Review du lịch Điện Biên:

Chinh phục A Pa Chải - Điểm cực Tây Tổ quốc

A Pa Chải được coi là điểm cực Tây trên đất liền của Việt Nam, thuộc địa phận xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. A Pa Chải cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 250km, nơi có cột mốc phân chia ranh giới giữa ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc.
Khám phá nét nguyên sơ của hang động Xá Nhè Thưởng ngoạn hoa anh đào Nhật Bản nở rộ giữa lòng hồ Pa Khoang Trải nghiệm hồ Pa Khoang - Viên ngọc bích tô điểm núi rừng Tây Bắc
Chinh phục A Pa Chải - Điểm cực Tây Tổ quốc
A Pa Chải được coi là điểm cực Tây trên đất liền của Việt Nam

Giới thiệu về A Pa Chải

A Pa Chải được coi là điểm cực Tây trên đất liền của Việt Nam, là vùng giáp biên 2 nước Trung Quốc và Lào. Nơi này được mệnh danh là “1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy”. A Pa Chải thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. A Pa Chải nằm ở độ cao 1864m so với mực nước biển, là nơi sinh sống chủ yếu của dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác, từ lâu đã được dân phượt yêu thích, mong muốn được đến chinh phục và khám phá. A Pa Chải trong tiếng Hà Nhì có nghĩa là vùng đất bằng phẳng, rộng lớn.

Ngắm nhìn thiên nhiên khi chinh phục A Pa Chải
Ngắm nhìn thiên nhiên khi chinh phục A Pa Chải

A Pa Chải là điểm đầu tiên đặt bút mỗi khi vẽ tấm bản đồ đất nước Việt Nam. Với nét đẹp xanh tươi trùng điệp của núi rừng Tây Bắc, với những bản làng nằm thấp thoáng trong những tán rừng già, hay với không gian văn hóa vùng cao đặc sắc và độc đáo qua những trang phục, ẩm thực, lối sống… Phượt A Pa Chải sẽ là một trải nghiệm lý thú với những ai yêu thích khám phá, muốn thử thách và vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân bằng cuộc hành trình đầy gian khó, nhưng lại vô cùng thú vị.

Nên đi A Pa Chải vào thời gian nào?

Phượt A Pa Chải lúc nào là phù hợp nhất
Các bạn trẻ Phượt A Pa Chải

Con đường đến A Pa Chải đang được xây dựng, đường dải nhựa chủ yếu từ Mường Chà – Mường Nhé, phần còn lại chủ yếu là đường đất. Có những con suối chảy ngang qua đường, vào mùa mưa nước có thể lên đến 1,2m, trung bình 0,6 – 0,8m. Để chuyến phượt được an toàn và thuận lợi du khách nên chọn thời điểm lý tưởng nhất để phượt A Pa Chải là từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch, vì khoảng thời gian này là mùa khô, dễ di chuyển và không bị sạt lở hay trơn trượt đường.

 Núi rừng trùng điệp nhìn từ đỉnh cao của cực tây Tổ quốc
Núi rừng trùng điệp nhìn từ đỉnh cao của cực tây Tổ quốc

Trong đó, tháng 2 Âm lịch là lúc diễn ra lễ hội Cúng bản đầy hấp dẫn của người Hà Nhì. Du khách có thể đi kết hợp với một số mùa đặc trưng của các vùng du lịch ở Tây Bắc để có thể đi được nhiều nơi trong cùng một chuyến đi như: mùa lúa tháng 9, mùa hoa ban nở tháng 3, mùa dã quỳ tháng 12 hay mùa hoa mận tháng 11.

Du khách không nên đi vào dịp lễ như 2/9 hoặc 30/4 vì lúc này thường rất đông khách du lịch sẽ khó khăn trong việc di chuyển, nghỉ ngơi và ăn uống hoặc chụp những bức ảnh selfie bên cột mốc số 0.

Nên di chuyển tới A Pa Chải bằng phương tiện nào?

