9 thực phẩm tăng khả năng miễn dịch trong mùa mưa bão Gừng xứ Nghệ được mùa được giá, bà con nông dân vui như hội 4 cây mọc dại giúp phòng bệnh khi “trái gió trở trời” |
Loại củ gia vị bán đầy chợ Việt, đem xuất khẩu thu về 26 triệu USD. |
Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương... Tên khoa học Zingiber officinale Rose, họ Gừng (Zingiberaceae). Được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta để làm gia vị và làm thuốc.
Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ. Thành phần hóa học trong gừng chứa 2 - 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: b-zingiberen (35%), b-curcumenen (17%), b-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như: geraniol, linalol, borneol. Nhựa dầu chứa 20 - 25% tinh dầu và 20 - 30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỉ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu gừng còn chứa a-camphen, b-phelandren, eucalyptol và các gingerol.
Báo Vnexpress đưa tin, 9 tháng, Việt Nam xuất khẩu gừng đạt gần 26 triệu USD, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu trên vừa được Hiệp hội rau quả Việt Nam tổng hợp. Theo đó, gừng Việt Nam ngày càng được ưa chuộng ở Australia, Ấn Độ, Pakistan và các nước châu Âu.
Tại Australia, gừng đông lạnh Việt Nam vừa được bán tại siêu thị, cửa hàng, và cả kênh online. Giá gừng Việt Nam tại Australia khoảng 9-13 AUD một kg (150.000-200.000). Gừng được đóng gói nửa ký hoặc một kg chủ yếu phục vụ các nhà hàng.
Ngoài gừng đông lạnh, gừng chế biến của Việt Nam cũng được tiêu thụ khá mạnh. Đặc biệt, mứt gừng là sản phẩm rất được ưa chuộng tại xứ lạnh.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gừng cho biết những tháng cuối năm, đơn đặt hàng gừng cho các thị trường Mỹ, Ấn Độ, UAE và Pakistan tăng mạnh đã khiến giá tăng cao kỷ lục.
Tại các nhà vườn, gừng đang có giá bán 20.000-26.000 đồng một kg (tùy loại). Đối với gừng đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu giá tới 30.000 đồng một kg.
Gừng là một trong những cây trồng chủ lực ở vùng rẻo cao của huyện miền núi 30a Kỳ Sơn. |
Gừng là một trong những cây trồng chủ lực ở vùng rẻo cao của huyện miền núi 30a Kỳ Sơn (Nghệ An). Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng vượt trội so với gừng ở những nơi khác; qua đó, giúp nhiều gia đình đồng bào ở vùng “phên dậu” đầy khó khăn này từng bước xóa được đói nghèo.
Gừng Kỳ Sơn là giống gừng bản địa, gồm gừng sừng trâu và gừng dé, được bà con dân tộc thiểu số trồng ở độ cao trên 700 m trở lên, nơi có sương mù bao phủ quanh năm cùng điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt, khiến gừng có chất lượng vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Trước đây, bà con trồng gừng manh mún lại không biết cách chăm sóc nên tiêu thụ khó khăn…
Trước tình hình đó, huyện Kỳ Sơn đã tiến hành quy hoạch diện tích trồng gừng ở 11 xã thuộc vùng núi cao với diện tích gần 1.000 ha, nơi có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển gừng bản địa. Huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp tập trung hướng dẫn kỹ thuật bà con cách trồng và chăm sóc gừng ở vùng đất dốc; lồng ghép các chương trình để hỗ trợ bà con giống, vật tư nông nghiệp; khuyến khích các thành phần tham gia trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gừng.
Sau khi Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn được thành lập, ngoài việc tiến hành trồng gừng trên núi, đơn vị còn hướng dẫn bà con cách trồng và chăm sóc gừng đúng kỹ thuật, qua đó, đã góp phần giúp Kỳ Sơn đẩy mạnh việc trồng và tiêu thụ sản phẩm gừng cho bà con. Hiện, hợp tác xã có khoảng 60 hộ dân, chủ yếu người H’Mông tham gia trồng 20 ha gừng. Hợp tác xã đã bao tiêu sản phẩm gừng cho các xã viên và các hộ nông dân trên địa bàn các huyện Kỳ Sơn và Tương Dương với giá thu mua hợp lý. Hợp tác xã còn liên kết với nhiều đối tác để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu gừng.
Những công dụng tuyệt vời của gừng tươi ngâm rượu trắng đối với sức khỏe |
Những loại kháng sinh tự nhiên có sẵn trong căn bếp nhà bạn |
Gừng ngâm giấm, liều thuốc tự nhiên chữa nhiều bệnh |