Gia tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP

Sau hơn 3 năm thực thi, tỷ lệ tận dụng những ưu đãi xuất xứ thực hiện trong Hiệp định CPTPP còn chưa cao, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết cơ hội ưu đãi thuế quan từ hiệp định này.

Tỷ lệ sử dụng ưu đãi tại các thị trường mới trong CPTPP tăng cao

Hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ ngày 14/1/2019 được kỳ vọng là bước ngoặt, tạo ra xung lực mới thúc đẩy hợp tác thương mại đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên.

Thực thi CPTPP đã đem lại tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng cho Việt Nam, là động lực mở rộng đường cho hàng hóa Việt sang các thị trường mới mẻ và tiềm năng trong Hiệp định. Đặc biệt, tham gia CPTPP, doanh nghiệp Việt Nam được hưởng mức cắt giảm thuế quan rất ưu đãi nhất là các mặt hàng có thế mạnh.

Tuy nhiên, ưu đãi thuế quan lớn cũng đi kèm với điều kiện về xuất xứ, yêu cầu về nguyên liệu sản phẩm nghiêm ngặt hơn khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn e ngại.

Sau hơn 3 năm thực thi, tỷ lệ tận dụng những ưu đãi xuất xứ thực hiện trong CPTPP còn chưa cao ở một số nhóm ngành hàng trọng điểm. Điều này, khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết tiềm năng lợi thế trong thời kỳ “một mình một chợ” khi thực thi CPTPP.

Đây là nội dung được các đại biểu đưa ra bàn luận tại Tọa đàm gia tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 1/12 tại Hà Nội.

toạ đàm “Gia tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP”
toạ đàm “Gia tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP”

Tại toạ đàm ông Ngô Chung Khanh – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên – cho biết, thời gian qua, kiến thức và hiểu biết của doanh nghiệp về FTA nói chung và hiệp định CPTPP nói riêng đã cải thiện đáng kể. Tỉ lệ các doanh nghiệp hiểu về Hiệp định CPTPP hay hiểu rõ về Hiệp định CPTPP đã tăng trưởng rất mạnh.

“Đơn cử, doanh nghiệp hiểu rõ đã tăng từ hơn 2% (cách đây hơn 2 năm) cho đến gần 9% trong năm 2021- đầu 2022. Mặc dù tỷ lệ vẫn còn khiêm tốn, song chúng ta thấy mức độ tăng, số lượng doanh nghiệp hiểu rõ đã đáng kể”- ông Ngô Chung Khanh dẫn chứng.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang CPTPP nói chung và đặc biệt là sang ba thị trường FTA mới, tức thị trường chưa có FTA khi ký CPTPP là Canada, Mexico, Peru tăng trưởng rất mạnh và thặng dư thương mại từ riêng hai thị trường Canada và Mexico đã là một con số rất đáng kể.

Tuy nhiên, theo ông Ngô Chung Khanh, dù xuất khẩu sang Canada, Mexico tăng giá trị tăng nhưng tỷ trọng của hai thị trường này còn tương đối khiêm tốn. Cùng đó là những mặt hàng có tỷ lệ tận dụng tốt thì giá trị còn tương đối hạn chế. Ngoài ra, những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu giá trị cao cũng đang dừng lại ở tỷ lệ chưa cao. Đây là những điểm cần chú ý để tập trung cải thiện hơn trong thời gian tới.

Thông tin về tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi trong CPTPP, bà Đỗ Thị Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) – cho biết, con số về tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi trong CPTPP là 6,7% nghe có vẻ thấp, nhưng thực tế con số này tính trên tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra toàn bộ khối gồm 11 nước thành viên và trong đó mới có 6 nước thành viên đã thực thi CPTPP thì tỷ lệ sẽ cao chứ không phải là 6,7%.

