Review du lịch Hà Giang: Ghé thăm làng dệt thổ cẩm Lũng Tám

Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám (xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ) là một điểm đến được rất nhiều du khách ghé thăm khi đến du lịch Hà Giang. Đây là làng dệt nổi tiếng nhất ở Hà Giang, những sản phẩm thổ cẩm nơi đây được làm thủ công từ bàn tay của những người phụ nữ tạo nên một vẻ đẹp lạ lùng, bắt mắt.
Review du lịch Hà Giang: Top 10 món ăn ngon ở Hà Giang Review du lịch Hà Giang: Cổng trời Quản Bạ - Nơi đất trời giao thoa Review du lịch Hà Giang: Khám phá Làng văn hóa Lũng Cẩm - Bối cảnh trong phim “Chuyện của Pao”
Lùng Tám là một trong những làng dệt thủ công nổi tiếng nhất Hà Giang - Ảnh-HoangGH
Lùng Tám là một trong những làng dệt thủ công nổi tiếng nhất Hà Giang - Ảnh-HoangGH

Lùng Tám - Sắc màu độc đáo giữa Cao nguyên đá Hà Giang

Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám thuộc xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Để đến với làng Lùng Tám du khách bắt đầu rời khỏi thành phố Hà Giang, đi khoảng 50km tới núi đôi và cổng trời Quản Bạ. Sau đó, xuôi theo con đèo đi qua thị trấn Tam Sơn, rồi đi qua cây xăng Tam Sơn thêm vài km thì đến địa điểm được gọi là Cua Tay Áo thuộc thôn Cốc Mạ (có 7 cua). Đến cua thứ 7 thì rẽ phải vào con đường nhỏ dẫn đến Lùng Tám Hà Giang.

Đất Lùng Tám có dòng sông Miện chảy qua, xung quanh là những đỉnh núi đá mù sương. Đây còn là nơi cư trú của đồng bào dân tộc H'Mông, nổi tiếng nhất với nghề dệt lanh, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, tạo ra những sản phẩm thổ cẩm độc đáo không chỉ phục vụ trong nước mà còn vươn ra thế giới.

Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám trên cao nguyên Hà Giang
Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám trên cao nguyên Hà Giang

Đến với làng dệt thủ công Lùng Tám, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tất bật trong cuộc sống hằng ngày của người dân bản địa. Người phụ nữ H'Mông khéo léo ngồi trước khung cửi, cần mẫn làm nên những tấm vải đẹp, những sản phẩm thổ cẩm độc đáo. Không những thế, khi đến đây, du khách còn có thể mua những sản phẩm từ vải lanh tự nhiên.

Đây là nghề truyền thống có lịch sử lâu đời, không chỉ đem lại thu nhập cho các hộ gia đình ở làng Lùng Tám mà còn góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của người H'Mông.

Hợp tác xã sản xuất lanh Hợp Tiến ra đời, cũng là bước phát triển và đánh dấu của nghề dệt thổ cẩm Lùng Tám. Lúc đầu chỉ có khoảng 10 người tham gia nhưng sau này cùng với sự hỗ trợ của địa phương làng dệt ngày càng phát triển lớn mạnh, hiện tại đã có trên 150 người và vẫn đang tiếp tục tăng.

Sản phẩm đa dạng mang đậm nét văn hóa truyền thống của người H'Mông

Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám hiện có rất nhiều sản phẩm đa dạng - Ảnh: Hovi
Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám hiện có rất nhiều sản phẩm đa dạng - Ảnh: Hovi

Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám sản xuất với nhiều sản phẩm đa dạng như quần áo, túi xách, ví, gói, khan,… Điểm nhấn của những sản phẩm là chất liệu lanh 100% từ địa phương, người dân nơi đây trồng lanh và trải qua nhiều công đoạn để tạo ra những sản phẩm độc đáo.

Đã thành truyền thống, mỗi người phụ nữ H'Mông đến tuổi trưởng thành đều có những mảnh nương riêng để trồng lanh. Những ruộng lanh mọc đều thẳng tắp chỉ hơn hai tháng đã cho thu hoạch, được người H'Mông cắt về rồi đem phơi khô để chế biến thành sợi.

