Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu Nông sản trong nước và quốc tế thu hút người tiêu dùng ở Thủ đô Hà Nội Nhiều ngành hàng xuất khẩu về đích sớm |
Lô sầu riêng đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. |
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam
Tại Diễn đàn kết nối giao thương xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Trung Quốc, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản quan trọng của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Trung Quốc chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Ở chiều ngược lại, Việt Nam là một trong những đối tác thương mại lớn của Trung Quốc với thế giới và là đối tác lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
Về xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản, có sự tăng trưởng đều trong năm 2023 và 11 tháng năm 2024 có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 16 tỷ USD (tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng đến 29% đến 40% so với cùng kỳ các năm 2020 và 2021); trong đó, xuất khẩu đạt 12,2 tỷ USD (tăng 11%). Các mặt hàng tăng trưởng mạnh như rau quả xấp xỉ 4,1 tỷ USD, tăng 28,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,7 tỷ USD tăng 22,3%; thủy sản đạt 1,4 tỷ USD tăng 23,2%...
Hiện tại, Trung Quốc đã cấp phép cho 11 nhà máy sữa và các sản phẩm sữa, 9 doanh nghiệp tổ yến Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc. Gần đây, khỉ nuôi và cá sấu nuôi cũng có Nghị định thư xuất khẩu vào Trung Quốc. Trung Quốc đã công nhận danh sách 48 loài thuỷ sản sống và 128 loại sản phẩm thuỷ sản được phép nhập khẩu vào Trung Quốc. Đến nay Trung Quốc công nhận 596 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc...
Tuy nhiên, để xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản và thực phẩm vào thị trường Trung Quốc, các mặt hàng phải tuân thủ Luật An toàn thực phẩm 2015 và Luật Kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Doanh nghiệp xuất khẩu phải có đủ điều kiện về nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị sản xuất, phòng kiểm nghiệm các chỉ chất lượng cơ bản đối với sản phẩm, nhà xưởng, kho tàng và yêu cầu kỹ thuật có liên quan nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kiểm tra, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo qui định của Viêt Nam và của Trung Quốc mới được phép cấp mã số doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh chia sẻ, trong những năm qua, tỉnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm quản lý hiệu quả và hỗ trợ, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là đối với mặt hàng nông - lâm - thủy sản.
Một số dự án trọng điểm đã và đang được triển khai như: Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh; dự án thành phần 2 đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng thuộc tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn giúp kết nối Lạng Sơn với mạng lưới đường bộ cao tốc quốc gia, đặc biệt là TP Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và Thủ đô Hà Nội; dự án cải tạo ga đường sắt Đồng Đăng…
Lạng Sơn cũng quy hoạch kết nối với các khu vực dịch vụ logistics quan trọng nhằm phát huy hiệu quả tính chất liên vận quốc tế; mở rộng và nâng cấp hạ tầng cửa khẩu và hệ thống kho tàng bến bãi; dự án cảng cạn Lạng Sơn nằm trong Tổ hợp Khu phi thuế quan và trung tâm kho bãi lưu trữ hàng hóa quốc tế...
Đặc biệt, địa phương đã triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119 - 1120 và tuyến đường vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 - 1089.
Ngoài ra, Lạng Sơn cũng triển khai các sự kiện giao lưu, xúc tiến thương mại, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc kết nối, gặp gỡ, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất nhập khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn nhấn mạnh, Lạng Sơn luôn hoan nghênh các thương nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến khảo sát, làm việc, kết nối với doanh nghiệp địa phương để hợp tác về thương mại qua các cửa khẩu của tỉnh.
3 nhiệm vụ chính "khơi thông" xuất khẩu
Thứ trưởng Trần Thanh Nam (giữa) phát biểu, trao đổi một số vấn đề mà doanh nghiệp hai nước Việt Nam, Trung Quốc quan tâm. Ảnh Duy Chiến |
“Năm 2025, dự báo bên cạnh những cơ hội khi tình hình xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa nông sản qua cửa khẩu biên giới Việt - Trung được cải thiện. Có rất nhiều các khó khăn thách thức trong bối cảnh mới cần trao đổi, tháo gỡ như: Biến động khó lường về các yếu tố chính trị, xung đột vũ trang; biến đổi khí hậu; xu hướng giảm cầu trên thế giới; quy định về kỹ thuật và thủ tục xuất nhập khẩu ngày càng chặt chẽ.
Sự cạnh tranh giữa các nước trong khu vực, các yêu cầu về chuẩn hóa sản phẩm, quy trình sản xuất và yêu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng cao; một số mặt hàng có tiềm năng chưa được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc như bưởi, bơ, na, vú sữa, dược liệu...; thông tin thị trường, thông quan chưa chuyển tải kịp thời, tổ chức kết nối sản xuất với thương lái, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chưa chặt chẽ...", Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam nói.
Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, để triển khai các giải pháp trong thời gian tới, nhằm cụ thể hóa những nội dung của bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp giữa Bộ NN&PTNT và Quảng Tây nói chung và khung hợp tác giữa hai tỉnh Lạng Sơn - Quảng Tây nói riêng, đề nghị các bộ, ngành trung ương, các địa phương, đơn vị trực thuộc thuộc Bộ NN&PTNT, Hiệp hội doanh nghiệp thực hiện 3 nhiệm vụ chính.
Cụ thể, tiếp tục đàm phán, mở cửa và xử lý tháo gỡ vướng mắc, duy trì phát triển thị trường; tập trung tổ chức lại chuỗi sản xuất theo ngành hàng cụ thể gắn với các vùng chuyên canh liên kết với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu để xây dựng các vùng nguyên liệu đạt chuẩn; khẩn trương, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý ở trung ương và địa phương để đảm bảo cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi phục vụ xuất khẩu; minh bạch hóa thông tin với các vùng trồng, vùng nuôi, cơ sở đóng gói theo mùa vụ, thời vụ; chuẩn hóa về chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất.
Thứ trưởng Nam cũng nhấn mạnh cần tăng cường sự phối hợp giữa nhà nước, hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp để sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản.
Trong năm 2025 và các năm tới, tiếp tục quan tâm phát triển thị trường Trung Quốc theo hướng bền vững, chất lượng. Bên cạnh duy trì giao thương, kết nối thúc đẩy xuất khẩu vào các khu vực thị trường phía Nam thông qua đường biên giới đất liền, cần nghiên cứu tiếp cận kênh phân phối tại thị trường các tỉnh phía Bắc của Trung Quốc và liên kết với doanh nghiệp bạn để tham gia mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Cà phê, hồ tiêu và gạo… ngày càng khó vào EU |
Cách nào khắc phục tình trạng nông sản bị cảnh báo ở nước ngoài? |
Xuất khẩu tỉ đô, vì sao nông sản Việt chưa có thương hiệu trên trường quốc tế? |