Chinh phục A Pa Chải - Điểm cực Tây Tổ quốc

Để di chuyển tới A Pa Chải hiện có 3 cách phổ biến. Nhưng tùy vào sở thích và điều kiện kinh tế, du khách có thể lựa chọn cách di chuyển phù hợp nhất với bản thân. 3 cách di chuyển đến A Pa Chải đó là:

Di chuyển bằng máy bay

Vasco hiện là hãng hàng không duy nhất có đường bay tới Điện Biên
Vasco hiện là hãng hàng không duy nhất có đường bay tới Điện Biên

Với những du khách không đảm bảo về sức khỏe hoặc muốn tiết kiệm thời gian, máy bay sẽ là cách lựa chọn hoàn hảo để di chuyển đến Điện Biên. Từ sân bay Nội Bài - Hà Nội, du khách có thể đáp các chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines đến Điện Biên. Với cách thức di chuyển này, du khách sẽ tiết kiệm được 1 tiếng đồng hồ. Vì những chuyến bay đi Điện Biên đều là loại máy bay nhỏ, đi hơi sóc, không quen thì sẽ bị say xe nên du khách cần chuẩn bị thuốc say tàu xe nhé!

Vietnam airlines Điện Biên ( số điện thoại: 023.824.948, fax: 023.825536; mở cửa từ 7.30 – 11.30 sáng & 1.30 – 4.30 chiều) chuyến/tuần mua vé tại văn phòng trước sân bay, 1.5 km từ trung tâm thành phố, trên đường đi Mường Lay.

Di chuyển xe khách

Chinh phục A Pa Chải - Điểm cực Tây Tổ quốc
Du khách có thể bắt xe giường nằm tại hai bến xe Mỹ Đình và Giáp Bát tại Hà Nội để di chuyển tới Điện Biên

Nếu không thích di chuyển bằng đường không thì du khách cũng có thể bắt xe giường nằm tại hai bến xe Mỹ Đình và Giáp Bát tại Hà Nội để di chuyển tới Điện Biên. Với mức giá dao động trong khoảng 350.000 VNĐ/người, qua 14 giờ đồng hồ là du khách đã đặt chân xuống mảnh đất anh hùng Điện Biên.

Các xe khách đều là loại giường nằm cao cấp tuy nhiên vì đi đường dài lại có nhiều khúc cua nên sẽ gây say xe cho một số người chưa quen. Xe đôi khi chở quá người so với quy định và thường xuyên dừng trên đường để đón khách. Nếu có ít thời gian và muốn tiết kiệm sức khỏe thì đây không phải cách phù hợp nhất.

“Phượt” bằng xe máy

Phượt đến A Pa Chải bằng xe máy
Phượt đến A Pa Chải bằng xe máy

“Phượt” A Pa Chải bằng xe máy là lựa một lựa chọn thú vị dành cho du khách. Tuy nhiên nếu lựa chọn cách di chuyển này du khách phải có một sức khỏe thật tốt, tay lái cừ và xe phải đảm bảo an toàn.

Với lịch trình chạy như sau: từ Hà Nội đi theo quốc lộ 6 - qua thị xã Hòa Bình - Cao Phong, từ thị trấn Mộc Châu qua Yên Châu - Lai Châu - Thuận Châu, rồi tiếp tục từ Tuần Giáo - quốc lộ 279 và đến Điện Biên Phủ. Từ đây, du khách tiếp tục di chuyển lên Mường Chà, Mường Nhé và có thể di chuyển đến Cực Tây A Pa Chải.

Ảnh: @hieutam.212
Ảnh: @hieutam.212

Du khách cũng có thể gửi xe lên Lào Cai để khám phá Sapa rồi từ đây du khách qua đèo Ô Quy Hồ, Tam Đường, huyện lỵ Lai Châu, theo đường 12 qua Sìn Hồ, Mường Lay, Mường Chà, Mường Nhé, A Pa Chải. Tổng cung đường này khoảng 500km mà du khách có thể chinh phục được thêm một tứ đại đỉnh đèo nữa của vùng Tây Bắc – Ô Quy Hồ.

 Đường đi từ xã Sín Thầu đến A Pa Chải đã được trải nhựa đẹp.
Đường đi từ xã Sín Thầu đến A Pa Chải đã được trải nhựa đẹp

Nếu du khách không có sức khỏe cũng như muốn tiết kiệm thời gian thì lựa chọn bằng đường hàng không là phù hợp nhất. Hiện nay Vietnam Airlines đã có chuyến bay từ Hà Nội đến Điện Biên, đáp các chuyến bay tại Hà Nội, đi bằng máy bay du khách sẽ tiết kiệm được 1 giờ đồng hồ.