Khi tách lấy vỏ lanh, đôi tay người phụ nữ phải hết sức khéo léo cho sợi lanh có độ mảnh đều nhau và không bị đứt nửa chừng. Những bó vỏ lanh này được cuộn chặt lại rồi cho vào cối giã đánh bong hết bột chỉ, còn trơ lại sợi dai, rồi cuộn lại thành những con sợi lớn. Qua vài lần luộc nước tro bếp và một lần luộc nước sáp ong, sợi lanh đã trắng và mềm hơn và đó là lúc những phụ nữ người H'Mông bắt đầu ngồi vào khung dệt của mình.

Lanh được thu hoạch ở nương rồi đem về - Ảnh- vuatuixach.com1
Lanh được thu hoạch ở nương rồi đem về - Ảnh- vuatuixach.com

Người H'Mông thường dệt bằng khung cửi đai lưng. Tấm vải được dệt xong còn phải giặt đi giặt nhiều lần cho thật trắng. Sau đó tấm vải được trải lên khúc gỗ tròn, rồi dùng một phiến đá chà sáp ong trượt đi, trượt lại cho đến khi tấm vải thật phẳng.

Làm ra những tấm vải lanh tốt là niềm tự hào của mỗi người phụ nữ H'Mông, có lẽ cũng chính vì vậy mà họ luôn thận trọng trong từng công đoạn, dù là căng sợi hay luồn khung. Và cũng từ mong ước làm ra những tấm vải lanh tốt đó, không biết từ bao giờ họ cũng đã hình thành những quy ước rất khắt khe như kiêng nam giới đến gần khi phụ nữ căng sợi luồn vào khung. Khi dệt xong, vải còn thô, người ta phải giặt nhiều lần, ngâm nước cho vải trắng và mịn rồi đem đi phơi, để có thể đem may quần áo mặc. Vải đẹp là vải nhẵn, sợi đều, trắng, nhỏ… khi mặc luôn tạo cảm giác mềm mại và thoáng mát.

Sáp ong vẽ trên vải trắng theo những khối hình thoi hoặc hình vuông để tạo thành hoa văn - Ảnh: Check In Hà Giang
Sáp ong vẽ trên vải trắng theo những khối hình thoi hoặc hình vuông để tạo thành hoa văn - Ảnh: Check In Hà Giang

Không chỉ giỏi dệt vải, người H'Mông ở Lùng Tám còn có kỹ thuật nhuộm chàm mà khó có nơi nào sánh được. Nhuộm chàm là công việc vất vả, mất nhiều thời gian và đòi hỏi tính kiên nhẫn cao. Muốn có màu chàm đen như ý, mảnh vải phải được nhuộm đi nhuộm lại nhiều lần, trong nhiều ngày. Người ta thường ngâm vải trong dung dịch chàm chừng một giờ đồng hồ, sau đó mới vớt ra để ráo nước rồi lại ngâm tiếp. Quy trình đó được lặp đi lặp lại 5-6 lần mới đem vải đi phơi. Khi nào mảnh vải khô, sẽ được mang vào ngâm tiếp; cứ như thế khoảng 8-10 lần.

Thời gian ngâm cho vải lên nước đen bóng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Gặp kỳ nắng ráo, mỗi mảnh vải chỉ cần 3- 4 ngày là có thể nhuộm xong; nhưng nếu trời mưa, phơi vải lâu khô, khoảng thời gian đó có khi kéo dài tới 2 tháng. Chính vì được nhuộm kỹ như vậy mà màu chàm của người H’Mông rất bền và luôn cho cảm giác tươi mới.

