Cẩn thận nhiễm độc tố Clostridium botulinum từ thực phẩm đóng hộp, chế biến thô sơ

Ngộ độc do ăn cá chép muối chua không phải trường hợp đầu tiên được ghi nhận về độc tố Clostridium botulinum. Độc tố này có thể dễ dàng sinh ra trong các thực phẩm chế biến không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là thực phẩm đóng hộp, và rất nguy hiểm cho tính mạng nếu gặp phải.
Bộ Y tế: Tăng cường công tác phòng chống ngộ độc do độc tố tự nhiên Ngộ độc do ăn cá chép muối ủ chua: Botulinum độc cỡ nào, làm gì để tránh độc tố mạnh nhất thế giới? Cá chép muối ủ chua được chế biến như thế nào mà gây ngộ độc khiến 10 người nhập viện, 1 người tử vong
Cẩn thận nhiễm độc tố Clostridium botulinum từ thực phẩm đóng hộp, chế biến thô sơ

Vi khuẩn C.botulinum tìm thấy ở đâu

Chất độc botulinum toxin do vi khuẩn Clostridium botulinum (C.botulinum) sinh ra. Đây là một vi khuẩn gram dương kỵ khí, hình que hai đầu tròn, có nhiều lông quanh thân, di động. Trong điều kiện khắc nghiệt, vi khuẩn C.botulinum có thể biến thành dạng nha bào vô cùng chắc chắn, rất khó bị tiêu diệt. Do đó, C.botulinum phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên, có thể tìm thấy trong đất vườn, phân động vật tươi hoặc đã ủ, bụi bẩn, nước ao, nước sông hồ, ruột gia súc, đặc biệt phát triển mạnh trong thức ăn ôi thiu, thịt hộp để lâu ngày... nhìn chung là trong các môi trường không đảm bảo vệ sinh, qua đó lây lan vào thức ăn và nhiễm khuẩn thức ăn, gây ra ngộ độc thực phẩm.

C. botulinum là vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, phân bố rộng rãi trong tự nhiên và được cho là có mặt trên tất cả các bề mặt thực phẩm. Nhiệt độ phát triển tối ưu của nó là trong phạm vi ưa nhiệt. Ở dạng bào tử, nó là mầm bệnh chịu nhiệt tốt nhất có thể tồn tại trong thực phẩm có độ axit thấp và phát triển để tạo ra độc tố. Chất độc tấn công hệ thần kinh và sẽ giết chết một người trưởng thành với liều lượng khoảng 75 nanogram.[37] Chất độc này được giải độc bằng cách giữ thức ăn ở 100 °C trong 10 phút.

Vi khuẩn C.botulinum có đặc điểm kỵ khí, do đó không thể phát triển ở những nơi thông gió tốt, có đủ oxy. Đồng thời, vi khuẩn cũng không phát triển được ở môi trường chua (pH <4.6), mặn (nồng độ muối ăn >5%).

Cẩn thận nhiễm độc tố Clostridium botulinum từ thực phẩm đóng hộp, chế biến thô sơ

Thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến thô sơ, đặc biệt là thức ăn có độ acid thấp (pH > 4,5), là nguồn nhiễm độc tố phổ biến nhất qua đường tiêu hóa; thực phẩm chế biến thương mại có liên quan đến khoảng 10% số vụ bùng phát. Rau quả (thường không phải là cà chua), cá, trái cây và gia vị là phương tiện truyền bệnh phổ biến nhất; thịt bò, các sản phẩm từ sữa, thịt lợn, gia cầm và các loại thực phẩm khác cũng có thể gây bệnh. Trong các vụ dịch bùng phát gây ra bởi hải sản, type E gây ra khoảng 50%; các type A và B gây ra phần còn lại. Trong những năm gần đây, thực phẩm không đóng hộp (ví dụ như khoai tây nướng lát mỏng, tỏi băm nhỏ chiên dầu, bánh mì sandwich) đã gây ra các ổ dịch liên quan đến nhà hàng.

