Vì sao cần đánh răng trước khi đi ngủ? Chất ngâm trong 2.900 tấn giá đỗ vừa bị phát hiện nguy hiểm thế nào? Tại sao nước chanh dây lại được mệnh danh là "vua nước ép"? |
Tình trạng hói đầu đang có xu hướng trẻ hóa. Nếu trước đây, hói đầu chủ yếu gặp ở người trung niên, thì nay ngày càng nhiều bạn trẻ 20-30 tuổi phải đối mặt với vấn đề này.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau và thậm chí có thể kết hợp với nhau gây ra tình trạng hói đầu sớm. Một số nguyên nhân thường gặp nhất là:
Thức ăn nhanh, thiếu dinh dưỡng
Vì bận rộn, người trẻ có xu hướng tiêu thụ đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat), vô tình tăng sản xuất hormone dihydrotestosterone (DHT).
Theo tờ The Ohio State University, DHT sẽ làm teo nhỏ hành nang tóc (hair bulb) - nơi nhà máy sản xuất sợi tóc nằm sâu dưới da đầu. Quá trình thoái hóa càng nhanh, rụng tóc, hói đầu càng đến sớm.
Với gia đình có thành viên rụng tóc sớm, mã gen của họ thường sản sinh nhiều hormone DHT hơn. Càng lạm dụng đồ ăn nhanh, càng kích phát độ tuổi rụng tóc hói sớm hơn so với người lớn trong nhà.
Thực tế, thức ăn nhanh và đồ chế biến sẵn ít chứa vitamin, khoáng chất thiết yếu cho quá trình sản sinh tế bào tóc như: kẽm, magie, selen, vitamin B, vitamin D3...
Sự mất cân bằng hormone có thể ảnh hưởng đến chức năng cơ thể (gồm quá trình tăng chuyển hóa testosterone thành DHT), từ đó gây ức chế sự phát triển của tóc hoặc dậy thì sớm.
Theo JCAD, nghiên cứu cho thấy người Nhật rụng tóc trễ hơn một thập niên so với người dân các nước châu Á. Lý do chế độ ăn của họ chủ yếu là cá, rong biển, đậu nành và các loại rau xanh... cung cấp nhiều protein, vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe mái tóc.
Bên cạnh đó, người Nhật ưu tiên thực phẩm tươi sống, hạn chế đồ ăn nhanh, nước có ga, nhờ đó giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng quan lẫn tóc.
Yếu tố di truyền từ gia đình
Di truyền gen hói đầu từ cha mẹ và ông bà là một nguyên nhân quan trọng góp phần vào tình trạng rụng tóc của bạn. Nếu trong gia đình có người bị hói đầu, khả năng bạn cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng này là rất cao.
Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học
Thức khuya, ngủ không đủ giấc, thiếu sự vận động hay sinh hoạt không điều độ cũng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, khiến tóc không nhận đủ chất dinh dưỡng dẫn đến dễ gãy rụng.
Hậu Covid-19 kéo dài
Người bị rụng tóc do nhiễm Covid-19 có thể ghi nhận mất hơn 100 sợi khi chải đầu mỗi ngày hoặc gội dưới vòi hoa sen sau 2-3 tuần mắc bệnh. Hiện tượng này gọi là rụng tóc cấp tính telogen.
Theo sinh lý có khoảng 90% tóc trong giai đoạn tăng trưởng (kỳ anagen) và 10% còn lại ở giai đoạn nghỉ ngơi (telogen). Theo các chuyên gia, anagen kéo dài ba năm, tiếp đó tóc chuyển sang telogen (2-6 tháng). Khi kết thúc giai đoạn telogen, tóc rụng khỏi nang tóc, dần thay thế bằng tóc anagen mới. Về sau, chu kỳ tăng trưởng tiếp tục.
Theo Healthcare, Tiến sĩ Powell Perng - Đại học Utah Health - chỉ ra rằng thay vì khoảng 10% tóc ở giai đoạn nghỉ và rụng, bệnh nhân hậu covid tăng số lượng tóc telogen đến 50%, hơn mức bình thường rất nhiều.
Không ít trường hợp sau khi thoát khỏi Covid-19, nang tóc bị ảnh hưởng hồi phục kém và thiếu dưỡng chất, khả năng mọc lại tóc chậm.
Các vấn đề về bệnh lý
Chế độ ăn uống không cân bằng có thể dẫn đến nhiều căn bệnh như tiểu đường, béo phì, ung thư và các bệnh này gây ra tình trạng rụng tóc đáng kể.
Thừa cân béo phì
Liên quan đến chế độ ăn uống hàng ngày, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng béo phì làm suy giảm tế bào gốc nang tóc (HFSC), tạo ra tín hiệu viêm, ngăn chặn quá trình tái tạo nang tóc, khiến tóc rụng và khó mọc lại.
Do căng thẳng liên tục
Khi căng thẳng, tuyến thượng thận tiết hormone corticosterone, làm suy yếu sự phát triển của nang tóc. Một nhóm nghiên cứu Đại học Harvard khám phá cách corticosterone ảnh hưởng tế bào gốc nang tóc. Họ xác định hormone này tác động lên một nhóm tế bào gọi là nhú bì, khiến chúng lâm vào trạng thái nghỉ ngơi kéo dài, dẫn đến nang tóc giảm sự phát triển.
Nhóm sinh viên Đại học Harvard cũng tìm hiểu mối liên hệ giữa corticosterone và tóc bạc, nhận thấy hệ quả tương tự.
Hiện giới trẻ hiện đối mặt loạt vấn đề, căng thẳng trách nhiệm thế hệ và nhạy cảm hơn về sức khỏe tinh thần, dẫn đến stress kéo dài, mất ngủ, gây suy yếu nang tóc, nhanh bạc tóc, kích hoạt các bệnh lý về tóc sớm.
Sử dụng quá nhiều hóa chất lên da đầu
Người trẻ thường xuyên lạm dụng việc nhuộm, uốn, tẩy tóc thường xuyên không để tóc nghỉ ngơi đủ sẽ ảnh hưởng đến nang tóc, gây tình trạng tóc rụng hói và có nguy cơ ung thư da đầu.
Cách khắc phục
Bổ sung vitamin, khoáng chất và protein từ thực phẩm như cá, thịt, trứng, rau xanh, trái cây để tóc khỏe mạnh.
Thói quen sinh hoạt lành mạnh, ngừng hút thuốc và hạn chế rượu bia.
Hạn chế tạo kiểu tóc, sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp và massage da đầu để kích thích tóc mọc.
Điều trị y tế khi cần thiết, xử lý các vấn đề về sức khỏe như tuyến giáp, thiếu hụt vitamin hay bệnh da đầu.
Tập thể dục đều đặn để cải thiện lưu thông máu và sức khỏe tóc.
Tác hại của việc nhai một bên và cách khắc phục |
Những lý do bạn nên đi bộ vào buổi tối |
WHO nói gì về tình hình dịch bệnh HMPV tại Trung Quốc? |