Nhóm người nên bổ sung hành lá vào chế độ ăn hàng ngày Bí quyết chọn trứng gà tươi ngon Baking soda có công dụng gì? |
Giấm táo là một loại giấm được sản xuất từ táo thông qua quá trình lên men tự nhiên. Quá trình này bắt đầu bằng việc nghiền táo, ép lấy nước và lên men để chuyển hóa đường trong táo thành rượu. Sau đó, nếu tiếp tục ủ, rượu sẽ được chuyển hóa thành giấm nhờ vào sự hoạt động của axit axetic. Giấm táo thường có màu vàng nhạt, hương thơm đặc trưng của táo và vị chua dịu.
Thông tin dinh dưỡng cụ thể trong 100g dấm táo có chứa một số axit lactic, citric và malic; ngoài ra, giấm táo còn cung cấp Kali 67mg, 0.93g carbohydrate, không có chất béo hoặc protein.
Ngoài công dụng nấu ăn, giấm táo còn mang lại một số lợi ích cho sức khỏe khiến nó trở thành phương thuốc được ưa chuộng. Trong số những lợi ích của giấm táo thì khả năng hỗ trợ giảm cân bằng cách thúc đẩy cảm giác no và tăng cường trao đổi chất là rất được chú ý. Giấm táo cũng hỗ trợ tiêu hóa, giúp cân bằng độ pH của dạ dày và thúc đẩy vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.
Dưới đây là những lợi ích sức khỏe của giấm táo:
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Giấm táo được biết nhiều nhờ lợi ích giảm cân. Axit axetic đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tích tụ chất béo trong cơ thể và gan. Bằng cách thúc đẩy quá trình trao đổi chất, kiểm soát cảm giác thèm ăn và giảm tích nước, nó hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả hơn. Ngoài ra, hàm lượng pectin trong giấm táo cũng giúp ngăn chặn sự hấp thụ chất béo từ thức ăn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
Hỗ trợ chống lại trào ngược dạ dày
Trong giấm táo chứa nhiều acid acetic giúp cân bằng lượng acid trong dạ dày từ đó hạn chế tình trạng trào ngược. Vì thế mà giấm táo hay được mọi người sử dụng để trị trào ngược dạ dày thực quản.
Tuy nhiên hiện nay chưa có thống kê số liệu chi tiết tuy nhiên khá nhiều người sử dụng giấm táo như một phương thuốc chữa chứng ợ nóng và trào ngược axit.
Cải thiện tiêu hóa
Nhờ chứa nhiều enzyme và amino axit cũng như các lợi khuẩn mà giấm táo trở thành “bảo bối” đối với người có vấn đề về hệ tiêu hóa. Cụ thể, công dụng giấm táo có thể:
Giết chết các vi khuẩn có hại trong ruột. Những vi khuẩn có hại có thể gây ra tiêu chảy, đầy hơi và co thắt ruột.
Ngoài ra, các enzyme trong loại giấm này sẽ giúp tăng tốc độ tiêu hóa nói chung. Đồng thời, giấm táo hữu cơ cũng có lợi cho người bị dị ứng thực phẩm.
Giấm còn chứa các khoáng chất có giá trị và nguyên tố vi lượng. Pectin trong giấm táo có tác dụng hạ LDL cholesterol, đốt cháy chất béo. Tác dụng của axit acetic, axit malic trong giám táo giúp chống lại virus. Ngoài ra, tác dụng của giấm táo cũng đến từ các enzyme sống, axit amin và nhiều dưỡng chất khác.
Tăng cường hệ miễn dịch
Sức khỏe đường ruột của bạn có liên quan trực tiếp đến hệ miễn dịch và giấm táo hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột. Các đặc tính chống virus của axit malic góp phần làm giảm nguy cơ cảm lạnh. Giấm táo cũng làm sạch các hạch bạch huyết và giảm chất nhầy, giúp làm giảm nghẹt mũi và các triệu chứng cảm lạnh thông thường hoặc dị ứng.
Có thể giúp giảm lượng đường trong máu và kiểm soát bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu năm 2017 phát hiện rằng giấm có hiệu quả trong việc giảm lượng đường và insulin sau bữa ăn. Từ đó cho thấy, ACV có thể được coi là một công cụ hỗ trợ để cải thiện và kiểm soát đường huyết.
Một nghiên cứu ở những người mắc bệnh tiểu đường đã báo cáo rằng sử dụng kết hợp giấm táo trước khi đi ngủ làm giảm lượng đường trong máu lúc đói xuống 4% vào sáng hôm sau và tình trạng đái tháo đường của các đối tượng nghiên cứu được kiểm soát tốt.
Trị táo bón, ợ nóng và các vấn đề đường ruột
Sử dụng giấm táo với nước giúp điều chỉnh nồng độ axit trong dạ dày xuống mức thấp. Nhờ đó, giấm tác có tác dụng giảm chứng ợ nóng.