Nguy cơ nhiễm Vi khuẩn C.botulinum trong đồ ăn đóng hộp, đồ chế biến sẵn

Khi thực phẩm đóng hộp có lẫn một vài bào tử C.botulinum do quy trình sản xuất không đảm bảo, trong môi trường được đóng kín không có oxy, nếu thực phẩm không có đủ độ mặn và chua thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, tiết ra độc tố botulinum. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm, trước đây hay gặp ngộ độc thịt hộp, tuy nhiên các thực phẩm khác như rau, củ, quả, thịt, hải sản,... nếu được sản xuất và bảo quản không đúng cách đều có thể gây ngộ độc độc tố clostridium botulinum.

Tình trạng này thường xảy ra tại các gia đình, sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng. Ví dụ ở Thái Lan đã xảy ra ngộ độc loại này do lọ măng, ở Trung Quốc do đậu lên men, ở Việt Nam ngộ độc pate chay, cá chép muối chua... Xu hướng ngộ độc đang tăng lên trên thế giới do trào lưu sử dụng túi hút khí chứa đựng thực phẩm, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại không đủ chín trước khi ăn,...

Cẩn thận nhiễm độc tố Clostridium botulinum từ thực phẩm đóng hộp, chế biến thô sơ
Nhiều người bị ngộ độc khuẩn clostridium botulinum do ăn pate chay Minh Chay năm 2020

Người bệnh thường nhiễm độc tố botulinum qua độc tố trong thực phẩm. Tất cả các loại thức ăn nếu bảo quản không tốt đều có thể gây ngộ độc. Nguồn gây bệnh thường gặp là các loại đồ hộp có độ acid thấp như đậu lên men, măng đóng hộp, thịt hộp, cá hộp,... Trẻ dưới một tuổi cũng có thể bị ngộ độc độc tố clostridium botulinum nếu sử dụng mật ong, sữa bột chứa C. botulinum dạng nha bào. Nha bào sau khi vào đường tiêu hóa sẽ phát triển và sinh độc tố. Bên cạnh đó, độc tố botulinum cũng có thể nhiễm qua các vết thương. Thể này hay gặp ở những người tiêm chích ma túy.

Độc tố botulinum trong thức ăn, sau vào đường tiêu hóa sẽ không bị phá hủy bởi acid dịch vị và các men tiêu hóa mà sẽ được hấp thu ở tá tràng và hỗng tràng vào máu, sau đó xâm nhập các tế bào thần kinh, ngăn chặn sự giải phóng chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine tại các đầu mút thần kinh tiền sinap. Các xung động thần kinh bị ngưng trệ gây các triệu chứng liệt vận động.

Nếu nhiễm độc mức độ nhẹ, người bệnh có thể chỉ mệt mỏi, mỏi cơ tương tự như suy nhược cơ thể, không làm được các động tác gắng sức bình thường,... Nhưng nếu nhiễm độc mức độ nặng, bệnh tiến triển nhanh, người bệnh có thể liệt tất cả các cơ dẫn đến ứ đọng đờm dãi, suy hô hấp, gây ngừng thở dẫn đến tử vong.

Cẩn thận nhiễm độc tố Clostridium botulinum từ thực phẩm đóng hộp, chế biến thô sơ
Mới đây nhiều người bị ngộ độc clostridium botulinum do ăn cá chép muối chua

Làm gì để đề phòng độc tố Botulinum?

Do tính chất nguy hiểm của độc tố botulinum, bạn cần nghĩ tới loại ngộ độc này nếu có các yếu tố như sau:

Sau khi ăn các thực phẩm nghi ngờ (ngộ độc pate chay, ngộ độc do cá chép muối chua… hoặc các thực phẩm đóng hộp khác không rõ nguồn gốc, xuất xứ) có các triệu chứng như liệt, yếu các cơ, bắt đầu từ vùng đầu cổ sau đó lan dần xuống dưới. Nếu nhiễm độc nhẹ có thể chỉ có cảm giác mỏi, yếu cơ đối xứng hai bên, cảm giác vẫn bình thường.

Nếu có các triệu chứng trên cần đến cơ cơ sở y tế để được theo dõi tiến triển của dấu hiệu liệt cơ.

