Cách nào khắc phục tình trạng nông sản bị cảnh báo ở nước ngoài?

Nửa đầu năm 2024, số lượng cảnh báo tồn dư chất cấm, kháng sinh trong sản phẩm nông sản xuất khẩu sang EU tăng hơn 80%. Một câu hỏi lớn đặt ra cho ngành hàng là làm sao khắc phục tình trạng nông sản bị cảnh báo ở nước ngoài và nâng cao uy tín nông sản Việt?
Vì sao nông sản Việt bị gia tăng cảnh báo từ EU? Những gam màu sáng tối trên bức tranh xuất khẩu nông sản
 6 tháng đầu năm nay đã nhận đến 57 cảnh báo
6 tháng đầu năm nay Việt Nam đã nhận đến 57 cảnh báo từ EU.

Số lượng cảnh báo gia tăng bất thường

Thống kê của Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng bất thường về số lượng cảnh báo vi phạm an toàn thực phẩm từ thị trường EU, với tổng cộng 57 cảnh báo, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự gia tăng này dẫn đến việc EU tăng cường tần suất kiểm tra biên giới đối với nông sản xuất khẩu từ Việt Nam. Hiện tại, 4 mặt hàng nông sản phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn, bao gồm thanh long (30%), ớt (50%), đậu bắp (50%) và sầu riêng (10%).

Nói về nguyên nhân số lượng cảnh báo gia tăng bất thường, TS Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho hay, một trong những nguyên nhân làm tăng mức độ cảnh báo nông sản Việt Nam nhập khẩu vào EU là do nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chưa thực sự tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu. Vì quy định mức dư lượng tối đa (MRL) đối với mỗi hoạt chất của mỗi nước là khác nhau, doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu chuyên sâu và am hiểu khoa học, kỹ thuật.

Ngoài ra, theo thói quen từ trước, người sản xuất ở một số nơi còn chưa có biện pháp, kế hoạch sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, phân bón không đúng hướng dẫn. Ví dụ, ở Thừa Thiên Huế năm 2020, 95% hộ nuôi tôm sử dụng kháng sinh.

Từ vùng trồng, hiện tượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón không đúng quy định, vượt mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép; kiểm soát sinh vật gây hại, các nguồn tác động còn chưa chặt chẽ; chưa tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu vì mức MRL đối với mỗi hoạt chất của mỗi nước là khác nhau.

Từ vùng nuôi thủy sản, còn hiện tượng lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản do người nuôi tự ý sử dụng kháng sinh, sử dụng không đúng liều lượng và thiếu hiểu biết về vi khuẩn gây bệnh. Môi trường nuôi cũng bị ô nhiễm bởi các nguồn như thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học.

Trách nhiệm kiểm tra, giám sát cũng là một lý do khiến số lượng cảnh báo tăng. Pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định và chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm. Tỷ lệ giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói chưa đạt. Ví dụ sầu riêng chỉ giám sát 52% vùng trồng và 47% cơ sở đóng gói.

Bên cạnh đó, quy trình đóng gói, sơ chế, chế biến và kiểm tra nguyên liệu đầu vào cần tuân thủ quy trình HACCP và tuân thủ các biện pháp SPS về phụ gia thực phẩm, an toàn thực phẩm đối với bao bì sản phẩm.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), dù xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt kỷ lục trong nửa đầu năm nhưng số lượng cảnh báo gia tăng là hồi chuông cảnh báo về việc tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm của nông sản Việt.

"Mỗi năm EU chi khoảng 35 tỷ Euro nhập khẩu rau quả, là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất trên thế giới hiện nay. Thời gian qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU tăng đáng kể, song hiện chỉ đứng thứ 27 trong số các nước xuất khẩu rau quả vào EU với thị phần khiêm tốn 1%", ông Nguyên thông tin thêm.

Điều đáng nói, nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam xuất sang EU thiếu tính đồng nhất. Tình trạng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng kim loại nặng… vẫn còn là nút thắt lớn. Một số mặt hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu vào EU như: Ớt, rau húng, quế, thanh long… đã bị cảnh báo nhiều lần về về mặt chất lượng.

"Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn có thể làm giảm uy tín chung của nông sản Việt Nam tại thị trường EU, cũng như trên thế giới”, ông Nguyên nói.

Giải pháp nào để khắc phục?

Chuyên gia gợi ý nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng cảnh báo.
Chuyên gia gợi ý nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng cảnh báo.