Chất xơ trong táo có tác dụng giúp làm dịu toàn bộ đường tiêu hóa. Nhờ tác dụng của giấm táo này, người ta dùng giấm táo để ngăn ngừa đau bụng, đầy hơi và khí tự do. Giấm táo cũng có thể hữu ích như thuốc nhuận tràng nhẹ để kích thích nhu động ruột trong trường hợp bạn thường xuyên bị táo bón.
Hỗ trợ giải độc gan
Giấm táo hỗ trợ giải độc gan bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng giúp làm sạch cơ thể. Nó cân bằng độ pH và hỗ trợ làm sạch tế bào bạch cầu đồng thời kích thích chức năng tim mạch. Đối với hầu hết mọi người, pha loãng một thìa canh trong một cốc nước lớn trước bữa ăn là đủ, nhưng để giải độc chuyên sâu hơn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tăng liều lượng.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Một nghiên cứu năm 2021 nhận thấy rằng tiêu thụ ACV làm giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần, nồng độ TG trong huyết thanh và dường như có sự gia tăng nồng độ HDL-C ở những người tham gia có vẻ khỏe mạnh.
Axit axetic, thành phần chính của giấm táo cũng đã được chứng mình làm giảm đáng kể cả huyết áp trong một nghiên cứu trên chuột năm 2001.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác đã báo cáo rằng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim gây tử vong thấp hơn đáng kể ở những người tham gia thường xuyên sử dụng nước sốt salad có dầu và giấm.
Giảm huyết áp
Hỗ trợ huyết áp chính là tác dụng của giấm táo mà ít người biết. Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra giấm táo có thể làm giảm huyết áp. Đồng thời, nhiều báo cáo trên các diễn đàn trực tuyến cũng đề cập về công dụng này của giấm táo.
Giấm rượu táo có khả năng làm giảm huyết áp có thể là do tác dụng làm tăng sản sinh nitric oxide. Chất này giúp thư giãn các mạch máu, và tác động tích cực đối với hệ tim mạch. Theo thời gian, điều này sẽ dẫn đến việc hạ thấp huyết áp đối với những người bị huyết áp cao.
Phòng ngừa nhiễm trùng candida
Sự phát triển quá mức của candida thường gặp ở những người ăn nhiều đường. May mắn là axit axetic và axit malic trong giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, kháng sinh và kháng nấm giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa và ngăn ngừa sự phát triển quá mức của candida. Phương pháp chữa bệnh tự nhiên này giúp duy trì môi trường bên trong cân bằng và bảo vệ chống lại các vấn đề liên quan đến candida.
Cải thiện tình trạng viêm loét đại tràng
Theo một nghiên cứu sơ bộ cho thấy cho những con chuột bị viêm loét đại tràng khi sử dụng giấm táo pha loãng trong 28 ngày sẽ làm giảm mức độ viêm nhiễm trong ruột kết và tăng lượng vi khuẩn có lợi trong ruột của chúng. Do đó, bổ sung giấm là một phương pháp ăn mới để ngăn ngừa tình trạng viêm loét đại tràng.
Làm đẹp da
Loại giấm này là mỹ phẩm tại gia tuyệt vời cho làn da, mái tóc của phái đẹp. Hầu hết các vấn đề cơ bản liên quan đến “phần nhìn” của bạn đều có thể được cải tạo bởi công dụng thần kỳ của giấm táo.
Giấm rượu táo giúp làm trắng, mịn da, thu nhỏ lỗ chân lông, giảm nhờn trên da. Hơn nữa, công dụng của giấm táo có thể trị mụn, dưỡng da, phục hồi da bị cháy nắng.
Hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng
Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng giấm táo pha loãng có thể cải thiện tính toàn vẹn của hàng rào bảo vệ da, khôi phục pH tự nhiên của da khi bị viêm da dị ứng.
Tuy nhiên, bạn nên làm sạch da sau khi dung dịch đã khô có thể giúp ngăn ngừa kích ứng và tránh dùng giấm nếu vết thương hở, da bị nứt nẻ hoặc chảy máu.
Trị hôi miệng
Các axit tự nhiên trong giấm rượu táo như axit axetic và malic có thể làm giảm vi khuẩn gây hôi miệng.
Để tận dụng tác dụng của giấm tao giúp trị hôi miệng, bạn có thể áp dụng phương pháp sau. Hãy thêm một thìa súp giấm táo vào một phần ba cốc nước. Sau đó, súc miệng trong khoảng 20 giây để giảm thiểu mùi hôi.
Làm dịu cơn đau họng
Súc miệng bằng giấm táo là một biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến cho bệnh viêm họng nhờ đặc tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng.
Tuy nhiên, do giấm táo có tính axit rất cao và được biết là gây bỏng cổ họng nên hãy pha loãng giấm với nước trước khi tiến hành súc miệng.
Cụ thể, bạn trộn 1/4 chén giấm táo với 1/4 chén nước ấm và súc miệng với hỗn hợp mỗi giờ hoặc khi cần thiết.
Chất ngâm trong 2.900 tấn giá đỗ vừa bị phát hiện nguy hiểm thế nào? |
Tại sao nước chanh dây lại được mệnh danh là "vua nước ép"? |
Tại sao tình trạng hói đầu ngày càng trẻ hóa? |