Địa điểm phượt ở a pa chải được yêu thích nhất

Từ đồn 317 tới chân núi Khoang La San

Đồn Biên Phòng 317 - A Pa Chải - Nơi dừng chân lý tưởng của du khách
Đồn Biên Phòng 317 - A Pa Chải - Nơi dừng chân lý tưởng của du khách

Từ Đồn Biên phòng 317, để lên được ngã ba biên giới, ngoài trang bị những vật dụng và đồ dùng cần thiết, du khách cần phải được sự đồng ý và cấp giấy phép của bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Điện Biên. Sẽ mất khoảng 2 tiếng làm thủ tục. Thời gian bắt đầu làm việc của Bộ chỉ huy biên phòng tại Điện Biên là 8h sáng. Điều thú vị khi chinh phục A Pa Chải là thay vì việc du khách phải thuê người bản địa dẫn đường, thì sẽ được các chiến sĩ của đồn biên phòng 317 làm hoa tiêu chỉ lối.

Biển giới thiệu và chỉ dẫn về điểm cực tây A Pa Chải.
Biển giới thiệu và chỉ dẫn về điểm cực tây A Pa Chải

Trước đây để leo lên mốc A Pa Chải phải mất khoảng 4-5 tiếng đi bộ kết hợp leo núi, vượt qua đồi cỏ gianh cao gần bằng đầu người và sắc lẹm có thể cắt đứt da thịt. Nhưng một vài năm trở lại đây, khi tuyến đường tuần tra biên giới được làm xong, du khách có thể đi xe máy lên đến chân núi chỉ dài khoảng 9km rồi từ đây đi bộ lên mất khoảng 1 giờ nếu sức khỏe tốt và mất khoảng 45 phút để đi xuống.

Chợ phiên A Pa Chải

Nhộn nhịp chợ phiên A Pa Chải
Nhộn nhịp chợ phiên A Pa Chải

Chợ A Pa Chải hay còn được gọi là chợ ngã ba biên giới nằm trên vùng đất tiếp giáp giữa huyện Mường Nhé (Điện Biên – Việt Nam) với huyện Giang Thành (Vân Nam – Trung Quốc), gần cột mốc số 3 giữa biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Chợ được họp vào những ngày 3, 13 và 23 dương lịch hàng tháng. Từ khi hình thành, chợ phiên A Pa Chải không chỉ trở thành một nét đẹp văn hóa vùng biên cương mà còn là một địa chỉ hấp dẫn mời gọi du khách đến tìm hiểu, tham quan.

Nếu cuộc hành trình của du khách trùng vào những ngày này thì trên đường leo cột mốc về hãy ghé qua thăm chợ để khám phá văn hóa nơi đây.

Cầu Hang Tôm

Cầu Hang Tôm
Cầu Hang Tôm

Theo kinh nghiệm phượt A Pa Chải thì du khách có thể đến Cầu Hang Tôm để ngắm cảnh. Đây là 1 hồ nước cực kỳ rộng thoáng, yên ả với làn nước trong mát. Để đến được đây, du khách có thể đi nhờ thuyền của người dân vào trong đó ngắm cảnh. Hồ nước trong xanh đến mức du khách có thể soi mình phản chiếu núi đồi nơi đây.

Cột mốc 17 – 18

Du khách không còn phải đi đường rừng khó khăn như trước mà thay vào đó là đường bê tông dẫn đến tận chân cột mốc.
Du khách không còn phải đi đường rừng khó khăn như trước mà thay vào đó là đường bê tông dẫn đến tận chân cột mốc

Đến A Pa Chải nhất định du khách phải đến cột mốc 17 - 18. Đây là cột mốc được làm từ đá hoa cương và là điểm ngắm tuyệt đẹp nhất ở A Pa chải. Nơi này cách trạm biên phòng khoảng 6,5km và đặt tại bờ suối nơi giao nhau giữa suối Nậm Náp và sông Đà.

Cột mốc 17 – 18
Cột mốc 17 – 18

Ngồi ngắm cảnh dòng sông Đà ở cột mốc, nghĩ lại quãng đường hơn nghìn cây số vừa trải qua. Bỗng thấy những cheo leo, vất vả đó cũng thật xứng đáng. Nhiều người đơn giản, ăn sáng chỉ cần vài mẩu bánh mì hay miếng lương khô; thế nhưng nhất định phải tìm được nơi có view thật đẹp để thưởng thức.

Leo mốc 0 – Cực tây A Pa Chải

 Đi bộ hết đường bê tông là cầu thang 500 bậc dẫn lên cột mốc.
Đi bộ hết đường bê tông là cầu thang 500 bậc dẫn lên cột mốc.