Nói về giải pháp hạn chế tình trạng nông sản sang thị trường EU bị cảnh báo, bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam chia sẻ, đối với ngành gia vị, có 3 vấn đề các doanh nghiệp đang gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu gồm: chỉ số dư lượng thuốc, vi sinh vật, kim loại nặng.

Theo bà Liên, bên cạnh việc theo dõi, cập nhật thông tin trên các website của cơ quan quản lý dữ liệu Nhà nước cũng cần quan tâm đến thông tin từ SPS của EU để cập nhật thông tin về mọi mặt hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tham khảo các lô hàng có cùng lợi thế cạnh tranh từ các nước bị cảnh báo để rút kinh nghiệm.

Bà Liên đề xuất cần có sự phối hợp hiệu quả hơn giữa cơ quan quản lý đầu mối, doanh nghiệp, hiệp hội để xử lý các vấn đề như lô hàng bị trả lại, khó khăn của doanh nghiệp liên quan đến SPS….

Về phía mình, TS Ngô Xuân Nam cho rằng trước mắt, từng lô hàng bị cảnh báo cần truy xuất nguồn gốc, điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục để tránh lặp lại vi phạm. SPS Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan của Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường cập nhật, phổ biến những quy định về SPS (vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật) đến cộng đồng trong chuỗi sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm.

Về biện pháp lâu dài, mới đây, ngày 19-6, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 534/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp SPS của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và cam kết SPS trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do".

Đề án này định hướng mục tiêu đến năm 2030, tỉ lệ tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tương đương quy chuẩn quốc tế đạt 100%. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơ sở dữ liệu kết nối thông tin tương tác giữa hợp tác xã, DN, hội, hiệp hội với cơ quan quản lý ở địa phương và hệ thống SPS của Việt Nam; 100% cán bộ quản lý SPS các cấp được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ hằng năm.

Ông Lê Thanh Hòa - Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam đề xuất các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm, tìm hiểu thông tin liên quan đến các vấn đề SPS, đồng thời kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn tới cơ quan quản lý.

“Văn phòng SPS Việt Nam cam kết hỗ trợ vấn đề thông tin về kiểm dịch, an toàn thực vật, giúp doanh nghiệp đáp ứng một cách tốt nhất các quy định trong các FTA thế hệ mới, trong đó có RCEP và EVFTA", ông Lê Thanh Hòa khẳng định.

Vụ 30 lô sầu riêng nhiễm cadimi: Không phát hiện mẫu nào vượt ngưỡng như cảnh báo Vụ 30 lô sầu riêng nhiễm cadimi: Không phát hiện mẫu nào vượt ngưỡng như cảnh báo
Vì sao nông sản Việt bị gia tăng cảnh báo từ EU? Vì sao nông sản Việt bị gia tăng cảnh báo từ EU?
Những gam màu sáng tối trên bức tranh xuất khẩu nông sản Những gam màu sáng tối trên bức tranh xuất khẩu nông sản
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá dừa tăng vùn vụt, vì sao doanh nghiệp xuất khẩu chưa vui?

Giá dừa tăng vùn vụt, vì sao doanh nghiệp xuất khẩu chưa vui?

Việt Nam có nhiều loại dừa: dừa xiêm, dừa lửa, dừa dứa… Tuy nhiên chưa có quy hoạch vùng trồng, thu mua không đồng bộ, năng lực cạnh tranh dừa tươi Việt Nam trên thị trường thế giới còn yếu nên các doanh nghiệp chưa hẳn vui khi dừa đang có thế mạnh về đầu ra.
Giá vàng vượt 102 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư đua bán chốt lời

Giá vàng vượt 102 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư đua bán chốt lời

Giá vàng trong nước sáng nay chính thức vượt 102 triệu đồng/lượng khi kim loại quý thế giới xác lập kỷ lục mới. Các chuyên gia cảnh báo, đầu tư theo kiểu lướt sóng khi giá vàng đang ở mức cao là rất nguy hiểm. Đặc biệt, không nên vay tiền để đầu tư vào vàng.
Giảm 1.000 đồng/kg, giá tiêu mất mốc 160.000 đồng/kg

Giảm 1.000 đồng/kg, giá tiêu mất mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 1/4 giảm trở lại 1.000 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 158.000 – 159.000 đồng/kg.
Cà phê xuất khẩu năm 2025 có thể đạt kỷ lục 8 tỷ USD

Cà phê xuất khẩu năm 2025 có thể đạt kỷ lục 8 tỷ USD

Giá cà phê hôm nay 1/4 tăng nhẹ 600 đến 800 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 132,000 - 133,000 đồng/kg.
Giảm mạnh tuần qua, giá cà phê tuần này được dự đoán thế nào?

