Review du lịch Hà Giang: Khám phá vẻ đẹp Cao nguyên đá Đồng Văn Review du lịch Hà Giang: Hà Giang – Vùng đất địa đầu Tổ quốc |
Cột cờ Lũng Cú thiêng liêng nơi địa đầu Tổ Quốc |
Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh núi Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn), có độ cao 1.470m so với mực nước biển. Địa điểm thuộc xã Lũng Cú của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nơi Đài vọng cảnh cực Bắc Việt Nam, cách cực Bắc Việt Nam khoảng 3,3 km theo đường thẳng.
Theo quốc lộ 4C ngược lên Đông Bắc chừng 160km, du khách đến với xã Đồng Văn, huyện Đồng Văn. Tiếp theo, xuôi con đường trải nhựa nối liền Đồng Văn – Lũng Cú.
Khi du khách đến với Hà Giang nếu có điều kiện, có cơ hội nên đến thăm Cột cờ Lũng Cú. Tới đây du khách sẽ được nghe người dân bản địa kể về sự tích gắn với địa danh nổi tiếng này.
Những chữ khắc thiêng liêng trên Cột Cờ Lũng Cú |
Truyền thuyết về lịch sử dân tộc
Tương truyền, thời vua Quang Trung sau khi giành được đại thắng quân xâm lược phương Bắc, đã đặt chiếc trống lớn trên đỉnh Lũng Cú. Mỗi canh giờ, vua lại ra hiệu cho quân đánh lên ba hồi trống. Tiếng vang xa tận qua biên giới nhằm khẳng định chủ quyền.
Về sau, mỗi khi có vấn đề gì xảy ra ở biên giới, tiếng trống lại vang lên để triệu hồi lòng yêu nước từ nhân dân. Bởi vậy, Lũng Cú còn có tên gọi khác là Long Cổ - tiếng trống của vua.
Bắt đầu từ thời Lý Thường Kiệt, Cột cờ Lũng Cú được triển khai xây dựng. Qua nhiều lần phục dựng, ngày 25/09/2010, chính thức được khánh thành.
Sự ra đời của Cột cờ Lũng Cú khẳng định cho chủ quyền, vị thế Việt Nam trước thế giới. Đồng thời ca ngợi tình yêu đất nước, tinh thần anh dũng bảo vệ đất nước của chiến sĩ, đồng bào vùng biên giới.
Truyền thuyết về hồ mắt rồng
Truyền thuyết kể lại rằng, xưa kia rồng tiên ở trời bay xuống, ngự tại ngọn núi cao nhất nơi đầu lang để ngắm nhìn cảnh núi non hùng vĩ. Thấy người dân vùng cao thiếu nước quanh năm, đời sống lại gặp nhiều khó khăn. Do đó, rồng tiên đã để lại đôi mắt cho dân làng trước bay về trời.
Đôi mắt rồng tiên biến thành hai hồ nước, một bên thuộc làng Lô Lô Chải, một bên thuộc làng Thèn Pả. Nhờ có hồ mắt rồng, người dân địa phương đã có đủ nước sinh hoạt hàng ngày và tưới tiêu. Điều khác lạ là dù ở rất cao, nhưng hồ không bao giờ cạn, giữ độ trong xanh lý tưởng.
Đến Cột cờ Lũng Cú mùa nào trong năm đẹp nhất?
Nhìn từ phía dưới lên, Cột cờ Lũng Cú sừng sững trên đỉnh núi rồng |
Du khách có thể đến thăm Cột cờ Lũng Cú vào bất kì mùa nào trong năm vì mỗi mùa đều mang một vẻ đẹp riêng.
Thời điểm tháng 1-3, mùa hoa mận, hoa đào và hoa cải vàng rực rỡ khoe khắc. Tháng 4 về, hoa trẩu, hoa ban nhuộm sáng cả vùng núi rừng bao la rộng lớn. Tháng 5 rơi vào mùa nước đổ, bà con chuẩn bị cho vụ cấy.
