Mách bạn các loại trái cây giúp no lâu, thích hợp cho chế độ ăn kiêng 3 loại quả chua loét nhưng mang nhiều lợi ích sức khỏe Những lý do bạn nên ăn kiwi mỗi ngày |
Kiwi là một loại trái cây nhỏ nhắn, có nguồn gốc từ Trung Quốc được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Kiwi có vỏ lông lá xanh nâu và ruột màu xanh lục tươi mát. Bên trong quả kiwi có rất nhiều hạt nhỏ đen li ti, tạo nên một kết cấu độc đáo và hương vị thơm ngon.
Kiwi không chỉ là một loại trái cây ngon miệng mà còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Loại quả này chứa đa dạng các loại vitamin như E, A, C, B1, B2, B6, B12…
Ngoài là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng, vitamin các khoáng chất dồi dào. Kiwi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như zeaxanthin và lutein giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào. Nhờ những thành phần trên nên nó được ví như 1 loại “siêu trái cây”.
Kiwi là một loại trái cây rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên ăn. Một số người nên hạn chế hoặc tránh ăn kiwi để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Quả kiwi có thể gây dị ứng
Một số người gặp phải hội chứng dị ứng miệng (OAS) khi ăn kiwi.
OAS còn được gọi là hội chứng thức ăn phấn hoa, và gây ra bởi các chất gây dị ứng có trong phấn hoa, trái cây sống, các loại hạt và rau quả.
Các triệu chứng bao gồm ngứa miệng và cổ họng, cộng với sưng môi và lưỡi.
Người gặp các vấn đề về lá lách, dạ dày
Nhóm người này thường lá lách và dạ dày kém nên không ăn được những thức ăn có tính lạnh mạnh và giàu axit trái cây. Vì vậy, nếu họ ăn trái kiwi sẽ làm tăng gánh nặng cho lá lách và dạ dày, gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa và làm nặng thêm tình trạng viêm dạ dày, loét dạ dày, ợ chua, đau bụng, mệt mỏi, suy giảm chức năng lá lách… Tốt nhất là không nên ăn trái kiwi.
Người dễ bị tiêu chảy
Hệ tiêu hóa của những người dễ bị tiêu chảy không tốt, trái kiwi lại thúc đẩy quá trình tiêu hóa, vì vậy ăn trái kiwi sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
Người mắc chứng tiểu nhiều
Với hàm lượng nước lớn, có tác dụng lợi tiểu, ăn nhiều kiwi có thể khiến bạn đi tiểu thường xuyên. Điều này không có lợi cho bệnh nhân mắc chứng tiểu nhiều.
Kiwi có thể gây các vấn đề về tuyến tụy
Trong trái kiwi có chứa nhiều serotonin, kali, vitamin C và vitamin E.
Những hợp chất này khi dùng với lượng vừa đủ sẽ có tác dụng rất tốt cho sức khỏe nhưng khi hàm lượng chúng tăng cao sẽ làm tăng nồng độ triglyceride trong máu.
Sự gia tăng hàm lượng chất béo trong máu làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tuyến tụy, thậm chí có thể làm nó bị tổn thương nghiêm trọng.
Người bị suy thận, sỏi thận
Quả kiwi chứa nhiều ion kali, người bị suy thận bị suy giảm khả năng bài tiết ion kali. Ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng kali máu, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, người bị suy thận nên tránh ăn quả kiwi để tránh gây gánh nặng cho cơ thể. Kiwi cũng không phải lựa chọn tốt cho người sỏi thận,chúng chứa nhiều oxalate, có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận ở những người có tiền sử bệnh này.
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt nên ăn một số đồ ăn có tính ấm, tốt nhất là không nên ăn đồ lạnh, nhất là khi kinh nguyệt ra nhiều để không gây hại cho cơ thể.
Quả kiwi có thể gây tương tác với một số loại thuốc
Kiwi có tác dụng làm chậm quá trình đông máu nên nó sẽ làm tình trạng chảy máu trở nên trầm trọng hơn khi dùng chung với một số thuốc như aspirin, heparin, thuốc chống tiểu cầu và thuốc thuốc chống viêm không steroid.
Bệnh nhân tiểu đường
Mặc dù quả kiwi rất giàu chất dinh dưỡng nhưng lại chứa một lượng đường khá lớn. Tiêu thụ quá nhiều có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên ăn ít hoặc tránh ăn kiwi để bảo vệ bản thân.
Phụ nữ sinh non hoặc sẩy thai
Phụ nữ sinh non hoặc sẩy thai trước hết không nên ăn những đồ ăn có tính kích thích, cơ thể thai phụ lúc này tương đối yếu nên tốt nhất là không nên ăn đồ lạnh như kiwi.
9 loại thực phẩm quen thuộc trị chứng mất ngủ ít ai biết |
Trái cây ít đường: Vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe |
Cà rốt - Thực phẩm "kỵ" với những bệnh nhân nào? |