Giảm mạnh tuần qua, giá cà phê tuần này được dự đoán thế nào?

Giá cà phê giảm mạnh từ 1.600 đến 1.700 đồng/kg so với tuần trước. Cục Xuất nhập khẩu nhận định giá cà phê trong thời gian tới sẽ chịu áp lực điều chỉnh do nguồn cung vừa được thu hoạch dần được đưa ra thị trường và Brazil sắp tới vụ thu hoạch.
Giá heo hơi giảm mạnh, nhiều nơi chạm đáy 66.000 đồng/kg

Giá heo hơi giảm mạnh, nhiều nơi chạm đáy 66.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 31/3, tiếp tục giảm tại miền Bắc, duy trì ổn định ở miền Nam và có xu hướng chững lại tại miền Trung - Tây Nguyên. Hiện tại, giá heo hơi trên cả nước dao động từ 66.000 - 77.000 đồng/kg.
Giá tiêu tuần này được dự báo tiếp tục tăng

Giá tiêu tuần này được dự báo tiếp tục tăng

Giá tiêu hôm nay 31/3 duy trì ổn định trong khoảng 159.000 – 160.000 đồng/kg. Nhận định về thị trường tuần này, chuyên gia cho biết vẫn dao động quanh mốc 160.000 đồng/kg. Tuy nhiên, về dài hạn giá tiêu được dự báo tiếp tục tăng.
Giá thịt heo bán lẻ đồng loạt giảm sau chỉ đạo của Phó thủ tướng

Giá thịt heo bán lẻ đồng loạt giảm sau chỉ đạo của Phó thủ tướng

Trong 3 tuần qua, giá heo hơi giảm khoảng 10.000 đồng/kg, kéo giá thịt heo bán lẻ giảm theo, nhiều bà nội trợ vì thế quay lại với loại thực phẩm thông dụng này.
Giá tiêu duy trì quanh mức 160.000 đồng/kg trong nhiều tuần

Giá tiêu duy trì quanh mức 160.000 đồng/kg trong nhiều tuần

Thị trường tiêu trong nước bình ổn, duy trì ổn định so với phiên giao dịch trước đó và neo ở mức cao. Hiện giá tiêu thu mua trung bình tại các địa bàn trọng điểm quanh mốc 159,000 - 160,000 đồng/kg.
Thị trường heo hơi ổn định sau một tuần giảm sốc

Thị trường heo hơi ổn định sau một tuần giảm sốc

Giá heo hơi hôm nay 30/3, miền Bắc tiếp tục giảm thêm 1.000 đồng/kg, rơi về mốc 66.000 đồng/kg – mức thấp nhất cả nước. Trong khi đó, khu vực miền Trung và miền Nam ghi nhận xu hướng chững lại, một số nơi giảm nhẹ.
Vì sao giá cà phê toàn cầu đang bị đẩy lên cao?

Vì sao giá cà phê toàn cầu đang bị đẩy lên cao?

Giá cà phê hôm nay 30/3 giảm nhẹ 100 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch quanh mốc 131,200 - 132,300 đồng/kg.
Giá vàng sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng trong nước hướng đến 101 triệu đồng một lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tiến sát mốc 3.090 USD một ounce, lập đỉnh lần thứ 18 trong năm nay.
Hiện tượng “lạ” của thị trường cà phê

Hiện tượng “lạ” của thị trường cà phê

Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh 1.000 đến 1.100 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 131.000 - 132.000 đồng/kg.
Nông dân găm hàng chờ giá tiêu tăng cao hơn

Nông dân găm hàng chờ giá tiêu tăng cao hơn

Giá tiêu hôm nay tiếp tục đi ngang so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 159.000 – 160.000 đồng/kg. Nông dân trồng tiêu Việt Nam vẫn chưa vội bán hàng vụ mới và chờ giá tăng cao hơn.
Giá heo hơi tiếp tục giảm sâu

Giá heo hơi tiếp tục giảm sâu

Giá heo hơi hôm nay 29/3, tiếp đà giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg tại khu vực miền Trung và miền Nam. Theo khảo sát mới nhất, thương lái trên toàn quốc đang thu mua heo hơi với giá từ 66.000 - 77.000 đồng/kg.
Loạt bất ổn khiến giá vàng thế giới tăng như vũ bão

Loạt bất ổn khiến giá vàng thế giới tăng như vũ bão

Lo ngại cuộc chiến thương mại toàn cầu leo thang, kế hoạch áp thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục thúc đẩy đà tăng của giá vàng thế giới.
Giá vàng thế giới cao nhất mọi thời đại, trong nước diễn biến thế nào?