Khoảng tháng 6-8, hè về có nắng vàng ruộm. Tuy thời tiết di chuyển có thể khiến du khách cảm thấy mệt mỏi với nắng nóng. Nhưng đến Lũng Cú du khách sẽ tận hưởng được bầu không khí vô cùng mát lành. Khoảng tháng 6-8 là lúc được nhiều khách du lịch lựa chọn nhất với hành trình tham quan ở Cột cờ Lũng Cú.
Du lịch Cột cờ Lũng Cú tháng 9, du khách sẽ bắt gặp mùa vàng về trên rẻo cao. Những thảm lúa vàng hút mắt, trải dài khắp các đồng ruộng càng khiến cho khung cảnh miền núi trở nên thơ mộng.
Nếu du khách là một người yêu thích vẻ đẹp thiên nhiên nhẹ nhàng, bình dị thì nhất định hãy đến Cột cờ Lũng Cú vào tháng 10-12. Để được hòa mình vào mùa Hoa tam giác mạch. Khoảng thời gian này, địa phương cũng thường xuyên tổ chức các lễ hội thú vị để du khách tìm hiểu thêm về nét đẹp văn hóa đặc trưng.
Cách Di Chuyển Từ TP. Hà Giang Đến Cột Cờ Lũng Cũ
Đường lên Cột cờ Lũng Cú |
Từ TP. Hà Giang đi lên Cột cờ Lũng Cú có hai cách, một là đi xe khách từ bến xe trung tâm Hà Giang, xe bắt đầu từ 5h sáng. Hai là thuê xe máy tại TP. Hà Giang đi lên Đồng Văn.
Nếu đi xe máy du khách bắt đầu xuất phát từ TP. Hà Giang, sau đó đi theo QL 4C lên thị trấn Quản Bạ, du khách có thể ngắm núi Núi Đôi ở thị trấn Tam Sơn. Từ Tam Sơn - Quản Bạ bạn tiếp tục đi lên trị trấn Yên Minh, từ Yên Minh du khách tiếp tục đi Đồng Văn cách nhau 40km.
Thăm Cột cờ Lũng Cú – Niềm tự hào dân tộc trong tim mỗi chúng ta |
Lá cờ 54m2 bay phấp phới trên đỉnh Lũng Cú tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam. Lá cờ đỏ sao vàng 5 cách, tung bay trước gió đầy kiêu hãnh khẳng định cho chủ quyền bất diệt của dân tộc Việt Nam.
Đường lên Cột cờ Lũng Cú được xây dựng với tổng số 839 bậc thang, chia làm 3 chặng. Giữa các chặng có nhà chờ để khách du lịch dừng chân nghỉ ngơi ngắm cảnh.
Mỗi bước đi trên bậc thang dẫn lên đỉnh cột cờ, du khách sẽ có thể trải nghiệm cảm xúc khác nhau. Bước chân lên càng cao thì Hà Giang xuất hiện ngày càng huyền ảo. Cầu thang xoắn ốc 140 bậc có lối đi hẹp và ánh sáng vừa đủ sẽ dẫn lên cao.
Khi vượt qua được thử thách địa hình, đặt chân lên cột cờ du khách được trải nghiệm những điều hết sức đặc biệt. Xen lẫn niềm tự hào dân tộc sâu sắc là việc được thả hồn bay bổng trước bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ.
Đứng từ trên đỉnh cột cờ, du khách phóng xa tầm mắt, khung cảnh rừng núi trùng điệp, hùng vĩ. Với xa xa bên phải là nơi bắt nguồn của con sông Nho Quế xanh biếc, bên trái là thung lũng Thèn Ván sâu thăm thẳm, hay thấp thoáng những ngôi nhà của bà con dân tộc vùng cao…
Tất cả hòa quyện lại, tạo nên một bức tranh cực kỳ thu hút. Vừa hào hùng, mạnh mẽ nhưng vẫn không đánh mất đi nét đẹp hoang sơ, bình dị vốn có.