Cẩn thận nhiễm độc tố Clostridium botulinum từ thực phẩm đóng hộp, chế biến thô sơ
Cần chọn các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm soát an toàn thực phẩm

Để đề phòng nguy cơ nhiễm chất độc botulinum toxin, cần chọn các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng được các cơ quan chức năng công nhận. Thận trọng với các thực phẩm đóng kín có mùi, màu thay đổi hoặc có vị khác thường.

Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, nấu chín. Nhiệt độ cao sẽ phá hủy độc tố botulinum nếu độc tố không may có trong thực phẩm. Bên cạnh đó, cần xử trí tốt các vết thương ngoài da nếu có để tránh nhiễm C. botulinum qua các tổn thương này.

Đối với trẻ sơ sinh, không dùng mật ong để rơ miệng hoặc làm thức ăn cho trẻ.

Sau bữa cỗ, tiệc, bảo quản thực phẩm đã chế biến thế nào để đảm bảo an toàn Sau bữa cỗ, tiệc, bảo quản thực phẩm đã chế biến thế nào để đảm bảo an toàn
Mùa lễ hội, cẩn thận với những nguy cơ nhiễm bệnh hiện hữu Mùa lễ hội, cẩn thận với những nguy cơ nhiễm bệnh hiện hữu
5 cách kết hợp thực phẩm nên tránh khi muốn giảm cân 5 cách kết hợp thực phẩm nên tránh khi muốn giảm cân
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở y tế về việc thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội: Tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở y tế về việc thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn
Ăn khoai tây chuyển sang màu xanh, cẩn thận kẻo bị ngộ độc Ăn khoai tây chuyển sang màu xanh, cẩn thận kẻo bị ngộ độc
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Lợi ích và những điều cần tránh khi xông hơi sau khi tập gym

Lợi ích và những điều cần tránh khi xông hơi sau khi tập gym

Xông hơi sau khi tập gym giúp thư giãn cơ, đào thải độc tố, hỗ trợ giảm cân và tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, nếu thực hiện sai cách, hành động này có thể gây hại cho sức khỏe.
Vì sao chiều cao người Việt thấp hơn chuẩn thế giới gần 8 cm?

Vì sao chiều cao người Việt thấp hơn chuẩn thế giới gần 8 cm?

Chiều cao trung bình của người Việt đã cải thiện rõ rệt sau một thập kỷ, nhưng vẫn thấp hơn chuẩn toàn cầu do trẻ em chưa chăm sóc đúng trong các giai đoạn vàng.
Lạm dụng thuốc nhức đầu, hạ sốt có thể âm thầm tàn phá gan

Lạm dụng thuốc nhức đầu, hạ sốt có thể âm thầm tàn phá gan

Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến đến mức nhiều người xem nhẹ những rủi ro tiềm ẩn. Việc lạm dụng hoặc dùng sai cách có thể gây tổn thương gan.
Từ 1/7 việc khám chữa bệnh thuận tiện hơn, quyền lợi BHYT rộng hơn

Từ 1/7 việc khám chữa bệnh thuận tiện hơn, quyền lợi BHYT rộng hơn

Từ ngày 1/7/2025, Luật BHYT sửa đổi chính thức có hiệu lực, mang đến hàng loạt chính sách thuận lợi cho người dân và nhóm yếu thế trong xã hội.
Mất thính lực do tiếng ồn: Nguy cơ âm thầm bạn không nên bỏ qua

Mất thính lực do tiếng ồn: Nguy cơ âm thầm bạn không nên bỏ qua

Mất thính lực do tiếng ồn là dạng điếc mắc phải phổ biến thứ hai sau lão hóa. Tiếng ồn lớn không chỉ làm tổn thương tai trong mà còn gây ảnh hưởng toàn cơ thể nếu không được phòng ngừa đúng cách.
Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa: Xây dựng y đức từ nền tảng Đảng

Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa: Xây dựng y đức từ nền tảng Đảng

Ngày 28/6, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2025–2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thể hiện rõ vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trong lĩnh vực y tế, khẳng định những bước chuyển mình mạnh mẽ của bệnh viện không chỉ về chuyên môn, công nghệ, mà còn trong công tác xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, hướng tới phát triển bền vững và lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ.
Uống nước lạnh ngày nắng nóng: Cẩn thận nếu bạn thuộc nhóm này