Ngoài ra, trong số 11 nước hoặc là 10 nước đối tác của Việt Nam trong CPTPP thì bảy nước đã có FTA với Việt Nam rồi, ba nước là đối tác mới và thực chất ra cơ hội thị trường chủ yếu của CPTPP đem lại chỉ là ba nước này Canada, Mexico và Peru. Riêng Peru mới thực thi từ cuối năm 2021 trở lại đây. Cho nên nếu tính trên tổng thể ba năm vừa qua thì Canada và Mexico sẽ là hai thị trường chính mà chúng ta có thể đánh giá về hiệu quả sử dụng.

Gia tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP

“Nếu tính chỉ riêng thị trường Canada và Mexico thì tỷ lệ sử dụng ưu đãi này tăng hơn hẳn mức trung bình, chiếm khoảng xấp xỉ 24% và con số này cao hơn tỷ lệ sử dụng ưu đãi trong Hiệp định với EU (EVFTA) và UKVFTA. Bên cạnh đó, khả năng đáp ứng tiêu chí xuất xứ CPTPP là như nhau nhưng tỷ lệ sử dụng C/O CPTPP sang Mexico và Canada khá là khác nhau. Với Canada tỷ lệ khoảng 10% theo thống kê của phía Việt Nam và với Mexico tỉ lệ là 40%” – bà Hương dẫn chứng.

Còn đối với các thị trường đã có FTA như Nhật Bản, Úc hay New Zealand, bà Hương cho rằng, các doanh nghiệp sẽ chủ yếu tận dụng những hiệp định mà Việt Nam đã ký kết trước đây, ví dụ như Hiệp định ANZFTA hoặc là Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản, ASEAN - Nhật Bản. Dù tỷ lệ sử dụng Hiệp định CPTPP đối với các thị trường này hiện đang ở mức thấp nhưng tăng dần đều trong những năm vừa qua, cho nên sự quan tâm của doanh nghiệp đối với CPTPP cũng đang tăng. Đối với những thị trường khác cũng như vậy.

Đứng về góc độ mặt hàng, bà Đỗ Thu Hương chia sẻ, nếu tính trên tổng thể chung của khối CPTPP bao gồm những nước đã thực thi, những nước chưa thực thi, bao gồm cả những nước đã có FTA và những nước mà chưa có FTA thì tỷ lệ những nhóm hàng chúng ta sử dụng tốt là giày dép chiếm khoảng 43%, xơ sợi cũng khoảng 33%, sắt thép và các sản phẩm sắt, thép 76%, điện thoại và linh kiện điện thoại là 13% và thủy sản là 6%. Tất nhiên là trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này thì dệt may vẫn là nhóm hàng mà hiện nay tỷ lệ sử dụng C/O CPTPP thấp và cũng gần như không tăng trong ba năm vừa qua.

Ở góc độ địa phương, ông Trần Thế Phương - Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương Bình Dương – sau 3 năm thực hiện, có thể nói hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đều có nhận thức và hiểu biết nhất định về cam kết và thị trường các nước CPTPP, đặc biệt là các cam kết cắt giảm thuế quan, các quy định để được cấp xuất xứ hàng hóa C/O sẽ được hưởng các ưu đãi thuế quan. Tuy nhiên, do đặc thù các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của tỉnh còn mang nặng hình thức gia công, chế biến, đặc biệt là hai ngành dệt may, da giày nên việc tận dụng nguyên liệu, vật liệu trong nước và các nước thuộc khối CPTPP còn hạn chế, tuy có tăng dần theo từng năm nhưng vẫn chưa đạt theo kỳ vọng.

Chủ động nắm bắt thông tin để tận dụng tối đa ưu đãi

Để tận dụng tối đa ưu đãi, bà Đỗ Thị Thu Hương mong muốn cộng đồng doanh nghiệp chủ động tìm hiểu và nắm bắt thông tin về mặt hàng và thị trường cũng như những ưu đãi thuế quan theo các hiệp định đem lại để biết được rằng cơ hội ở đâu, thị trường nào và nhóm hàng nào.

Mặt khác, doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến những quy định về quy tắc xuất xứ, tìm hiểu để đáp ứng được quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.