Mốc 0 là điểm đến được yêu thích của dân phượt, Nếu thời tiết thuận lợi du khách sẽ mất khoảng 4 tiếng leo lên và 3 tiếng đi xuống ( bao gòm thời gian nghỉ ngơi ). Du khách nào đi xe máy thì có thể đi thẳng vào đồi cỏ tranh luôn, còn nếu đi ô tô sẽ mất khoảng 2 tiếng đi bộ nữa.

Từ điểm dừng chân trên tuyến đường tuần tra biên giới, chỉ còn 3km nữa là lên tới điểm Cực Tây. Nếu là 1 năm về trước thì đây là quãng đường vất vả vì chủ yếu là leo dốc, xuyên qua các cánh rừng nguyên sinh ẩm ướt, lầy lội và nhiều côn trùng.

ngắm cảnh ở đường lên cột mốc 0
Ngắm cảnh ở đường lên cột mốc 0

Đây không chỉ là hành trình thử thách sức khỏe mà còn thử thách cả ý chí, sự kiên trì của người chinh phục. Con đường dốc ngược đầy sỏi đá, khi xuyên qua những quả đồi cỏ tranh mọc cao quá đầu người, sắc nhọn; lúc lại lầm lũi tiến thẳng vào khu rừng già bạt ngàn gai rậm rạp luôn chực chờ tấn công những kẻ lạ ngang qua.

 Cột mốc ba mặt đặt trên đỉnh núi Khoang La San
Cột mốc ba mặt đặt trên đỉnh núi Khoang La San

Du khách nhìn trên bản đồ sẽ thấy, độ cao thay đổi từ 1000m lên 1800m. Khoảng 1,8 km đầu tiên quãng đường có độ dốc vừa phải và tăng đều đều, đoạn này nên đi tốc độ vừa phải để giữ sức cho quãng đường tiếp theo. Sau quãng đường nhẹ nhàng đầu tiên là đoạn đường chỉ khoảng 600m nhưng độ cao thay đổi đến chóng mặt từ 1300m lên 1700m. Qua được đoạn đường này thì sẽ là một đoạn đường bằng khoảng 300m trước khi cán đích.

Đoạn đường qua đèo đến A Pa Chải
Đoạn đường qua đèo đến A Pa Chả

Vào mùa khô, đường lên A Pa Chải có phần dễ đi hơn, bởi mùa mưa con đường sẽ trở nên trơn trượt. Tuy nhiên mùa này có mây mù ngập lối, luôn cho ta có cảm giác âm u, ẩm ướt của cánh rừng già. Bởi vậy, tuy không mưa nhưng con đường nhỏ hẹp, khúc khuỷu, gập ghềnh sẽ trở thành thử thách đáng gờm của bất kỳ ai mê chinh phục. Với độ dốc lớn, du khách sẽ phải đi thẳng một mạch chứ không thể vừa đi vừa nghỉ, đôi khi phải nhặt cây làm gậy, bám dây leo để cố đu lên.

Tận hưởng cảm giác nơi cực Tây Tổ Quốc
Tận hưởng cảm giác nơi cực Tây Tổ Quốc

Nếu không có một ý chí kiên cường và quyết tâm chinh phuc, du khách có thể sẽ rất dễ dàng bị khuất phục trước cái lạnh của núi rừng Tây Bắc và cái mệt đến mềm người sau nhiều giờ leo núi liên tục trên đường trường. Để lấy lại sức giữa vùng đồi núi hoang sơ, sẽ không gì tốt bằng việc uống vài ba ngụm nước suối bên đường. Vị ngọt lịm, mát lành của dòng nước trong vắt sẽ phần nào làm dịu lại những vết cứa của cây rừng và những cú ngã do con đường dốc ngược.

Cùng với đó là màu rực rỡ của những nhánh lan rừng, sắc bạc mốc của cây cổ thụ và hương thơm thoang thoảng của kỳ hoa dị thảo chốn núi rừng… tất cả những thứ đó như bù đắp cho du khách phần nào vì những vất vả mà du khách vừa trải qua.

Chinh phục cực tây A Pa Chải
Chinh phục cực tây A Pa Chải

Xuyên suốt hành trình sẽ không thể thiếu những câu chuyện đi đường như không có hồi kết của các chiến sĩ hoa tiêu, để rồi khi ta vẫn còn đang vẩn vơ theo lời kể đó thì ngã ba biên giới đã ở ngay trước mắt. Niềm vui vỡ òa và mọi mệt mỏi sẽ tan biến khi đối diện trước mắt là cột mốc số 0 trên đỉnh Khoan La San hùng vĩ.