Lanh cuộn vào các khung quay - Ảnh: Giang Nguyễn
Lanh cuộn vào các khung quay - Ảnh: Giang Nguyễn

Vải lanh không chỉ bền mà còn được biết đến là một loại sản phẩm có lợi cho sức khỏe, không bị mốc, có khả năng hấp thụ cao, luôn tạo cho làn da sự thông thoáng mỗi khi mặc. Cũng chính vì lý do đó mà nhu cầu tiêu thụ vải lanh, đặc biệt của khách hàng nước ngoài ngày càng cao. Đây thực sự là một cơ hội lớn để các sản phẩm đệm, túi, quần áo…, những sản phẩm văn hóa vừa hoang sơ, vừa lộng lẫy của mảnh đất mù sương Hà Giang phát triển.

Các sản phẩm được dệt từ những đôi tay khéo léo của người dân Lùng Tám đều mang những nét văn hóa truyền thống. Những hình ảnh, màu sắc trên mỗi sản phẩm mang dấu ấn vùng cao nguyên đá Hà Giang. Đặc biệt là những đường nét văn hóa người H'Mông được khắc họa trên những đường thêu đầy ý nghĩa, mang sản phẩm Việt đến với thế giới.

Sản phẩm của làng dệt Lùng Tám rất được du khách yêu thích bởi màu sắc ấn tượng và chất vải mềm, thân thiện môi trường - Ảnh: Báo Hà Giang
Sản phẩm của làng dệt Lùng Tám rất được du khách yêu thích bởi màu sắc ấn tượng và chất vải mềm, thân thiện môi trường - Ảnh: Báo Hà Giang

Cũng bởi những đường nét hoa văn được thể hiện khéo léo, chất lượng lanh tốt, chắc bền mà các sản phẩm ở đây luôn đắt hàng. Đặc biệt là sản phẩm của làng dệt Lùng Tám đã theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước và cũng đã được xuất khẩu sang 20 nước, trong đó có những thị trường đặc biệt ưa chuộng như: Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Thụy Sỹ… Các sản phẩm này đi khắp các nước đều nhận được sự ưa chuộng của khách hàng bởi nét độc đáo của sản phẩm với chất liệu truyền thống tự nhiên.

Ý nghĩa của làng nghề với người dân Lùng Tám

Với người phụ nữ H'Mông, làm ra được một tấm vải lanh tốt chính là một niềm tự hào - Ảnh: danielninophoto
Với người phụ nữ H'Mông, làm ra được một tấm vải lanh tốt chính là một niềm tự hào - Ảnh: danielninophoto

Sở dĩ người H'Mông lựa chọn làm vải lanh bởi họ cho rằng vải lanh có độ bền hơn vải bông. Hơn nữa người đồng bào dân tộc còn cho rằng vải lanh thể hiện sự gắn kết của con người với thế giới tâm linh, sợi vải là sợi chỉ dẫn đường cho người đã khuất trở về với tổ tiên để được đầu thai lại làm người.

Với người phụ nữ H'Mông, làm ra được một tấm vải lanh tốt chính là một niềm tự hào. Chính vì vậy, trong từng công đoạn dệt vải đều rất tỉ mỉ và chú trọng theo phương pháp thủ công từ xưa. Dân tộc H'Mông còn đặt ra nguyên tắc khi dệt đó chính là khi phụ nữ đang căng sợi luồn vào khung thì nam giới không được đến gần vì có thể làm đứt sợi hoặc luồn nhầm.

Dệt vải lanh được coi thước đo để đánh giá tài năng, phẩm hạnh của phụ nữ H'Mông ở Lùng Tám - Ảnh: TravelMag
Dệt vải lanh được coi thước đo để đánh giá tài năng, phẩm hạnh của phụ nữ H'Mông ở Lùng Tám - Ảnh: TravelMag

Nếu có cơ hội thăm mảnh đất Hà Giang, du khách đừng quên vượt qua những con dốc quanh co để tìm đến làng dệt Lùng Tám đầy sắc màu. Đến với mảnh đất Lùng Tám du khách không chỉ được thăm quan, mua được những món đồ thổ cẩm mà du khách sẽ có cơ hội được hiểu hơn về cuộc sống, nét văn hóa đặc trưng của làng nghề dệt vải độc đáo ở mảnh đất Tây Bắc.