Gia tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP

Nhằm đáp ứng được cấp C/O cũng cần phải có đầu tư về chuyện lưu trữ chứng từ để chứng minh xuất xứ. Đây cũng là một gánh nặng tài hành chính về mặt hành chính cho doanh nghiệp khá nhiều khi mà các cơ quan chức năng cũng như là nước nhập khẩu vào kiểm tra, điều tra về quy tắc xuất xứ.

Liên quan đến việc tổ chức hệ thống cấp C/O, bà Đỗ Thị Thu Hương cho biết, Bộ Công Thương sẽ tăng cường chuyển giao cho doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ.

Hiện nay phần lớn đều là do tổ chức cấp C/O, doanh nghiệp phải đến đăng ký nộp hồ sơ cho các tổ chức cấp để Bộ Công Thương theo xu hướng sẽ chuyển dịch dần sang cho doanh nghiệp tự chứng nhận và hiện nay đã làm với ASEAN rồi và sẽ sang các hiệp định khác.

Tuy nhiên sự quan tâm của doanh nghiệp liên quan đến việc tự chứng nhận xuất xứ hiện nay còn đang rất hạn chế nên doanh nghiệp cần quan tâm hơn, tham gia nhiều hơn và đảm bảo được tính chủ động, tiết kiệm về mặt thời gian, chi phí.

Ngoài ra, Bộ Công Thương phối hợp khá chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng; trong đó, có Hiệp hội Dệt may để tổ chức cuộc hội thảo, tọa đàm. Một mặt đưa những thông tin về hiệp định, thuế suất lẫn quy tắc xuất xứ với doanh nghiệp ngành hàng; đồng thời cũng có trao đổi hai chiều để tiếp nhận những khó khăn, những vướng mắc của Hiệp hội ngành hàng gặp phải trong quá trình thực thi.

Bộ Công Thương cũng đã tăng cường những hội thảo cũng như những hoạt động xúc tiến thương mại sang các thị trường có FTA để tìm kiếm các cơ hội thị trường cho cộng đồng doanh nghiệp.

Quy định về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo Hiệp định CPTPP Quy định về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo Hiệp định CPTPP
Kim ngạch xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP tăng 7,8% Kim ngạch xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP tăng 7,8%
Xuất khẩu sang khu vực châu Mỹ tăng mạnh nhờ Hiệp định CPTPP Xuất khẩu sang khu vực châu Mỹ tăng mạnh nhờ Hiệp định CPTPP
Dư địa rộng lớn cho cá tra Việt Nam tại thị trường CPTPP Dư địa rộng lớn cho cá tra Việt Nam tại thị trường CPTPP
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 242 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 242 tỷ USD

Tính từ đầu năm đến hết 15/9/2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 242.04 tỷ USD.
Xuất khẩu thủy sản năm 2023 có thể đạt khoảng 9,2 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản năm 2023 có thể đạt khoảng 9,2 tỷ USD

Tháng 8/2023, xuất khẩu thủy sản sang nhiều thị trường đều đạt mức đỉnh kể từ đầu năm. Kết quả đó là tín hiệu cho thấy thủy sản xuất khẩu đang trở lại đường đua và sẽ dần tăng tốc trong những tháng cuối năm.
Thanh Hóa thành lập Cụm công nghiệp Liên Hoa

Thanh Hóa thành lập Cụm công nghiệp Liên Hoa

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 3366/QĐ-UBND về việc thành lập Cụm công nghiệp Liên Hoa, huyện Hậu Lộc.
Hé lộ danh tính "ông trùm" thâu tóm gần 12ha đất rừng Vườn quốc gia Núi Chúa làm khu nghỉ dưỡng

Hé lộ danh tính "ông trùm" thâu tóm gần 12ha đất rừng Vườn quốc gia Núi Chúa làm khu nghỉ dưỡng

Để triển khai xây dựng dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy (tỉnh Ninh Thuận), Công ty CP Đầu tư Phát triển Syrena Việt Nam sẽ “lấy” gần 12ha đất rừng thuộc lâm phần quản lý của Vườn Quốc gia Núi Chúa…
Dự báo xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 sẽ tăng từ 3% đến 5% về lượng