Cột mốc được ốp đá hoa cương, ở giữa là cột hình tam giác cao 2m có ba mặt hướng về ba nước, mỗi mặt có khắc tên nước bằng tiếng quốc ngữ và quốc huy của mỗi quốc gia. Đến đây du khách sẽ được chứng kiến nghi thức chào và kiểm tra mốc số 0 của các chiến sĩ của đồn biên phòng A Pa Chải.

Một số lưu ý khi đi phượt A Pa Chải

Đơn vị cấp phép leo A Pa Chải

Các thủ tục xin phép cần thiết để tới A Pa Chải
Các thủ tục xin phép cần thiết để tới A Pa Chải

Trước đây nếu muốn leo mốc số 0, du khách phải xin được giấy phép của Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Điện Biên. Để có được giấy phép này du khách phải có giấy giới thiệu của công ty – nơi du khách công tác hoặc giấy xác nhận đi du lịch của phường, xã địa phương nơi mình sinh sống (đăng ký tạm trú tạm vắng) và mất khoảng 2 tiếng làm thủ tục. Nhưng do lượng khách du lịch đổ về đây ngày càng đông nên du khách không cần xin giấy phép nữa, chỉ cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân (CMT, hộ chiếu nếu mất CMT, bằng lái xe … ) và vào thăng đồng 317 để đăng ký. Sau khi đăng ký đồn sẽ cử chiến sỹ dẫn du khách leo mốc số 0.

Một số quy định trong khu vực biên giới

Chinh phục A Pa Chải - Điểm cực Tây Tổ quốc

Đường có nhiều đá sỏi khiến việc di chuyển khá khó khăn. Có những đoạn dốc dựng đứng, hay phải đi qua những cánh rừng già nhiều gai nhọn...rất hiểm nguy. Thế nên để đảm bảo an toàn và tránh được thời tiết lạnh giá, hay tránh những cú ngã đau thì ngoài việc sở hữu 1 trái tim sắt đá và cái đầu lạnh thì du khách cần phải lưu ý đến 1 số vấn đề sau:

Nên mang theo thuốc men, áo mưa, thiết bị điện tử…

Một số loại nước ngọt để tăng sức khỏe trong quá trình leo bậc thang như nước chanh muối,… Nước muối nhạt sẽ giúp du khách không bị mất nước. Lưu ý chỉ nên uống mỗi lần một ngụm nhỏ và ngậm ở cổ họng trước khi nuốt. Không nên uống liên tục.

Những lưu ý khi phượt A Pa Chải mà bạn cần biết
Những lưu ý khi phượt A Pa Chải mà bạn cần biết

Đi những loại giày có đế kếp có khả năng bám cao;

Mang theo một số đồ ăn nhẹ;

Nên leo cột mốc sớm tránh đi quá muộn sẽ đông người và nắng;

Bọc khớp mắt cá (bọc gót) và đầu gối. Vật dụng này giúp du khách tránh khỏi bị chấn thương khi va chạm và giữ khớp xoay đúng vị trí khi xuống núi. Găng tay gai bảo vệ để không bị gai hay cỏ tranh cào;

Nên chọn trang phục leo núi dài tay, gọn gàng, giày đế kép chống trơn trượt tốt. Hãy tuân theo hướng dẫn của các đồng chí Biên phòng để đảm bảo an toàn cho mình và đoàn nhé.

Chinh phục A Pa Chải - Điểm cực Tây Tổ quốc

Nên chuẩn bị cơm trưa nếu du khách không đăng ký tại đồn biên phòng.

Giữ vệ sinh chung tại nơi du khách lưu trú cũng như dọc đường những nơi du khách đi qua, đặc biệt là đồn biên phòng hay bản Sín Thầu. Không chỉ riêng A Pa Chải mà có nhiều điểm phượt ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi rác thải nặng nề. Như ở A Pa Chải thì các chiến sỹ và người dân sẽ đi gom rác lại và dọn dẹp núi rừng. Nhưng không thể vì thế mà khách du lịch có thể tùy ý xả rác ở mọi nơi. Đặc biệt là những loại rác không đốt được thì du khách nên giữa lại mang về trung tâm ( nơi có phương án xử lý rác tốt hơn ).

Đồn 317 của Điện Biên
Đồn 317 của Điện Biên

Nếu chưa chọn được nơi nghỉ ngơi thì du khách có thể xin nghỉ tại đồn 317 luôn cũng đc. Ở đây có riêng 1 khu dành cho khách du lịch, du khách chỉ cần gọi trước qua số 0972.416.456 là được.

