Bí quyết chọn trứng gà tươi ngon Baking soda có công dụng gì? Giấm táo - Làm đẹp và chăm sóc sức khỏe tự nhiên |
Trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 giữa Việt Nam và Thái Lan, tiền đạo Nguyễn Xuân Son gặp chấn thương nghiêm trọng và buộc phải rời sân ngay từ những phút đầu của trận đấu.
Về nước, sau khi tiến hành kiểm tra chuyên sâu, các chuyên gia của Vinmec xác định chấn thương của Xuân Son nghiêm trọng hơn so với hội chẩn ban đầu với đội ngũ y tế Thái Lan, chàng tiền đạo gốc Brazil bị gãy kín phức tạp 1/3 giữa thân hai xương cẳng chân, có mảnh rời lớn.
Theo GS.TS.BS Trần Trung Dũng hiện là Giám đốc Chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình & Cơ xương khớp, Hệ thống Y tế Vinmec cho biết: “Cơ hội để Xuân Son trở lại với thể thao đỉnh cao là hoàn toàn có thể. Về mặt kỹ thuật điều trị, không có gì quá phức tạp. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ chiếm 10% quá trình, còn 90% sự hồi phục phụ thuộc vào các công tác phía sau.”
Sự phối hợp đa chuyên khoa tại Vinmec là yếu tố then chốt trong quá trình phục hồi của Xuân Sơn. Đội ngũ Y học thể thao sẽ theo dõi từng bước tiến trình, từ việc quản lý chế độ dinh dưỡng, kiểm soát cân nặng cho đến phát triển các chương trình tập luyện phục hồi được điều chỉnh linh hoạt theo từng giai đoạn cụ thể.
Vậy khi gãy xương, chúng ta nên bổ sung thực phẩm gì?
Thực phẩm giàu canxi
Canxi là khoáng chất quan trọng hàng đầu trong quá trình hình thành và duy trì sự chắc khỏe của hệ xương. Việc bổ sung canxi không chỉ cần thiết cho người bình thường mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sau gãy xương hoặc các chấn thương xương khác. Canxi giúp tăng cường độ bền của xương và hỗ trợ quá trình tái tạo mô xương.
Cơ thể con người không tự tổng hợp được canxi, do đó, việc bổ sung qua chế độ ăn hàng ngày là điều bắt buộc. Người trưởng thành nên bổ sung khoảng 1.000 - 1.200 mg canxi mỗi ngày, đảm bảo lượng cung cấp phù hợp để tránh tình trạng thiếu hụt hoặc thừa canxi, đặc biệt đối với những người có nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
Những thực phẩm giàu canxi bao gồm: các sản phẩm từ sữa (sữa, phô mai, sữa chua,...); đậu và các sản phẩm từ đậu nành; các loại rau họ cải (bông cải xanh, cải thìa,...). Cùng với đó, hạt vừng trắng cũng được coi là một nguồn canxi tuyệt vời và rất tốt cho sự phát triển của xương.
Thực phẩm giàu protein
Protein chiếm một nửa thành phần cấu trúc của xương và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi khi bị gãy xương. Cơ thể cần một lượng lớn protein để hỗ trợ việc tái tạo xương, đặc biệt là trong việc sản sinh collagen – một loại protein thiết yếu giúp xương có tính đàn hồi và bền vững. Protein cũng giúp duy trì sự cân bằng giữa hấp thụ và tiêu hao canxi, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm lành xương.
Thiếu protein có thể dẫn đến giảm mật độ xương, làm chậm quá trình hồi phục sau chấn thương. Vì vậy, việc bổ sung đủ protein là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo quá trình làm lành xương diễn ra hiệu quả.
Một số thực phẩm giàu protein tốt cho người gãy xương gồm thịt gà, thịt thăn, thịt bò, cá hồi, cá ngừ, sữa, phô mai, diêm mạch, các loại đậu…
Thực phẩm bổ sung magie
Magie là dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi, giúp tăng mật độ xương và thúc đẩy quá trình tái tạo xương hiệu quả. Việc thiếu hụt magie có thể làm chậm quá trình phục hồi và gia tăng nguy cơ loãng xương, do sự suy giảm lượng canxi trong các mô mềm.
Bổ sung đủ magie không chỉ giúp cải thiện sức khỏe xương mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và chắc khỏe của hệ xương.
Những thực phẩm có chứa nhiều magie mà bạn có thể bổ sung như chuối, bơ, rau lá xanh, các loại hạt, socola đen, cá thu hay cá hồi,…
Bổ sung vitamin D
Vitamin D giúp cho việc hấp thu canxi ở ruột cũng như tích tụ các khoáng chất trong xương tốt hơn. Nếu không bổ sung đủ liều lượng vitamin D (ít nhất 600 IU mỗi ngày) thì canxi được hấp thu từ chế độ ăn uống có thể gặp khó khăn trong việc tìm đường vào xương. (Xem thêm các sản phẩm Vitamin D giúp xương chắc khỏe, phòng chống loãng xương và các bệnh do thiếu hụt canxi).