Uống nước lạnh ngày nắng nóng: Cẩn thận nếu bạn thuộc nhóm này

Nước lạnh có thể mang lại cảm giác sảng khoái tức thì trong những ngày oi bức. Tuy nhiên, với một số người, thói quen này tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rau bí – món ngon dân dã, thực phẩm vàng cho sức khỏe

Rau bí – món ngon dân dã, thực phẩm vàng cho sức khỏe

Không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, rau bí còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ giá trị dinh dưỡng cao,
Cảnh giác với thực phẩm khiến bệnh zona thần kinh nặng hơn

Cảnh giác với thực phẩm khiến bệnh zona thần kinh nặng hơn

Zona thần kinh không chỉ gây đau đớn mà còn dễ để lại biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Bên cạnh khám bệnh, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh.
Chảy máu cam: Làm sao để xử lý nhanh và đúng cách tại nhà?

Chảy máu cam: Làm sao để xử lý nhanh và đúng cách tại nhà?

Không ít người lúng túng khi gặp tình huống chảy máu mũi bất ngờ. Một vài thao tác đơn giản tại chỗ có thể giúp cầm máu hiệu quả, tránh những rủi ro không đáng có.
Chuyên gia cảnh báo: Mỹ phẩm giả không chỉ phá hủy làn da mà còn đầu độc cơ thể

Chuyên gia cảnh báo: Mỹ phẩm giả không chỉ phá hủy làn da mà còn đầu độc cơ thể

Mỹ phẩm giả không chỉ làm hỏng da mà còn âm thầm tàn phá cơ thể – cảnh báo từ chuyên gia da liễu sau loạt vụ thu giữ hàng tấn sản phẩm trôi nổi.
Giảm tê bì chân tay tại nhà: Những phương pháp đơn giản, hiệu quả

Giảm tê bì chân tay tại nhà: Những phương pháp đơn giản, hiệu quả

Tê bì chân tay là cảm giác mất cảm giác, ngứa ran hoặc cảm giác như kim châm ở các chi. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở tay và chân.
Những cách tự nhiên giúp bổ sung vitamin D hiệu quả

Những cách tự nhiên giúp bổ sung vitamin D hiệu quả

Bổ sung vitamin D không khó nếu bạn biết tận dụng đúng nguồn từ thiên nhiên. Tắm nắng hợp lý, ăn uống khoa học và kết hợp dưỡng chất phù hợp sẽ giúp cơ thể hấp thu vitamin D tối ưu.
Thói quen thường ngày âm thầm “nuôi dưỡng” gàu

Thói quen thường ngày âm thầm “nuôi dưỡng” gàu

Gàu không chỉ do cơ địa hay thời tiết mà còn xuất phát từ những thói quen tưởng chừng vô hại như gội đầu sai cách, dùng mỹ phẩm tóc thường xuyên, ăn uống thiếu dưỡng chất…
Chuyên gia cảnh báo tác hại của dầu cho chăn nuôi khi bị sử dụng cho người

Chuyên gia cảnh báo tác hại của dầu cho chăn nuôi khi bị sử dụng cho người

Vụ việc hàng chục nghìn tấn dầu ăn chăn nuôi chế biến thành thực phẩm cho người. Các chuyên gia cảnh báo loại dầu này chứa độc chất có thể gây ung thư, tổn thương gan, thận và nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm.
Vi nhựa trong căn bếp: Mối nguy âm thầm từ những vật dụng quen thuộc

Vi nhựa trong căn bếp: Mối nguy âm thầm từ những vật dụng quen thuộc

Vi nhựa không chỉ tồn tại ngoài môi trường mà còn ẩn trong những vật dụng bếp quen thuộc, âm thầm phát tán vào thức ăn và đe dọa sức khỏe gia đình bạn.
Những thực phẩm “đại kỵ” với vải ai cũng cần biết

Những thực phẩm “đại kỵ” với vải ai cũng cần biết

Vải thiều vào mùa mang đến vị ngọt hấp dẫn nhưng nếu ăn sai cách hoặc kết hợp với thực phẩm “đại kỵ”, có thể gây hại cho sức khỏe.
Các loại trái cây bổ sung protein