Dự báo xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 sẽ tăng từ 3% đến 5% về lượng

8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hồ tiêu đạt trên 188 nghìn tấn, trị giá 615,5 triệu USD. Dự báo, năm 2023, xuất khẩu hồ tiêu sẽ tăng từ 3% đến 5% về lượng so với năm 2022.
Xuất khẩu cao su sang Nhật Bản vẫn tăng trưởng khá về lượng

Xuất khẩu cao su sang Nhật Bản vẫn tăng trưởng khá về lượng

Mặc dù xuất khẩu cao su sang Nhật Bản giảm, nhưng trong 8 tháng đầu năm 2023, một số chủng loại cao su xuất khẩu sang thị trường này vẫn tăng trưởng khá về lượng so với cùng kỳ năm 2022 như: SVR 3L, RSS3, SVR 20…
Xuất khẩu thức ăn gia súc tăng nhẹ

Xuất khẩu thức ăn gia súc tăng nhẹ

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc của cả nước trong tháng 8/2023 đạt 139,6 triệu USD, tăng 7,7% so với tháng 7/2023 và tăng 38,4% so với tháng 8/2022.
Việt Nam đã nhập khẩu 880.664 tấn bông các loại trong 8 tháng

Việt Nam đã nhập khẩu 880.664 tấn bông các loại trong 8 tháng

Số liệu của Tổng cục hải quan cho thấy, 8 tháng năm 2023 Việt Nam đã nhập khẩu 880.664 tấn bông các loại với kim ngạch hơn 1,91 tỷ USD.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 464 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 464 tỷ USD

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết ngày 15/9/2023 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 464,08 tỷ USD.
Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng năm 2023 đạt gần 3,15 triệu tấn, tương đương gần 1,11 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng, tăng 1,5% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
EU tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam

EU tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam

EU nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 389,9 nghìn tấn, trị giá 854,23 triệu EUR, tăng 21% về lượng và tăng 18,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Việt Nam đã nhập khẩu 7,22 triệu tấn xăng dầu các loại

Việt Nam đã nhập khẩu 7,22 triệu tấn xăng dầu các loại

8 tháng năm 2023, Việt Nam đã nhập khẩu 7,22 triệu tấn xăng dầu các loại, với trị giá là 5,88 tỷ USD, tăng 22,2% về lượng nhưng giảm 5,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Hải Dương bàn kế hoạch xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Hải Dương bàn kế hoạch xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng đã đặc biệt nhấn mạnh về việc cần phải làm rõ sự thay đổi về nguyên tắc và tiêu chí hỗ trợ thực hiện xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Hé lộ những điều ít người biết về dự án Picity Sky Park của Tập đoàn Pi Group

Hé lộ những điều ít người biết về dự án Picity Sky Park của Tập đoàn Pi Group

Dự án Picity Sky Park được quảng cáo và chào bán rầm rộ, nằm trên 2 trục đường huyết mạch với những tiện ích cũng như vị trí “vàng”, đạt chuẩn 4 sao…?! Tuy nhiên, ít ai biết về “ngọn nguồn” dự án này.
Algeria quy định những mặt hàng nhập khẩu phải đóng dấu “Halal”

Algeria quy định những mặt hàng nhập khẩu phải đóng dấu “Halal”

Thương vụ Việt Nam tại Algeria cho biết, ngày 21/9/2023 Bộ Công nghiệp và Sản xuất dược phẩm Algeria đã công bố danh sách các thực phẩm nhập khẩu vào nước này phải có chứng nhận “Halal”.
Cả nước nhập khẩu gần 1,37 triệu tấn đậu tương

Cả nước nhập khẩu gần 1,37 triệu tấn đậu tương

8 tháng năm 2023 cả nước nhập khẩu gần 1,37 triệu tấn đậu tương, trị giá gần 876,75 triệu USD, giá trung bình 637,8 USD/tấn.
Thanh Hoá nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững các làng nghề

Thanh Hoá nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững các làng nghề

