Đã rõ nguyên nhân sầu riêng rớt giá chỉ còn 40.000 đồng/kg Chuẩn hóa quy trình sản xuất để trái cây Việt vươn xa Vấn đề của ngành sầu riêng không chỉ là câu chuyện về giá |
![]() |
Sầu riêng tươi nhập khẩu từ Việt Nam vào Đài Loan (Trung Quốc) sẽ bị kiểm tra từng lô đến ngày 30/4. |
Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (Trung Quốc) cho biết, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) đã có công văn gửi các Hiệp hội doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông báo về việc Cơ quan này sẽ gia hạn lệnh tăng cường kiểm tra sầu riêng tươi nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo Thông báo của TFDA, để đảm bảo an toàn vệ sinh đối với sản phẩm nhập khẩu, theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Mục 4 của "Quy định về kiểm tra nhập khẩu thực phẩm và các sản phẩm liên quan", Đài Loan (Trung Quốc) sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp kiểm tra từng lô đối với sản phẩm mã hàng "0810.60.00.00.7 - sầu riêng tươi" nhập khẩu từ Việt Nam đến 30/4/2025.
Trước đó, tại Thông báo số 1132004255B ngày 07/8/2024, TFDA đã ban hành yêu cầu kiểm tra từng lô sầu riêng tươi nhập khẩu từ Việt Nam kể từ ngày 12/8/2024 đến ngày 11/02/2025 do trong vòng 6 tháng gần nhất phát hiện 04 lô hàng nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn.
Cũng theo thông tin do TFDA công bố trên Cổng thông điện tử của Cơ quan này, năm 2024, có tổng cộng 08 lô hàng sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu vào Đài Loan (Trung Quốc) không đạt.
Thông báo của TFDA cũng cho biết, nếu trước khi biện pháp kiểm tra trên hết hiệu lực, sau khi đánh giá thấy cần thiết phải gia hạn thời gian kiểm soát, Đài Loan (Trung Quốc) sẽ công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan này mà không ra thông báo riêng.
TFDA thông tin thêm, theo quy định tại Điều 7 của "Luật Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm", doanh nghiệp thực phẩm phải thực hiện tự quản lý. Nếu thuộc đối tượng phải lập kế hoạch giám sát an toàn thực phẩm và thực hiện kiểm tra, doanh nghiệp phải tuân thủ quy định và lưu giữ hồ sơ liên quan để đảm bảo sản phẩm nhập khẩu phù hợp với quy định của Luật quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm của Đài Loan (Trung Quốc).
Nếu phát hiện sản phẩm có nguy cơ gây hại đến vệ sinh và an toàn, doanh nghiệp phải chủ động ngừng bán, thu hồi sản phẩm và thông báo cho cơ quan quản lý địa phương.
Cũng liên quan đến xuất khẩu sầu riêng, thời điểm cuối tháng 1/2025, xuất khẩu sầu riêng từ Việt Nam sang Trung Quốc bỗng nhiên bị đình trệ, do những quy định mới của Hải quan Trung Quốc. Từ cuối năm 2024, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) phát hiện một số lô hàng sầu riêng của Thái Lan có dư lượng vàng O. Đến ngày 10/1/2025, Trung Quốc ra thông báo áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt với sầu riêng nhập khẩu. Cụ thể, sầu riêng nhập khẩu vào Trung Quốc phải có thêm giấy kiểm định vàng O, bên cạnh giấy kiểm định Cadimi. Thời điểm đó đã có hàng trăm container sầu riêng chở lên đến cửa khẩu đã bị trả lại, phải chờ quay về. Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), cho biết hiện các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả rất lúng túng, khi chưa được hướng dẫn về thủ tục xuất khẩu sầu riêng theo yêu cầu mới của Trung Quốc. Trong khi đó, cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm dịch sản phẩm có nguồn gốc thực vật của Việt Nam dường như đang phản ứng chậm với những yêu cầu mới của Trung Quốc. Từ đầu tháng 2 tới nay, hoạt động xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đã suôn sẻ trở lại do các doanh nghiệp đã bổ sung Giấy chứng nhận kiểm định chất vàng O trong sầu riêng xuất khẩu tại các phòng xét nghiệm chất vàng O được phía Trung Quốc phê duyệt. Tính đến ngày 26/1/2025, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã công nhận 9 trung tâm, phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng của Việt Nam. |
![]() |
![]() |
![]() |