Người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài đủ điều kiện vào khu vực biên giới, vành đai biên giới nếu ở qua đêm phải đến cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn hoặc đồn công an sở tại đăng ký quản lý tạm trú theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ khẩu.

Trong thời gian ở khu vực biên giới mọi hoạt động của người, phương tiện phải chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng, công an, chính quyền địa phương.

Trên đây là những điểm cơ bản về mảnh đất A Pa Chải, mong rằng nó sẽ giúp ích cho du khách trong việc chuẩn bị mọi thứ cho chuyến hành trình sắp tới. Chúc bạn và đoàn sẽ có một chuyến đi an toàn và ngập tràn niềm vui!

Làng văn hóa Ngòi Tu - Vẻ đẹp từ bản sắc văn hóa dân tộc Làng văn hóa Ngòi Tu - Vẻ đẹp từ bản sắc văn hóa dân tộc
Review du lịch Hà Giang: Ghé thăm làng dệt thổ cẩm Lũng Tám Review du lịch Hà Giang: Ghé thăm làng dệt thổ cẩm Lũng Tám
Review Sapa: Bản Cát Cát - Ngôi làng cổ đẹp nhất vùng Tây Bắc Review Sapa: Bản Cát Cát - Ngôi làng cổ đẹp nhất vùng Tây Bắc
Lê Mai

Bài viết cùng chủ đề

Review du lịch Điện Biên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hơn 600 món ăn ba miền hội tụ tại lễ hội ẩm thực TP.HCM

Hơn 600 món ăn ba miền hội tụ tại lễ hội ẩm thực TP.HCM

Đến với lễ hội ẩm thực TP.HCM, thực khách sẽ có cơ hội thưởng thức khoảng 600 món ăn, thức uống độc đáo từ Bắc vào Nam, được chế biến và trình diễn bởi những đầu bếp tài năng thuộc chuỗi dịch vụ của Saigontourist Group.
Ba Vì xây dựng giá trị thương hiệu cho sản phẩm OCOP

Ba Vì xây dựng giá trị thương hiệu cho sản phẩm OCOP

Sau thời gian dài triển khai, Chương trình OCOP đã lan tỏa trên khắp địa bàn huyện Ba Vì. Có được kết quả này là nhờ UBND huyện Ba Vì (TP. Hà Nội) đã quan tâm, khai thác các nguồn tài nguyên bản địa, hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm tiềm năng OCOP chuẩn hóa sản phẩm.
Xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Tỉnh Bắc Kạn đặt mục tiêu phấn đấu thu hút trên 1,3 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 (tăng khoảng 30% so với 2024), nhất là xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”.
Lâm Đồng: Trưng bày hơn 200 tư liệu quý thời kháng chiến

Lâm Đồng: Trưng bày hơn 200 tư liệu quý thời kháng chiến

Tại Nhà triển lãm Trung tâm Hòa Bình (TP. Đà Lạt), hơn 200 tư liệu quý giới thiệu những trang sử vẻ vang của quân và dân tỉnh Lâm Đồng cùng công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc được trưng bày trong một tháng.
Hà Nội "bắt tay" Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng

Hà Nội "bắt tay" Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng

Với vị trí địa lý nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội, việc liên kết du lịch giữa Hà Nội và Thái Nguyên rất thuận lợi, du khách chỉ cần di chuyển hơn 1 giờ đồng hồ là có thể khám phá và trải nghiệm vùng đất giàu lịch sử, đa dạng sinh thái và đậm đà bản sắc dân tộc.
TP.HCM: Du lịch khởi sắc, "chạy đà" cho đại lễ 30/4

TP.HCM: Du lịch khởi sắc, "chạy đà" cho đại lễ 30/4

Quý I/2025, du lịch TP.HCM thu hơn 56.000 tỷ đồng. Đây được xem là bước chạy đà thuận lợi để các doanh nghiệp lữ hành du lịch trên địa bàn tăng tốc trong năm 2025, mà trước hết là dịp lễ chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Ngày 25/3, tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh TP. Huế Huế (41A Hùng Vương, quận Thuận Hóa, TP. Huế) Sở Văn hóa và Thể thao TP. Huế tổ chức Trưng bày chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh” và “Dấu ấn 50 năm Huế vươn mình vào kỷ nguyên phát triển mới”.
Hà Nội sắp ra mắt nhiều sản phẩm du lịch mới