Các loại trái cây bổ sung protein

Một số loại trái cây không chỉ giàu vitamin và chất xơ mà còn là nguồn protein thực vật ít ai ngờ tới. Ngoài ra, chúng còn bổ sung chất xơ, các vitamin và khoáng chất.
Lối sống hiện đại – “kẻ tiếp tay” cho suy thận ở giới trẻ

Lối sống hiện đại – “kẻ tiếp tay” cho suy thận ở giới trẻ

Suy thận không còn là bệnh của người già. Ngày càng nhiều người trẻ, đặc biệt dưới 40 tuổi, mắc bệnh do lối sống thiếu lành mạnh và tâm lý chủ quan với sức khỏe.
Phương pháp kiểm soát căn bệnh thoái hóa khớp gối

Phương pháp kiểm soát căn bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp phổ biến, dù không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát tốt triệu chứng và cải thiện vận động.
Dâu tằm – Loại quả quý hay “con dao hai lưỡi”?

Dâu tằm – Loại quả quý hay “con dao hai lưỡi”?

Giàu dưỡng chất và chất chống oxy hóa, dâu tằm mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách có thể tạo ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Sĩ tử cần làm gì để giữ gìm sức khỏe mùa thi?

Sĩ tử cần làm gì để giữ gìm sức khỏe mùa thi?

Không chỉ ôn luyện kiến thức, sĩ tử cần chú trọng dinh dưỡng, giấc ngủ và sức khỏe tinh thần để đạt phong độ tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Căn bệnh âm thầm từ thói quen ngồi nhiều, đứng lâu

Căn bệnh âm thầm từ thói quen ngồi nhiều, đứng lâu

Tình trạng đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu tưởng chừng vô hại nhưng lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới, đặc biệt trong các ngành nghề đặc thù.
Có nên gội đầu mỗi ngày?

Có nên gội đầu mỗi ngày?

Nhiều người có thói quen gội đầu mỗi ngày để giữ tóc sạch và bóng khỏe, tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo rằng việc lạm dụng có thể gây phản tác dụng, ảnh hưởng đến da đầu và chất lượng tóc.
Tổ yến bổ dưỡng, nhưng không phải ai cũng nên dùng

Tổ yến bổ dưỡng, nhưng không phải ai cũng nên dùng

Tổ yến là thực phẩm quý được nhiều người tin dùng để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với loại thực phẩm này.
Sở Y tế Thanh Hóa khuyến cáo không sử dụng dầu phong thấp Trường Thọ giả

Sở Y tế Thanh Hóa khuyến cáo không sử dụng dầu phong thấp Trường Thọ giả

Trước tình trạng xuất hiện dầu phong thấp Trường Thọ giả trên thị trường, Sở Y tế Thanh Hóa đã phát đi thông báo khẩn, khuyến cáo người dân không sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, đồng thời phối hợp các cơ quan tăng cường quản lý thị trường nhằm ngăn chặn thuốc giả lưu hành.
Thêm 4 nhóm được cấp thẻ BHYT miễn phí từ 1/7

Thêm 4 nhóm được cấp thẻ BHYT miễn phí từ 1/7

Từ ngày 1/7, Luật BHYT sửa đổi bổ sung thêm 4 nhóm được cấp thẻ BHYT miễn phí, nâng tổng số nhóm do ngân sách nhà nước chi trả lên 20.
Ngủ cùng thú cưng có phải thói quen an toàn?

Ngủ cùng thú cưng có phải thói quen an toàn?

Nhiều người xem chó mèo như người thân và cho ngủ chung giường để tăng sự gắn kết. Nhưng liệu thói quen này có gây ảnh hưởng đến sức khỏe?
Cách ngủ điều hòa không lo đau họng

Cách ngủ điều hòa không lo đau họng

Ngủ điều hòa giúp dễ chịu hơn trong những ngày oi bức, nhưng nếu không dùng đúng cách có thể gây khô họng, nghẹt mũi, thậm chí viêm hô hấp.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động