Triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc cúm A Cúm A bùng phát, thuốc Tamiflu "khan hàng" gây nên tình trạng loạn giá Bệnh cúm ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi như thế nào? |
Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp
BSCKII Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định những thách thức với công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thủ đô rất lớn. Các dịch bệnh trên thế giới và tại các tỉnh, thành phố khác đều có thể xâm nhập và lây lan trên toàn thành phố. Điển hình như Covid-19 xâm nhập làm mắc bệnh cho hàng triệu người. Trong quá khứ và cả hiện tại đã có nhiều dịch bệnh xâm nhập và phát sinh như SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, tả… đều để lại hậu quả về sức khỏe và kinh tế xã hội. Các dịch bệnh lưu hành hàng năm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm màng não do não mô cầu… đều có số mắc cao tại nhiều quận, huyện, thị xã. Các dịch bệnh lây từ động vật sang người như nhiễm khuẩn do liên cầu lợn, dại... hàng năm đều có báo cáo các trường hợp bệnh. Thậm chí gần đây các dịch bệnh đã có vắc xin trong chương trình tiêm chủng cũng quay trở lại và có những diễn biến mới như sởi, ho gà...
![]() |
Mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao |
BSCKII Khổng Minh Tuấn cũng cho biết tình hình bệnh sởi hiện nay đang có xu hướng gia tăng tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố, lây lan chính ở nhóm trẻ chưa tiêm chủng đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi. Trung bình mỗi tuần ghi nhận từ 70 đến 120 trường hợp mắc bệnh, nhiều trường hợp nặng phải nhập viện điều trị, tuy nhiên chưa có trường hợp nào tử vong. Số trường hợp mắc sởi năm 2024 là 570, thời điểm hiện tại 2025 là 213 thấp hơn khi so sánh với các năm 2014, 2019 là các năm có bệnh sởi gia tăng trên địa bàn thành phố (1700 trường hợp), tuy nhiên nếu không chủ động tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch, tổ chức tốt việc tiêm chủng thì số trường hợp mắc bệnh thời gian tới sẽ tục gia tăng và có thể sẽ thành dịch.
Tránh đến những địa điểm đông người để hạn chế lây lan bệnh
Ở Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, mặc dù số trường hợp mắc cúm có gia tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và trong thời gian dịp Tết Nguyên đán năm 2025, tuy nhiên không có sự gia tăng đột biến so với số mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh sởi hiện có xu hướng giảm so với tháng 12/2024, nhưng vẫn gia tăng cục bộ tại một số địa phương.
Thời điểm hiện nay, đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban... Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao; thường xuyên xảy ra việc tập trung đông người tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí và các khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.
![]() |
Thời tiết mùa đông xuân thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp. |
Bộ Y tế đề nghị theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh truyền nhiễm trên địa bàn các tỉnh, thành, nhất là bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do virus; chủ động công tác giám sát, lưu ý việc giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở y tế, các cơ sở giáo dục, các cụm, khu công nghiệp...
Theo Bộ Y tế, 5 khu vực cần tăng cường truyền thông phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp gồm: Các cơ sở giáo dục; cơ sở y tế; các cụm, khu công nghiệp; các địa điểm du lịch, trung tâm thương mại; các khu vực công cộng tập trung đông người.
Tại 5 khu vực này, ban quản lý cần đảm bảo vệ sinh môi trường, theo dõi sức khỏe của người lao động, trẻ em, học sinh và hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, hạn chế tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vaccine phòng bệnh.
Chủ động phòng chống dịch bệnh
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo các biện pháp chính cần thực hiện gồm:
Một là, giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
Hai là, tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế đến những chỗ đông người.
![]() |
Cần ăn uống đủ chất để bảo vệ sức khỏe. |
Ba là, ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm/sản phẩm từ gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.
Bốn là, tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà…).
Năm là, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa.
Sáu là, đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
![]() |
![]() |
![]() |