Vitamin D là hocmon được chuyển hóa từ tiền vitamin D thành vitamin D ở da dưới tác động của ánh nắng mặt trời, vì vậy bạn nên dành một khoảng thời gian ngắn để hoạt động thể chất ngoài trời mỗi ngày Theo khuyến cáo, thời điểm phơi nắng để cơ thể hấp thu vitamin D hiệu quả nhất là khoảng 9 đến 10 giờ sáng.
Thực phẩm giàu vitamin D bao gồm: các loại cá béo (cá kiếm, cá hồi, dầu gan cá , cá mòi), gan, sữa, lòng đỏ trứng và nước cam.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Vitamin C là một dưỡng chất quan trọng, không chỉ giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng mà còn giúp củng cố sức khỏe của xương và sụn. Đối với người gặp phải chấn thương xương, việc tiêu thụ vitamin C là vô cùng quan trọng để hỗ trợ quá trình hồi phục và tái tạo mô xương.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo collagen – một loại protein cần thiết cho việc xây dựng và duy trì cấu trúc xương, sụn. Quá trình này đặc biệt quan trọng trong việc chữa lành xương sau các tổn thương.
Tuy nhiên không nên bổ sung quá mức vitamin C vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Người trưởng thành không tiêu thụ quá 2000mg vitamin C mỗi ngày và tránh những thực phẩm có chứa vitamin C được đun nóng hoặc ủ quá lâu.
Có thể bổ sung vitamin C từ các thực phẩm như kiwi, ớt chuông, cam, quả mọng, cà chua, bưởi, bông cải xanh, dâu tây, khoai tây…
Bổ sung kẽm
Tác dụng của kẽm là hỗ trợ hình thành mô sẹo, kích thích sản xuất Protein cho xương và đẩy nhanh quá trình lành vết gãy. Những thực phẩm nhiều kẽm bạn có thể tham khảo là trứng, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại hạt khô, các loại thịt, sò, cua, hàu,…
Thực phẩm giàu vitamin K
Vitamin K đóng vai trò chính trong việc tăng cường osteocalcin, một thành phần protein của xương, mà không làm tăng mật độ khoáng của xương.
Thực phẩm giàu vitamin K mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày bao gồm: các loại rau lá xanh, bông cải xanh, súp lơ trắng, cá, gan, thịt, trứng và ngũ cốc.
Thực phẩm giàu sắt
Sắt là một thành phần chính của hồng cầu, tham gia vào quá trình vận chuyển Oxy từ phổi đến các mô và tế bào khác trong cơ thể. Thiếu sắt có thể gây ra tình trạng thiếu máu, dẫn đến làm chậm quá trình hồi phục sau gãy xương.
Tuy nhiên, nếu lượng sắt trong cơ thể vượt ngưỡng cho phép, có thể dẫn đến loãng xương, thay đổi cấu trúc xương, khối lượng xương giảm… Do đó, việc điều chỉnh lượng sắt phù hợp cho người bệnh trong quá trình điều trị gãy xương nên được thảo luận với bác sĩ chuyên khoa.
Để hỗ trợ quá trình làm lành xương, người bệnh nên bổ sung sắt từ các nguồn thực phẩm như thịt đỏ, thịt gà, trứng, trái cây sấy, ngũ cốc nguyên hạt…
Tăng cường silic
Là dưỡng chất quan trọng trong quá trình tổng hợp Collagen, giúp cải thiện sức khỏe xương khớp và đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương. Một số thực phẩm giàu Silic mà bạn nên ưu tiên lựa chọn đó là yến mạch, củ cải đường, hạt mè, dứa,…
Bổ sung kali
Kali không chỉ giúp cơ bắp hoạt động mạnh mẽ mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và tái tạo tế bào xương. Ngoài ra, bổ sung đủ lượng kali cần thiết giúp giảm nguy cơ mất canxi trong lúc tiểu.
Nếu người bệnh đang thắc mắc bị gãy xương nên ăn gì thì hải sản, chuối, nước cam, khoai tây, các loại hạt… là những lựa chọn phù hợp.
Vitamin B6 và B12
2 loại vitamin này giúp vết thương nhanh lành, đẩy nhanh quá trình tái tạo xương, giúp xương luôn dẻo dai và chắc khỏe,… Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 và B12 bạn có thể tham khảo là thịt gà, thịt dê, thịt bò, cá ngừ, ngũ cốc, chuối, sữa chua,…
Thực phẩm giàu axit folic
Axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương, đặc biệt cần thiết cho quá trình hồi phục sau gãy xương. Do đó, người bệnh cần bổ sung đủ dưỡng chất này trong chế độ ăn hàng ngày qua các thực phẩm như rau cải, cà chua, cam, quýt, đậu…
Lưu ý
Người bệnh nên tránh thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ
Đồ ngọt làm tăng nguy cơ thoái hóa xương, làm chậm quá trình liền xương, tăng nguy cơ béo phì gây áp lực tới hệ thống xương khớp.
Thức ăn mặn, nhiều muối làm tăng tốc độ thải canxi khiến xương suy yếu và chậm hồi phục.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế các loại đồ uống như rượu, bia, trà, cà phê,…
Tại sao nước chanh dây lại được mệnh danh là "vua nước ép"? |
Tại sao tình trạng hói đầu ngày càng trẻ hóa? |
Nhóm người nên bổ sung hành lá vào chế độ ăn hàng ngày |