Việc dệt vải lanh còn thể hiện được sự khéo léo, chăm chỉ của người phụ nữ và đây cũng là một thước đo để đánh giá tài năng, phẩm hạnh của nữ giới. Trước khi lấy chồng, người con gái H'Mông phải biết dệt vải lanh và cô dâu sẽ được mẹ đẻ dệt cho một bộ vải lanh. Sau khi về nhà chồng, con dâu biếu mẹ chồng một bộ quần áo bằng vải lanh do chính tay mình làm ra.

Review du lịch Hà Giang: Khám phá Review du lịch Hà Giang: Khám phá "đệ nhất hang động" Lùng Khúy
Review du lịch Hà Giang: Hành trình chinh phục đèo Mã Pí Lèng Review du lịch Hà Giang: Hành trình chinh phục đèo Mã Pí Lèng
Review du lịch Hà Giang: Cột cờ Lũng Cú – Dấu ấn thiêng liêng nơi địa đầu Tổ Quốc Review du lịch Hà Giang: Cột cờ Lũng Cú – Dấu ấn thiêng liêng nơi địa đầu Tổ Quốc
Hoài An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Khách du lịch đi Thái Lan thời điểm này cần lưu ý gì?

Khách du lịch đi Thái Lan thời điểm này cần lưu ý gì?

Lời khuyên chung từ các diễn đàn, các group du lịch trên mạng xã hội, với khách đi lẻ chưa cần gấp, cân nhắc lịch trình tới Thái Lan. Còn tour theo đoàn, cần cập nhật thông tin từ đơn vị lữ hành để đảm bảo chuyến đi an toàn.
Quảng Ninh đưa tour tham quan Vịnh Bái Tử Long vào hoạt động

Quảng Ninh đưa tour tham quan Vịnh Bái Tử Long vào hoạt động

Ngày 29/3, Quảng Ninh sẽ chính thức đưa các hành trình tham quan du lịch trên vịnh Bái Tử Long vào hoạt động. Việc này kỳ vọng mở ra không gian phát triển mới, thu hút nhiều khách du lịch góp phần thực hiện mục tiêu đón 20 triệu lượt khách trong năm 2025.
Độc đáo lễ cúng cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

Độc đáo lễ cúng cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

Vừa qua, tại Khu di tích lịch sử-văn hóa quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui và Hội thi văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Phú Thiện lần thứ XVI năm 2025.
Tăng cường vị thế cho du lịch Việt Nam trong mạng lưới quốc tế

Tăng cường vị thế cho du lịch Việt Nam trong mạng lưới quốc tế

Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 dành cho các thành viên là một cơ hội hết sức quan trọng để tăng cường vị thế và sự hiện diện của các thành phố du lịch Việt Nam trong mạng lưới quốc tế.
Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Để hoạt động phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch, dịch vụ phát huy được hiệu quả, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân, tổ chức kinh tế - xã hội thấy được giá trị kinh tế và nhiệt tình tham gia.
Hơn 600 món ăn ba miền hội tụ tại lễ hội ẩm thực TP.HCM

Hơn 600 món ăn ba miền hội tụ tại lễ hội ẩm thực TP.HCM

Đến với lễ hội ẩm thực TP.HCM, thực khách sẽ có cơ hội thưởng thức khoảng 600 món ăn, thức uống độc đáo từ Bắc vào Nam, được chế biến và trình diễn bởi những đầu bếp tài năng thuộc chuỗi dịch vụ của Saigontourist Group.
Ba Vì xây dựng giá trị thương hiệu cho sản phẩm OCOP

Ba Vì xây dựng giá trị thương hiệu cho sản phẩm OCOP

Sau thời gian dài triển khai, Chương trình OCOP đã lan tỏa trên khắp địa bàn huyện Ba Vì. Có được kết quả này là nhờ UBND huyện Ba Vì (TP. Hà Nội) đã quan tâm, khai thác các nguồn tài nguyên bản địa, hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm tiềm năng OCOP chuẩn hóa sản phẩm.
Xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Tỉnh Bắc Kạn đặt mục tiêu phấn đấu thu hút trên 1,3 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 (tăng khoảng 30% so với 2024), nhất là xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”.
Lâm Đồng: Trưng bày hơn 200 tư liệu quý thời kháng chiến