Hà Nội sắp ra mắt nhiều sản phẩm du lịch mới

Thời gian tới Sở Du lịch Hà Nội sẽ tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô trên các kênh truyền thông, truyền hình trong nước và quốc tế để thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt.
Khách du lịch thích thú check-in chuyến tàu về quá khứ ở Hà Nội

Khách du lịch thích thú check-in chuyến tàu về quá khứ ở Hà Nội

Nằm gọn trong một địa danh nổi tiếng của Hà Nội với tên Đảo Ngọc Ngũ Xã, “Tuyến tàu điện số 6” đưa du khách tận hưởng nhiều trải nghiệm đa dạng, từ văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, mỹ thuật, tín ngưỡng, ẩm thực, đặc sản vùng miền, văn minh lúa nước, cho đến không gian - kiến trúc - nội thất của bao cấp - tem phiếu.
Tôm chua Ba Bể - đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến Bắc Kạn

Tôm chua Ba Bể - đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến Bắc Kạn

Tôm chua Bắc Kạn, đặc biệt tại hồ Ba Bể, là một đặc sản nổi tiếng với hương vị hài hòa giữa chua ngọt, cay nồng và đậm đà.
Sa Pa "đánh thức" kinh tế đêm, tham vọng đón 9 triệu khách du lịch

Sa Pa "đánh thức" kinh tế đêm, tham vọng đón 9 triệu khách du lịch

Mục tiêu chiến lược của Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đến năm 2030 là xây dựng Khu du lịch quốc gia mang tầm quốc tế, với các sản phẩm du lịch đặc sắc và dịch vụ chất lượng cao, đón 9 triệu lượt khách, trong đó khách nước ngoài chiếm hơn 30%.
Bánh tam giác mạch - tinh túy ẩm thực từ loài hoa biểu tượng của Hà Giang

Bánh tam giác mạch - tinh túy ẩm thực từ loài hoa biểu tượng của Hà Giang

Bánh tam giác mạch là đặc sản độc đáo của Hà Giang, được làm từ hạt hoa tam giác mạch. Đây là loài hoa đẹp, tô điểm cho cao nguyên đá vào cuối năm.
Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Ngày 21/3, Lễ hội bánh mì Việt Nam năm 2025 chính thức diễn ra tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1, TP.HCM thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan các gian hàng, trải nghiệm thưởng thức sự đa dạng của ẩm thực Việt và bánh mì Việt Nam.
Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn tại Festival châu Á 2025

Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn tại Festival châu Á 2025

Tin vui lan tỏa từ xứ sở ngàn hoa, Festival hoa Đà Lạt vừa vinh dự nhận được "cú đúp" giải thưởng danh giá tại Hội nghị thượng đỉnh Festival toàn cầu năm 2025 do Hiệp hội Festival và Sự kiện quốc tế châu Á (IFEA ASIA) tổ chức tại Hàn Quốc.
Bánh cuốn Phủ Lý – đặc sản mang đậm hương vị quê hương

Bánh cuốn Phủ Lý – đặc sản mang đậm hương vị quê hương

Bánh cuốn Phủ Lý là một đặc sản nổi tiếng của Hà Nam. Món ăn này có sự kết hợp độc đáo giữa bánh cuốn trắng mịn, chả thịt nướng thơm ngon, hành thơm.
Phú Yên kích cầu du lịch với nhiều ưu đãi bất ngờ

Phú Yên kích cầu du lịch với nhiều ưu đãi bất ngờ

Phú Yên sẽ tập trung vào các sản phẩm du lịch hè nổi bật như nghỉ dưỡng biển, du lịch xanh, du lịch trải nghiệm khám phá thiên nhiên, khám phá các đảo ven bờ nhằm hướng tới nhiều thị trường quốc tế tiềm năng như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Nga và các nước châu Âu...
Phát triển đường sắt và xây dựng Ga Hải Phòng thành điểm đến du lịch

Phát triển đường sắt và xây dựng Ga Hải Phòng thành điểm đến du lịch

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức làm việc với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan trao đổi ý kiến về việc hỗ trợ, phát triển sản phẩm đoàn tàu “Hoa Phượng đỏ” và tổ chức ”Liên hoan ẩm thực món ngon” tại Ga Hải Phòng.
Hà Nội “mộng mơ” trong sắc trắng hoa sưa