Tỉnh Thanh Hóa hiện có 36 nghề, hơn 100 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận đạt các tiêu chí theo quy định. Nhiều làng nghề đã khẳng định về chất lượng sản phẩm, nổi tiếng khắp cả nước, thậm chí được xuất khẩu ra nước ngoài.
Việt Nam chi trên 1,71 tỷ USD nhập khẩu ngô

Việt Nam chi trên 1,71 tỷ USD nhập khẩu ngô

Nhập khẩu ngô các loại trong 8 tháng năm 2023 đạt trên 5,35 triệu tấn, trị giá trên 1,71 tỷ USD.
Cao Bằng: Phát triển nghề nuôi ong lấy mật, tạo nguồn sinh kế bền vững cho người dân

Cao Bằng: Phát triển nghề nuôi ong lấy mật, tạo nguồn sinh kế bền vững cho người dân

Nhiều năm qua, nghề nuôi ong lấy mật đã trở thành một nguồn sinh kế bền vững, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình ở Cao Bằng.
Australia đề xuất chấm dứt điều tra chống bán phá giá ống đồng Việt Nam

Australia đề xuất chấm dứt điều tra chống bán phá giá ống đồng Việt Nam

Australia vừa ban hành Dữ kiện trọng yếu kiến nghị chấm dứt điều tra trong vụ việc điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với mặt hàng ống đồng của Việt Nam.
Xuất khẩu cá ngừ đạt mức cao nhất kể từ đầu năm

Xuất khẩu cá ngừ đạt mức cao nhất kể từ đầu năm

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tháng 8/2023 đạt hơn 87 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giảm thấp nhất và là mức giá trị cao kể từ đầu năm nay.
Gỡ “thẻ vàng” IUU giúp phát triển ngành thủy sản bền vững

Gỡ “thẻ vàng” IUU giúp phát triển ngành thủy sản bền vững

Cao ủy Môi trường, đại dương và nghề cá và DG MARE mong muốn quan điểm của Việt Nam về xử lý “thẻ vàng” IUU và phát triển ngành thủy sản bền vững là một hình mẫu của thế giới. Khung pháp lý về quản lý nghề cá và chống khai thác IUU mà Việt Nam đã xây dựng hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế.
Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư cho 32 dự án trong 8 tháng

Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư cho 32 dự án trong 8 tháng

Cho đến thời điểm hiện tại, tỉnh Hòa Bình đã thu hút tổng cộng 107 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, trong đó có 25 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

8 tháng năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt gần 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu trên 5,81 triệu tấn gạo, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Nhập khẩu phân bón đạt mức cao nhất trong vòng 2 hơn năm qua

Nhập khẩu phân bón đạt mức cao nhất trong vòng 2 hơn năm qua

Lượng phân bón nhập khẩu tháng 8/2023 đạt mức cao nhất trong vòng 2 hơn năm qua, kể từ tháng 7/2021.
Xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ và Trung Quốc tiếp đà tăng

Xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ và Trung Quốc tiếp đà tăng

Sau khi ghi nhận mốc tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái lần đầu tiên trong tháng 7, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tiếp tục tăng 11% trong tháng 8, đạt 76 triệu USD.
Hưng Yên đánh giá kết quả mô hình ứng dụng quản lý dịch hại IPM trên lúa vụ mùa

Hưng Yên đánh giá kết quả mô hình ứng dụng quản lý dịch hại IPM trên lúa vụ mùa

Trong quá trình triển khai, các hộ tham gia mô hình và người dân tại xã Vân Du (huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) được tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thực hành phát hiện, xử lý sâu cuốn lá nhỏ trên cây lúa, các biện pháp quản lý sâu cuốn lá nhỏ theo hướng IPM…
Hải Dương xây dựng Nông thôn mới hướng dẫn sáp nhập các xã trên địa bàn

Hải Dương xây dựng Nông thôn mới hướng dẫn sáp nhập các xã trên địa bàn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương đã hướng dẫn các xã sau sáp nhập giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
Phiên bản di động