Lâm Đồng: Trưng bày hơn 200 tư liệu quý thời kháng chiến

Tại Nhà triển lãm Trung tâm Hòa Bình (TP. Đà Lạt), hơn 200 tư liệu quý giới thiệu những trang sử vẻ vang của quân và dân tỉnh Lâm Đồng cùng công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc được trưng bày trong một tháng.
Hà Nội "bắt tay" Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng

Hà Nội "bắt tay" Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng

Với vị trí địa lý nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội, việc liên kết du lịch giữa Hà Nội và Thái Nguyên rất thuận lợi, du khách chỉ cần di chuyển hơn 1 giờ đồng hồ là có thể khám phá và trải nghiệm vùng đất giàu lịch sử, đa dạng sinh thái và đậm đà bản sắc dân tộc.
TP.HCM: Du lịch khởi sắc, "chạy đà" cho đại lễ 30/4

TP.HCM: Du lịch khởi sắc, "chạy đà" cho đại lễ 30/4

Quý I/2025, du lịch TP.HCM thu hơn 56.000 tỷ đồng. Đây được xem là bước chạy đà thuận lợi để các doanh nghiệp lữ hành du lịch trên địa bàn tăng tốc trong năm 2025, mà trước hết là dịp lễ chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Ngày 25/3, tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh TP. Huế Huế (41A Hùng Vương, quận Thuận Hóa, TP. Huế) Sở Văn hóa và Thể thao TP. Huế tổ chức Trưng bày chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh” và “Dấu ấn 50 năm Huế vươn mình vào kỷ nguyên phát triển mới”.
Hà Nội sắp ra mắt nhiều sản phẩm du lịch mới

Hà Nội sắp ra mắt nhiều sản phẩm du lịch mới

Thời gian tới Sở Du lịch Hà Nội sẽ tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô trên các kênh truyền thông, truyền hình trong nước và quốc tế để thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt.
Khách du lịch thích thú check-in chuyến tàu về quá khứ ở Hà Nội

Khách du lịch thích thú check-in chuyến tàu về quá khứ ở Hà Nội

Nằm gọn trong một địa danh nổi tiếng của Hà Nội với tên Đảo Ngọc Ngũ Xã, “Tuyến tàu điện số 6” đưa du khách tận hưởng nhiều trải nghiệm đa dạng, từ văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, mỹ thuật, tín ngưỡng, ẩm thực, đặc sản vùng miền, văn minh lúa nước, cho đến không gian - kiến trúc - nội thất của bao cấp - tem phiếu.
Tôm chua Ba Bể - đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến Bắc Kạn

Tôm chua Ba Bể - đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến Bắc Kạn

Tôm chua Bắc Kạn, đặc biệt tại hồ Ba Bể, là một đặc sản nổi tiếng với hương vị hài hòa giữa chua ngọt, cay nồng và đậm đà.
Sa Pa "đánh thức" kinh tế đêm, tham vọng đón 9 triệu khách du lịch

Sa Pa "đánh thức" kinh tế đêm, tham vọng đón 9 triệu khách du lịch

Mục tiêu chiến lược của Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đến năm 2030 là xây dựng Khu du lịch quốc gia mang tầm quốc tế, với các sản phẩm du lịch đặc sắc và dịch vụ chất lượng cao, đón 9 triệu lượt khách, trong đó khách nước ngoài chiếm hơn 30%.
Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Ngày 21/3, Lễ hội bánh mì Việt Nam năm 2025 chính thức diễn ra tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1, TP.HCM thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan các gian hàng, trải nghiệm thưởng thức sự đa dạng của ẩm thực Việt và bánh mì Việt Nam.
Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn tại Festival châu Á 2025

Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn tại Festival châu Á 2025

Tin vui lan tỏa từ xứ sở ngàn hoa, Festival hoa Đà Lạt vừa vinh dự nhận được "cú đúp" giải thưởng danh giá tại Hội nghị thượng đỉnh Festival toàn cầu năm 2025 do Hiệp hội Festival và Sự kiện quốc tế châu Á (IFEA ASIA) tổ chức tại Hàn Quốc.
Bánh cuốn Phủ Lý – đặc sản mang đậm hương vị quê hương