Giá vàng thế giới cao nhất mọi thời đại, trong nước diễn biến thế nào?

Giá vàng thế giới giao ngay tăng vùn vụt lập đỉnh lần thứ 17 trong năm nay. Trong nước, giá vàng lại vượt xa 100 triệu/lượng.
Giá heo hơi vẫn đang kéo dài đà giảm

Giá heo hơi vẫn đang kéo dài đà giảm

Giá heo hơi hôm nay 28/3, tiếp tục giảm mạnh trên diện rộng, đặc biệt khu vực miền Bắc ghi nhận mức sụt sâu nhất trong nhiều ngày qua. Hiện tại, giá heo hơi trên toàn quốc dao động từ 66.000 - 77.000 đồng/kg.
Giá tiêu đi ngang, cao nhất 160.000 đồng/kg

Giá tiêu đi ngang, cao nhất 160.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 28/3 ổn định không thay đổi so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 159,000 - 160,000 đồng/kg.
Đầu cơ bán tháo, giá cà phê lao dốc mạnh

Đầu cơ bán tháo, giá cà phê lao dốc mạnh

Giá cà phê hôm nay 28/3 lao dốc giảm mạnh 2.000 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 132.400 - 133.400 đồng/kg.
Giá heo hơi cao nhất 5 năm, Phó thủ tướng chỉ đạo “nóng”

Giá heo hơi cao nhất 5 năm, Phó thủ tướng chỉ đạo “nóng”

Phó thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, hiệp hội, doanh nghiệp đánh giá tình hình thị trường thịt heo.
Giá xăng tăng gần 400 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng gần 400 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá bán lẻ RON 95 tăng 337 đồng/lít lên 20.424 đồng/lít. Giá bán lẻ xăng E5 RON 92 tăng mức tương tự lên 20.032 đồng/lít.
Giá vàng lại tiến sát 100 triệu đồng/lượng

Giá vàng lại tiến sát 100 triệu đồng/lượng

Sáng nay, giá vàng nhẫn được nhiều doanh nghiệp giao dịch vượt mốc 99 triệu đồng/lượng, cao hơn nhiều so với vàng miếng SJC.
Thị trường heo hơi tiếp chiều đi xuống

Thị trường heo hơi tiếp chiều đi xuống

Giá heo hơi hôm nay 27/3, một số địa phương tiếp tục hạ giá trong phiên sáng nay. Hiện tại, giá heo hơi trên toàn quốc dao động từ 68.000 - 78.000 đồng/kg.
Giá cà phê lao dốc với tốc độ chóng mặt

Giá cà phê lao dốc với tốc độ chóng mặt

Giá cà phê 2 sàn cùng giảm mạnh sau khi đạt đỉnh. Có lúc Robusta đã lên tới 5.600 USD/tấn, nhưng lực bán chốt lời tại đỉnh cùng những nguyên nhân khác khiến sàn London rớt mạnh.
Nhu cầu tăng cao giúp giá tiêu trở lại mốc 160.000 đồng/kg

Nhu cầu tăng cao giúp giá tiêu trở lại mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu tăng mạnh trở lại từ 3.000 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 159.000 – 160.000 đồng/kg.
Giá vàng tăng lên gần 99 triệu đồng/lượng

Giá vàng tăng lên gần 99 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch sáng nay 26/3.
Giá heo hơi miền Bắc chính thức mất mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc chính thức mất mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 26/3, tiếp tục lao dốc tại nhiều địa phương trong tại ba miền, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố phía Bắc. Hiện tại, giá heo hơi trên toàn quốc dao động từ 68.000 - 78.000 đồng/kg.
Nguyên nhân giá tiêu đột ngột giảm đến 3.500 đồng/kg?

Nguyên nhân giá tiêu đột ngột giảm đến 3.500 đồng/kg?

Giá tiêu đột ngột giảm mạnh từ 3.000 đến 3.500 đồng/kg so với hôm, hiện giao dịch trong khoảng 156.000 - 157.000 đồng/kg.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động