Đu đủ đâm – món ăn nghe lạ tai nhưng thử là ghiền Ăn đu đủ vào lúc nào để tốt cho sức khoẻ? Đu đủ sấy Thiên Tân Phát |
Thành phần dinh dưỡng của đu đủ
Đu đủ là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Một quả đu đủ cỡ vừa có thể cung cấp 224%DV – lượng khuyến nghị hàng ngày. Đu đủ là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao và ít calo. Quả đu đủ bao nhiêu calo? Trong 100g đu đủ chín chứa khoảng 43 calories. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của đu đủ có chứa:
Chất đạm: 0.47g
Tổng chất béo: 0.26g
Chất xơ: 1.7g
Đường: 7.82g
Canxi: 20mg
Magie: 21mg
Kali: 182mg
Vitamin C: 60.9mg
Thiamin: 0.023mg
Riboflavin: 0.027mg
Niacin: 0.357mg
Vitamin B6: 0.038mg
Folateg: 37µg
Ngoài ra, tác dụng của đu đủ còn đến từ hàm lượng vitamin B, vitamin E, beta-carotene, lutein và zeaxanthin, canxi, kali, vitamin K. Đặc biệt, đu đủ còn chứa nhiều lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh có lợi cho sức khỏe. Sau đây mời bạn tìm hiểu tác dụng của đu đủ chín.
Tác dụng của đu đủ
Tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Aditi Mudaliyar, từ Bệnh viện Motherhood (Ấn Độ), thông tin: “Đu đủ là loại trái cây mọng nước có hàm lượng calo thấp, giàu vitamin C và A. Đu đủ có nhiều lợi ích bao gồm phòng ngừa hen suyễn, thậm chí cả đặc tính chống ung thư. Loại quả này được cho có vai trò bảo vệ mắt và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng".
Theo Healthshot, đu đủ cũng là nguồn cung cấp vitamin A, B, E, K, magie, đồng, axit pantothenic, chất xơ, alpha và beta-carotene, lutein và zeaxanthin, canxi, kali và lycopene, chất chống oxy hóa mạnh.
Papain là loại men phân giải protein tồn tại trong nhựa đu đủ, rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp xử lý các thức ăn giàu protein một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, trong lĩnh vực làm đẹp, papain được sử dụng để chế biến mỹ phẩm, loại bỏ da chết trên bề mặt cơ thể.
Mặc dù vậy, đu đủ không an toàn cho tất cả mọi người. Khi đang ở một số tình trạng sức khỏe nhất định, tốt nhất bạn nên tránh loại quả này.
Phụ nữ mang thai
Đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh, khi ăn quá nhiều có thể gây sảy thai ngoài ý muốn. Đu đủ sống có rất nhiều mủ, là nguyên nhân có thể kích hoạt các cơn co thắt tử cung, do đó có thể dẫn đến sảy thai. Nhưng nếu chỉ ăn một lượng đu đủ vừa phải thì có thể không gây hại gì đối với sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai không nên ăn đu đủ xanh.
Người bị suy giáp
Cyanogenic glycoside có trong đu đủ không chỉ ảnh hưởng đến nhịp tim mà còn có thể cản trở quá trình tổng hợp và chuyển hóa iốt trong cơ thể và gây ra các triệu chứng trầm trọng hơn ở những người bị suy giáp. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra ở những người ăn quá nhiều đu đủ.
Người bị dị ứng
Những người bị rối loạn hô hấp như hen suyễn, hoặc bất kỳ trường hợp dị ứng nào, hãy cẩn thận khi ăn đu đủ. Đôi khi phấn hoa có thể dính lên vỏ đu đủ nên khi gọt đu đủ cần đeo găng tay. Vứt vỏ và găng tay vào thùng rác ngay sau khi gọt xong.
Dị ứng đu đủ thường có các triệu chứng sau: sưng miệng, ngứa xung quanh mặt và cổ họng, phát ban trên lưỡi, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, khó thở và khó nuốt.
Người bị sỏi thận
Đu đủ có rất nhiều vitamin C, trong 100g đu đủ chứa 60,9mg vitamin C. Đây là một chất chống ôxy hóa và đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự mạnh mẽ của hệ thống miễn dịch. Nhưng nếu bổ sung quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận canxi oxalat hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở những người đã mắc bệnh.
Những người tiêu hóa kém
Đu đủ là một chất nhuận tràng tuyệt vời và là một nguồn giàu chất xơ rất tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều có thể có tác động xấu đến dạ dày. Lúc này, thay vì điều trị các vấn đề về dạ dày như táo bón và khó tiêu, nó có thể dẫn đến tiêu chảy và đầy hơi.
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ nhưng khi ăn cần lưu ý tác dụng phụ đáng sợ này |
4 loại hạt tưởng là rác vứt đi, hóa ra lại rất giàu dinh dưỡng |
Ăn đu đủ vào lúc nào để tốt cho sức khoẻ? |