Bánh cuốn Phủ Lý – đặc sản mang đậm hương vị quê hương

Bánh cuốn Phủ Lý là một đặc sản nổi tiếng của Hà Nam. Món ăn này có sự kết hợp độc đáo giữa bánh cuốn trắng mịn, chả thịt nướng thơm ngon, hành thơm.
Phú Yên kích cầu du lịch với nhiều ưu đãi bất ngờ

Phú Yên kích cầu du lịch với nhiều ưu đãi bất ngờ

Phú Yên sẽ tập trung vào các sản phẩm du lịch hè nổi bật như nghỉ dưỡng biển, du lịch xanh, du lịch trải nghiệm khám phá thiên nhiên, khám phá các đảo ven bờ nhằm hướng tới nhiều thị trường quốc tế tiềm năng như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Nga và các nước châu Âu...
Phát triển đường sắt và xây dựng Ga Hải Phòng thành điểm đến du lịch

Phát triển đường sắt và xây dựng Ga Hải Phòng thành điểm đến du lịch

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức làm việc với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan trao đổi ý kiến về việc hỗ trợ, phát triển sản phẩm đoàn tàu “Hoa Phượng đỏ” và tổ chức ”Liên hoan ẩm thực món ngon” tại Ga Hải Phòng.
Hà Nội “mộng mơ” trong sắc trắng hoa sưa

Hà Nội “mộng mơ” trong sắc trắng hoa sưa

Vào tháng Ba, Hà Nội sắc trắng của hoa sưa bung nở phủ đầy những con phố, công viên, quán cà phê tạo nên khung cảnh lãng mạn, thu hút nhiều bạn trẻ và du khách đến check-in, tận hưởng vẻ đẹp dịu dàng của mùa xuân.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề Thủ đô

Gìn giữ tinh hoa làng nghề Thủ đô

Làng nghề Thiết Úng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) nổi tiếng với nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ truyền thống. Các nghệ nhân nơi đây vẫn miệt mài với những sản phẩm tinh xảo, độc đáo để tạo vị thế cho làng nghề cũng như tìm hướng phát triển trong dòng chảy cuộc sống hiện đại.
Hà Nội công nhận Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng là điểm du lịch

Hà Nội công nhận Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng là điểm du lịch

Mới đây, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 1567/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Dẻo ngon bánh dày làng Gàu

Dẻo ngon bánh dày làng Gàu

Bánh dày làng Gàu là một món ăn truyền thống nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên. Bánh có màu trắng, tròn, dẻo, thơm ngạt ngào và không thể thiếu trên mâm cỗ nơi đây.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025

Sau lần đầu đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia vào năm 2013, đến năm 2025, Huế tiếp tục được chọn làm địa điểm đăng cai tổ chức sự kiện này với chủ đề “Huế – Kinh đô xưa, Vận hội mới”. Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2025 sẽ diễn ra tối 25/3, tại sân khấu nổi trên sông Hương, thành phố Huế với chương trình nghệ thuật hoành tráng, tôn vinh bản sắc văn hóa và du lịch.
Bắc Ninh mở thêm 2 tour du lịch miễn phí cuối tuần

Bắc Ninh mở thêm 2 tour du lịch miễn phí cuối tuần

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh vừa quyết định tăng tour, chuyến và đổi mới phương thức vận hành tour du lịch miễn phí “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu di sản”.
Đắm chìm trong vẻ đẹp của hoa ban giữa núi rừng Tây Bắc

Đắm chìm trong vẻ đẹp của hoa ban giữa núi rừng Tây Bắc

Đến Điện Biên vào tháng 3, bạn sẽ được đắm chìm trong vẻ đẹp của hoa ban giữa núi rừng Tây Bắc. Hoa ban tượng trưng cho vẻ đẹp của người con gái Thái và là biểu tượng của du lịch Điện Biên.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động