Da chết tồn tại trên môi là nguyên nhân chính khiến đôi môi trở nên sần sùi, thô ráp và dần xỉn màu. Tẩy tế bào chết ở môi là cách làm đơn giản giúp loại bỏ những lớp da chết, da khô ở môi, kích thích sản sinh ra tế bào mới và “đánh bay” những thành phần có hại ở son môi dùng hàng ngày, từ đó giúp da môi trở nên mềm mịn, căng mọng hơn.
Da chết tồn tại trên môi là nguyên nhân khiến đôi môi trở nên sần sùi, thô ráp. |
Tại sao cần tẩy tế bào chết cho môi?
Bạn nên tẩy tế bào chết cho môi một hoặc hai lần một tuần để duy trì đôi môi mềm mại, căng mọng và khỏe mạnh. Những lý do khác chính là:
Loại bỏ da khô.
Làm cho đôi môi mềm mại và mịn màng.
Giữ ẩm cho đôi môi.
Để son lên màu đẹp hơn và bám lâu hơn.
Ngăn ngừa tình trạng mất nước của môi, sưng, chảy máu môi hoặc khô môi.
Một số công thức tẩy tế bào chết cho môi tại nhà hiệu quả
Tẩy tế bào chết cho môi bằng dừa và mật ong
Dầu dừa chứa nhiều chất chống oxi hóa và axit béo giúp nuôi dưỡng làn da, trong khi đó đường nâu hoạt động như một chất tẩy tế bào chết tự nhiên giúp loại bỏ da chết và khô ráp. Mật ong có tính năng chữa bệnh tự nhiên rất hiệu quả.
Chuẩn bị : 1 thìa dầu dừa.
1 thìa mật ong.
2 thìa đường nâu.
1/2 muỗng cà phê nước ấm.
Cách làm: Trộn dầu dừa với mật ong, thêm đường nâu và nước ấm vào hỗn hợp trên. Thoa hỗn hợp lên môi theo chuyển động tròn trong 2-3 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
Tẩy tế bào chết môi bằng bạc hà
Tẩy da chết giúp môi trở nên mềm mịn, căng mọng hơn. |
Đường có tác dụng như một chất tẩy tế bào chết tự nhiên trong khi dầu bạc hà giúp kích thích tuần hoàn dưới môi và làm cho đôi môi của bạn trông đầy đặn hơn. Tẩy tế bào chết môi bằng đường tự làm này rất nhẹ nhàng cho làn da trên môi của bạn. Dầu hạt nho chứa nhiều chất chống oxy hóa và có tác dụng như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên tuyệt vời cho đôi môi của bạn.
Chuẩn bị : 2 thìa dầu ô liu (hoặc dầu dừa).
2 muỗng canh đường.
8-10 giọt dầu bạc hà (hoặc tinh dầu bạc hà).
1/2 thìa cà phê dầu hạt nho.
Cách làm: Trộn đường với dầu oliu, thêm 8-10 giọt dầu bạc hà và trộn đều. Thêm dầu hạt nho vào hỗn hợp. Thoa hỗn hợp tẩy tế bào chết lên môi và chà xát theo chuyển động tròn trong vài phút. Rửa sạch môi bằng nước ấm.
Tẩy da chết đường nâu và mật ong
Tẩy da chết cho môi tại nhà |
Đây là một trong những cách tẩy tế bào chết môi tốt nhất. Mật ong nguyên chất có tác dụng làm sáng đôi môi của bạn. Nó cũng giúp loại bỏ da nứt nẻ, vì vậy đôi môi của bạn trông tươi sáng hơn trước. Dầu hoa oải hương nuôi dưỡng sâu đôi môi và rất tốt để ngăn ngừa cháy nắng cho môi.
Chuẩn bị : 1 thìa mật ong.
1 thìa đường nâu.
5-6 giọt tinh dầu oải hương.
Cách làm: Trộn đường nâu với mật ong, thêm một vài giọt tinh dầu oải hương vào hỗn hợp trên. Sau khi đã trộn đều, thoa hỗn hợp tẩy tế bào chết lên môi và chà xát đều theo chuyển động tròn trong vòng 2-3 phút. Rửa sạch môi bằng nước ấm và thoa một ít son dưỡng môi.
Tẩy tế bào chết cho môi từ dâu và kiwi
Tẩy tế bào chết cho môi khô này là một cách không tốn kém để dưỡng ẩm và nuôi dưỡng đôi môi của bạn với trái cây tươi. Kiwi giúp làm dịu đôi môi khô và đau, đồng thời làm cho chúng mềm mại hơn. Dâu tây chứa vitamin và các khoáng chất quan trọng giúp điều trị đôi môi bị sạm màu.
Chuẩn bị : 1 quả dâu tây xay nhuyễn.
1/2 kiwi xay nhuyễn.
6 muỗng canh đường.
2 muỗng canh dầu ô liu.
2 giọt vitamin E (tùy chọn).
Cách làm: Xay nhuyễn dâu tây và kiwi trong máy xay sinh tố và để sang một bên. Cho đường và dầu ô liu vào một cái bát nhỏ. Khuấy hỗn hợp. Cho các loại trái cây đã xay nhuyễn vào hỗn hợp trên và khuấy đều, thêm vitamin E.
Thoa hỗn hợp theo chuyển động tròn trong vòng 30 – 40 giây. Rửa sạch bằng nước ấm
Dưới đây là một số mẹo chăm sóc môi sau tẩy tế bào chết dễ dàng thực hiện
Chăm sóc môi sau tẩy tế bào chết đây là một công đoạn không thể thiếu sau khi tẩy tế bào chết cho môi . Sau khi loại bỏ lớp da khô và bong tróc bạn phải liên tục chăm sóc cho đôi môi để đảm bảo chúng vẫn mềm mại và giữ được độ ẩm cần thiết.
Thoa son dưỡng môi hoặc kem dưỡng ẩm trước khi đi ngủ.
Khi đi ra ngoài trời, nhớ thoa son dưỡng có SPF 30 hoặc cao hơn để bảo vệ môi khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Uống đủ nước để giúp giảm khô môi.
Tránh cắn môi cũng như liếm môi. Liếm môi thường xuyên thực sự có thể làm cho môi của bạn khô hơn.