyền thống Châu Âu và Châu Á |
Kiều mạch chủ yếu được thu hoạch ở khu vực Bắc bán cầu như Nga, Kazakhstan, Trung Quốc, Trung và Đông Âu. Tại Việt Nam, kiều mạch có thể được phân bố ở các tỉnh Đông và Tây Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn,
Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam kiều mạch thô bao gồm:
- Lượng calo: 343
- Nước: 10%
- Chất đạm: 13,3 gam
- Carb: 71,5 gam
- Đường: 0 gam
- Chất xơ: 10 gam
- Chất béo: 3,4 gam
Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội của mình, kiều mạch mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như
Giảm lượng đường trong máu
Nhờ các chất chuyển hóa trong hạt kiều mạch, chẳng hạn như rutin, có thể có tác dụng bảo vệ trong việc duy trì tín hiệu insulin và khả năng giúp chống lại tình trạng kháng insulin, giúp làm giảm lượng đường trong máu. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những người bị tiểu đường. Ngoài ra, đối với những người bình thường, lượng đường trong máu cao thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường
Khác với nhiều loại carbohydrate và ngũ cốc nguyên hạt khác, kiều mạch có chỉ số đường huyết thấp. Các carbohydrate phức hợp có trong dinh dưỡng của loại hạt này được hấp thụ vào máu chậm, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và hỗ trợ năng lượng bền vững. Carb trong hạt kiều mạch cũng giúp chống lại sự mất cân bằng lượng đường trong máu có thể dẫn đến tình trạng viêm, mệt mỏi và thậm chí là bệnh tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hóa.
Hạt kiều mạch tốt cho sức khỏe tim mạch |
Hạt kiều mạch tốt cho sức khỏe tim mạch
Rutin - một chất dinh dưỡng thực vật có trong hạt này là một chất chống oxy hóa quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Chất dinh dưỡng thực vật này có thể hỗ trợ hệ tuần hoàn và giúp chống lại huyết áp cao và cholesterol cao.
Ngoài ra, quercetin - một chất chuyển hóa phenolic có trong hạt kiều mạch giúp giảm chứng tăng lipid máu, giảm huyết áp và cải thiện khả năng điều chỉnh cân nặng. Những yếu tố này đều liên quan đến sức khoẻ tim mạch.
Tốt cho hệ tiêu hoá
Hạt kiều mạch rất giàu chất xơ nên có thể giúp bạn cảm thấy no lâu và đẩy nhanh quá trình vận chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa. Điều này rất quan trọng để điều chỉnh nhu động ruột.
Hạt kiều mạch thậm chí có thể bảo vệ các cơ quan tiêu hóa khỏi ung thư, nhiễm trùng và các triệu chứng tiêu cực khác bằng cách ngăn ngừa căng thẳng oxy hóa trong ruột kết và đường tiêu hóa.
Thú vị hơn, khi được lên men để tạo ra các sản phẩm như dồ uống có cồn, bánh mì chua, kiều mạch trở thành một loại prebiotic quý giá, nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Điều này giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, cân bằng giữa tính axit và tính kiềm, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Phòng ngừa các bệnh mãn tính
Các hợp chất phenolic và chất chống oxy hóa có trong loại hạt này có khả năng hỗ trợ chống lại sự hình thành ung thư hoặc bệnh tim. Ngoài ra, các chất này còn hỗ trợ chức năng não, chức năng gan và sức khỏe tiêu hóa.
Chất chống oxy hóa có thể chống lại tổn thương do gốc tự do gây ra từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Đặc biệt, chất chống oxy hóa hỗ trợ chức năng tế bào bằng cách bảo vệ DNA khỏi bị tổn thương và ngăn ngừa tình trạng viêm hoặc hình thành tế bào ung thư.
Bên cạnh đó, rutin trong hạt kiều mạch cũng có tiềm năng được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.
Hỗ trợ giảm cân
Một số loại carbonhydrate hòa tan trong kiều mạch, như fagopyritol và D-chiro-inositol, đã được chứng minh có khả năng điều chỉnh độ tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Kiều mạch được hấp thu vào máu từ từ, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và hỗ trợ năng lượng bền vững. Và hơn hết, trong hạt kiều mạch còn chứa vitamin E, squalene, epicatechin và rutin, đây là những dưỡng chất quan trọng giúp giảm cân hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng hạt kiều mạch
Cần thận trọng khi dùng cho người có thể trạng yếu, mắc bệnh ung thư và người có cơ địa dễ dị ứng, người tỳ vị hư hàn.
Theo kinh nghiệm dân gian, trong thời gian dùng kiều mạch, nên kiêng cử phèn chua và thịt heo.
Một số nghiên cứu cho thấy, hạt kiều mạch có chứa sắc tố huỳnh quang màu đỏ. Khi ăn vào có dấu hiệu đau cổ họng, dị ứng ánh sáng, rát mũi, viêm niêm mạc mắt và viêm phế quản vì vậy khi sử dụng cũng nên thận trọng.
Mặc dù hạt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao tuy nhiên không nên ăn một loại kiều mạch mà nên trộn với các loại ngũ cốc khác ( hạt ngô, gạo) để giảm tính nê trệ, giảm mệt mỏi.