Hà Nội “mộng mơ” trong sắc trắng hoa sưa

Vào tháng Ba, Hà Nội sắc trắng của hoa sưa bung nở phủ đầy những con phố, công viên, quán cà phê tạo nên khung cảnh lãng mạn, thu hút nhiều bạn trẻ và du khách đến check-in, tận hưởng vẻ đẹp dịu dàng của mùa xuân.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề Thủ đô

Gìn giữ tinh hoa làng nghề Thủ đô

Làng nghề Thiết Úng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) nổi tiếng với nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ truyền thống. Các nghệ nhân nơi đây vẫn miệt mài với những sản phẩm tinh xảo, độc đáo để tạo vị thế cho làng nghề cũng như tìm hướng phát triển trong dòng chảy cuộc sống hiện đại.
Hà Nội công nhận Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng là điểm du lịch

Hà Nội công nhận Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng là điểm du lịch

Mới đây, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 1567/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Dẻo ngon bánh dày làng Gàu

Dẻo ngon bánh dày làng Gàu

Bánh dày làng Gàu là một món ăn truyền thống nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên. Bánh có màu trắng, tròn, dẻo, thơm ngạt ngào và không thể thiếu trên mâm cỗ nơi đây.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025

Sau lần đầu đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia vào năm 2013, đến năm 2025, Huế tiếp tục được chọn làm địa điểm đăng cai tổ chức sự kiện này với chủ đề “Huế – Kinh đô xưa, Vận hội mới”. Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2025 sẽ diễn ra tối 25/3, tại sân khấu nổi trên sông Hương, thành phố Huế với chương trình nghệ thuật hoành tráng, tôn vinh bản sắc văn hóa và du lịch.
Bắc Ninh mở thêm 2 tour du lịch miễn phí cuối tuần

Bắc Ninh mở thêm 2 tour du lịch miễn phí cuối tuần

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh vừa quyết định tăng tour, chuyến và đổi mới phương thức vận hành tour du lịch miễn phí “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu di sản”.
Kiến nghị mở tuyến xe buýt mui trần chở khách sân bay Tân Sơn Nhất

Kiến nghị mở tuyến xe buýt mui trần chở khách sân bay Tân Sơn Nhất

Sở Giao thông công chánh TP.HCM vừa có báo cáo đề xuất UBND TP.HCM đồng ý phương án tổ chức đặt hàng các tuyến xe buýt sử dụng xe ôtô thoáng nóc và tuyến xe buýt kết nối các trung tâm du lịch với cảng hàng không, bắt đầu từ năm 2025.
Khám phá ẩm thực Hà thành tại Lễ hội Quà tặng du lịch 2025

Khám phá ẩm thực Hà thành tại Lễ hội Quà tặng du lịch 2025

Chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội là hoạt động kích cầu du lịch thường niên, quảng bá du lịch với thông điệp “Hà Nội - Đến để yêu”, điểm đến “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn” nhằm thu hút khách du lịch, tôn vinh và quảng bá di sản văn hóa.
Sau trend "Bắc Bling", Bắc Ninh tăng xe miễn phí phục vụ tour cuối tuần

Sau trend "Bắc Bling", Bắc Ninh tăng xe miễn phí phục vụ tour cuối tuần

Tour du lịch miễn phí ở Bắc Ninh đang trở thành “cơn sốt” khi thu hút đông đảo du khách đến tham gia. Do lượng du khách tăng cao, tỉnh Bắc Ninh vừa thống nhất tăng chuyến xe miễn phí phục vụ tour du lịch tham quan các điểm di tích lịch sử - văn hóa.
Mùa hoa sơn tra nở trắng rừng đẹp như ở miền cổ tích

Mùa hoa sơn tra nở trắng rừng đẹp như ở miền cổ tích

Khi tháng 3 tới cũng là lúc khắp núi đồi vùng núi Tây Bắc, được bao phủ bởi sắc trắng tinh khôi của loài hoa sơn tra. Với vẻ đẹp bình dị, hoa sơn tra đã trở thành điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng khám phá.
Du lịch Yên Bái 2025: Viên ngọc quý giữa rừng Tây Bắc

Du lịch Yên Bái 2025: Viên ngọc quý giữa rừng Tây Bắc

Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc, có nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú và đa dạng kết hợp với nền văn hoá đậm bản sắc của nhiều dân tộc đã tạo ra sức hút không nhỏ trong các hoạt động du lịch như: du lịch khám phá, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng... Nơi đây, được ví như "viên ngọc quý" của núi rừng Tây Bắc là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động